Trang chủ --> Xoa bóp --> MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LIỆU PHÁP GIÁC HƠI
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LIỆU PHÁP GIÁC HƠI

 

 

    (Thế giới matxa) –Xin giới thiệu: Liệu trình của giác hơi, Dấu vết của giác hơi, Huân quán.

          1/ Liệu trình của giác hơi

          Những căn bệnh cấp tính thì mỗi ngày tiến hành giác hơi một lần, mãn tính thì cách một ngày giác hơi một lần cứ liên tục như thế từ 10 đến 15 lần cho một liệu trình.

          2/ Dấu vết của giác hơi

          Giác hơi để lại dấu vết màu tím đen, sau đó nhạt dần, đó là biểu hiện của ứ huyết và thọ hàn. Nếu như khi tiến hành tẩu quán mà xuất hiện một vùng lớn diện tích bị tím đen, điều đó cho thấy người bệnh bị nhiễm ngoại cảm phong hàn. Nếu như dấu vết để lại sau mấy ngày vẫn không hết, thường là cho thấy bệnh tình đã lâu, cần phải trị liệu thêm một khoảng thời gian nữa. Dấu ấn do giác hơi để lại có màu tím đen, đậm nhạt khác nhau, đó là đặc trưng của khí đái huyết ứ. Dấu ấn tím nhạt phát xanh kèm theo những vết bầm, đó là biểu hiện của khí hư huyết ứ. Dấu ấn đỏ tươi là biểu hiện của âm hư hỏa uông. Sau khi giác hơi xong mà không để lại dấu ấn gì (hoặc có), nhưng khi gỡ lọ giác hơi ra thì lập tức biến mất, trở lại như thường, đó là biểu hiện của bệnh tà tương đối nhẹ. Nhưng những người mập mạp và những người thiếu máu, cũng thường không để lại dấu ấn gì. Tại những bộ phận khi chúng ta  giác hơi trong vòng 5 phút mà xuất hiện triệu chứng bị hút lên rõ ràng, cho thấy bộ phận đó chính là vùng có bệnh. Sau khi tiến hành tẩu quán trên vùng lưng có diện tích lớn, nếu như thấy có nhiều đốm đỏ tập trung ở vùng chung quanh huyệt vị nào đó thì phủ tạng thuộc về huyệt vị này không được bình thường.

          3/ Huân quán

          Có một số ít người khi giác hơi sẽ phát sinh hiện tượng choáng váng và chóng mặt. Lúc này người bệnh cảm thấy đầu đau hoa mắt, tim khó chịu, muốn nôn mửa, sắc diện trắng bệch, tứ chi lạnh lẽo, mồ hôi ra nhiều, hơi thở thúc bách, mạch đập yếu ớt, thì nên lập tức tháo lọ giác hơi ra, đặt bệnh nhân nằm trên giường, cho uống một cốc nước nóng. Trường hợp nặng hơn có thể châm chích vào các huyệt thập tuyên, nhân trung, hoặc dùng ngón tay ấn vào huyệt nhân trung, bệnh nhân sẽ lập tức phục hồi trạng thái bình thường. Sau đó, tiếp tục phải cho nằm nghỉ trên giường khoảng 15 phút thì mới có thể đi ra khỏi phòng bệnh được.

          4/ Phương pháp xử lý mụn nước và vết bỏng

          Sau khi giác hơi, nếu xuất hiện mụn nước, có thể là do liên quan đến việc thời gian giác hơi quá dài, hoặc do các chứng bệnh phong thấp, ung mủ. Việc phát sinh mụn nước không hoàn toàn là triệu chứng xấu. Có trường hợp, người ta cố ý áp dụng liệu pháp “phát bào” để chữa trị. Nếu như đã phát sinh mụn nước rồi, có thể dùng cồn Iốt dùng hàng ngày hay rượu trắng để tiêu độc, sau đó dùng máy chú xạ, đâm vào bên trong mụn nước, thể nước chảy ra ngoài, sau đó dùng nước thuốc tím hoặc dầu trị bỏng thoa lên. Nếu như muốn đề phòng cảm nhiễm hoặc đã xuất hiện cảm nhiễm thì có thể cho uống thuốc kháng khuẩn.

          5/ Thời gian và mức độ đặt lọ giác hơi

          Thông thường, thời gian đặt lọ giác hơi là từ 10 đến 15 phút. Ngắn nhất là 5 phút, và dài nhất là 30 phút.

          Nếu như gặp phải trường hợp bệnh nhân cảm thấy đau đớn và khó chịu dữ dội, thì có thể gỡ lọ ra sớm hơn. Nếu như bệnh nhân cảm thấy thoải mái dễ chịu, lực hút của lọ giác hơi không lớn lắm, hơn nữa vùng da cục bộ có nhiều cơ, thì thời gian đặt lọ giác hơi có thể kéo dài thêm một chút. Người có thể chất suy nhược gầy yếu quá, lực giác hơi phải nhỏ, thời gian giác hơi ngắn, số lượng đặt lọ giác hơi ít. Người có thể chất khỏe khoắn mập mạp, thì có thể giác hơi mạnh hơn, số lượng nhiều hơn và thời gian lâu hơn. Người mới được áp dụng liệu pháp “giác hơi” (người lần đầu tiên được áp dụng liệu pháp “giác hơi”) thì thời gian giác hơi cũng nên ngắn. Người thường xuyên áp dụng liệu pháp “giác hơi” để chữa bệnh, thì thời gian giác hơi sẽ dài hơn. Muốn gây hưng phấn, nâng cao trạng thái công năng của cơ thể, thời gian giác hơi nên ngắn, lực giác hơi nên nhỏ, số lượng lọ giác hơi nên ít. Ví dụ như dùng phương pháp “thiểm quán”, thông thường thời gian giác hơi là từ 5 đến 10 phút, dùng chữa trị các chứng tê liệt. Đối với các chứng đau nhức, muốn khống chế cơn đau, thì thời gian giác hơi nên dài hơn, lực giác hơi nên mạnh hơn.

Lượt xem : 494120 Người đăng :
Tags :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo