Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

8. CHỨC NĂNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

 

  1. QUAN NIỆM VỀ CHỨC NĂNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
  2. Khái niệm

     Chức năng là một thuật ngữ để chỉ công dụng chính yếu của một thực thể hay bộ phận. Chức năng còn được hiểu là những hoạt động chủ yếu mà một cá nhân, bộ phận, cơ quan, tổ chức phải thực hiện để khẳng định sự tồn tại của mình.

   Do đối tượng quản lý phong phú và không gian quản lý rộng lớn, nên hoạt động hành chính nhà nước rất đa dạng và phức tạp. Để thuận lợi cho việc thực hiện chức năng, các chủ thể hành chính cần phải phân định thành các nhóm hoạt động chuyên biệt và giao cho cá nhân, bộ phận, tổ chức có chuyên môn phù hợp đảm nhận. Đây chính là quá trình phân công, chuyên môn hóa lao động trong hoạt động hành chính và kết quả là hình thành nên các chức năng hành chính. Như vậy, có thể nói chức năng hành chính là sản phẩm của chuyên môn hóa và phân công lao động.

   Khái quát lại, chức năng hành chính nhà nước là những phương diện hoạt động chuyên biệt của hành chính nhà nước, là sản phẩm của quá trình phân công, chuyên môn hóa hoạt động trong lĩnh vực thực thi quyền hành pháp.

   Chức năng hành chính của mỗi quốc gia có những đặc trưng riêng tùy thuộc vào địa vị pháp lý của hệ thống hành pháp trong mối tương quan với cơ quan lập pháp và tư pháp. Các chức năng hành chính đều được quy định chặt chẽ bằng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và được phân cấp cho các cơ quan hành chính nhà nước tử Trung ương đến cơ sở.

2. Phân loại chức năng hành chính nhà nước
a)
 Mục đích của phân loại chức năng:

- Phân loại chức năng HÀNH CHÍNH là một trong những nội dung nghiên cứu chức năng HÀNH CHÍNH . Việc phân loại các chức năng hành chính là 1 hoạt động cần thiết để hiểu rõ các nhóm, loại chức năng HÀNH CHÍNH của cả hành chính nói chung và của từng cơ quan HÀNH CHÍNH .

- Phân loại chức năng cũng là cách thức để tìm kiếm sự trùng lắp, chồng chéo của các loại chức năng.

- Bảo đảm quá trình được tiếp cận 1 cách bao quát, trọn vẹn, hoàn chỉnh đối với từng cơ quan, từng chức vụ, từng cấp hành chính trong các ngành, các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Điều này có ý nghĩa quan trọng và trực tiếp đến thiết kế bộ máy, thiết lập mối quan hệ phối hợp ngành, cấp, cơ cấu kiến trúc, kỹ năng, kỹ năng, kỹ xảo và xây dựng phong cách, chế độ làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức cho từng cấp hành chính.

- Tạo cơ sở khách quan cho việc xác định khối lượng công việc theo từng chức năng, xây dựng mô hình tổ chức cho từng loại cơ quan HÀNH CHÍNH , đặc biệt mô hình tổ chức bộ máy kinh tế cấp Bộ, cơ quan ngang Bộ và mô hình tổ chức hành chính ỦY BAN NHÂN DÂN các cấp.

- Xem xét sự phù hợp, ăn khớp giữa chức năng, cơ cáu bộ máy hành chính giữa các cấp, các ngành, phòng ngừa và sửa chữa có hiệu quả sự trùng lặp, chồng chéo, rắc rối, bỏ trống, giành giật, đổ lỗi cho nhau giữa các cơ quan HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC.

b) Phân loại chức năng HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC:

   Có nhiều cách phân loại chức năng khác nhau theo mức độ tổng quát và chi tiết. Dưới đây là một số cách phân loại cơ bản sau:

  • Phân loại theo phạm vi thực hiện chức năng, có chức năng đối nội, chức năng đối ngoại.
  • Phân theo tính chất hoạt động có chức năng lập quy và chức năng điều hành hành chính.
  • Phân chức năng hành chính theo các lĩnh vực chủ yếu: chức năng chính trị, chức năng kinh tế, chức năng văn hóa, chức năng xã hội.
  • Phân loại theo cấp hành chính, có chức năng hành chính trung ương (chức năng của chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ) và chức năng hành chính địa phương (chức năng của UBND và cơ quan chuyên môn các cấp).
  • Phân loại theo nhóm chức năng bên trong và bên ngoài đối với hệ thống hành chính gồm:

   + Chức năng bên trong (nội bộ): gồm các chức năng vận hành nội bộ nền hành chính hoặc cơ quan hành chính.

   + Chức năng bên ngoài: gồm có nhóm chức năng quản lý hành chính nhà nước đối với các lĩnh vực và chức năng cung ứng dịch vụ công.

3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu chức năng hành chính nhà nước

   Nghiên cứu chức năng hành chính nhà nước có các ý nghĩa sau:

Thứ nhất, chức năng hành chính thể hiện nội dung hoạt động của hành chính nhà nước. Do vậy, thông qua việc xem xét chức năng hành chính có thể xác định được các nội dung của hành chính nhà nước.

   Thứ hai, chức năng hành chính nhà nước là một trong những căn cứ quan trọng nhất để thiết lập các cơ quan hành chính nhà nước và cũng là lý do chính đáng cho sự tồn tại của chủ thể hành chính nhất định.

   Thứ ba, bảo đảm quá trình hành chính được tiếp cận một cách bao quát, trọn vẹn, hoàn chỉnh đối với từng cơ quan, từng chức vụ, từng cấp hành chính trong các ngành, lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

   Thứ tư, tạo cơ sở khách quan cho việc xác định khối lượng công việc theo từng chức năng, xác định định biên, xây dựng mô hình tổ chức cho từng loại cơ quan hành chính, đặc biệt là mô hình tổ chức cơ quan hành chính cấp bộ, cơ quan ngang bộ và mô hình tổ chức Ủy ban nhân dân các cấp.

   Thứ năm, nghiên cứu chức năng hành chính nhà nước giúp cho việc xác định mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành bộ máy hành chính nhà nước.

   Thứ sáu, bảo đảm sự phù hợp, ăn khớp giữa các chức năng của các cơ quan trong bộ máy hành chính nhà nước; giảm thiểu sự chồng chéo hoặc bỏ trống chức năng trong hệ thống hành chính nhà nước.

   Thứ bảy, nghiên cứu chức năng hành chính nhà nước để phân biệt với các chức năng của hệ thống các cơ quan nhà nước khác như: chức năng lập pháp, chức năng tư pháp.

   Thứ tám, nghiên cứu chức năng hành chính nhà nước tạo cơ sở khoa học cho việc xác định thể chế hành chính; quy chế công vụ và các chính sách phát triển nguồn nhân lực hành chính.

   Tóm lại, nghiên cứu chức năng hành chính tạo cơ sở cho việc hoàn thiện thể chế nền hành chính,cải cách tổ chức bộ máy, quy chế hoạt động của hệ thống hành chính, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính. Nhiều nhược điểm, yếu kém trong nền hành chính nhà nước thường bắt nguồn từ việc xác định chức năng hành chính cho từng cơ quan thiếu rành mạch, rõ ràng, dứt khoát và chưa cụ thể.

 

  

Lượt xem : 57285 Người đăng :
Tags :

Bình luận

Đặng Thị Kiều Loan

Chủ thể và khách thể QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC? Mối quan hệ giũa chủ thể và khách thể QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo