Trang chủ --> Lý luận hành chính Nhà nước - Ôn thi cao học chuyên ngành hành chính công --> 10. Chức năng hành chính nhà nước đối với các ngành, lĩnh vực
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

10. Chức năng hành chính nhà nước đối với các ngành, lĩnh vực

 

   Chức năng hành chính nhà nước đối với ngành, lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như: khoa học – công nghệ; tài nguyên – môi trường; bưu chính viễn thông; tài chính; tiền tệ; giáo dục; y tế; văn hóa; lao động - việc làm; an ninh xã hội; công nghiệp; nông nghiệp – nông thôn; xây dựng; giao thông - vận tải; thương mại; du lịch; an ninh; quốc phòng; đối ngoại...

     Chức năng hành chính nhà nước trên các lĩnh vực được thể hiện thông qua một số nội dung:

  1. Chức năng định hướng - hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển: Hành chính nhà nước căn cứ vào định hướng của các cơ quan quyền lực nhà nước, của cấp trên tiến hành xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trong phạm vi thẩm quyền quản lý được giao để hướng xã hội phát triển theo định hướng đó. Tất nhiên, cấp hành chính càng thấp thì tính cụ thể của chức năng định hướng càng cao.
  2. . Chức năng điều chỉnh – ban hành cụ thể, chính sách: Trên cơ sở Hiến pháp, luật, chính sách và các quyết định của các cơ quan quyền lực nhà nước và của cấp trên, các cơ quan hành chính nhà nước cấp xây dựng và ban hành thể chế, cơ chế, chính sách cụ thể nhằm cụ thể hóa và thi hành pháp luật, chính sách của các cơ quan quyền lực và điều chỉnh các quan hệ xã hội.
  3. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện: Để đối tượng chấp hành đúng đắn các quy định của pháp luật, chính sách, các kế hoạch phát triển, các cơ quan hành chính các cấp tiến hành xây dựng các hướng dẫn để đối tượng hiểu và thực hiện. Đồng thời các chủ thể hành chính các cấp tổ chức việc thực hiện pháp luật, chính sách, các kế hoạch nhằm đạt những mục tiêu xác định.
  4. Chức năng kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm: gắn liền với các chức năng trên là chức năng kiểm tra, thanh tra của hành chính để đánh giá việc chấp hành pháp luật, chính sách, các nhiệm vụ, các quy định chuyên môn kỹ thuật, các quy tắc quản lý của ngành của các cá nhân, tổ chức trong xã hội, từ đó đưa ra những biện pháp điều chỉnh kịp thời để sửa chữa những sai sót, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý những vi phạm pháp luật của cá nhân, tổ chức, công dân, cũng như đề xuất những biện pháp nhằm khắc phục những bất hợp lý của pháp luật, cơ chế, chính sách.
  5. Cưỡng chế hành chính: Trong quá trình điều hành xã hội, bên cạnh những hoạt động có tác động tích cực đối với các cá nhân, tổ chức, hành chính nhà nước còn thực hiện các hoạt động có tính bắt buộc, cưỡng bức đối với cá nhân, tổ chức nhằm đảm bảo trật tự trong quản lý hành chính như: phòng ngừa hành chính, ngăn chặn hành chính, xử lý hành chính, trưng mua, trưng dụng.

 

 

Lượt xem : 7413 Người đăng :
Tags :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo