Trang chủ --> Lý luận hành chính Nhà nước - Ôn thi cao học chuyên ngành hành chính công --> 3. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

3. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

 

  1. Khái niệm và yêu cầu đối với nguyên tắc hành chính nhà nước
    1. Khái niệm nguyên tắc hành chính nhà nước

Nguyên tắc được hiểu là những chuẩn mực mà cá nhân, tổ chức phải dựa vào đó trong suốt quá trình hoạt động hay nói cách khác nó là tiêu chuẩn định hướng hành vi của con người, tổ chức. Để đạt được mục tiêu của mình, Nhà nước cần phải đặt ra những nguyên tắc định hướng chi phối tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước nói chung và hành chính nhà nước nói riêng. Xét về bản chất, các nguyên tắc hành chính nhà nước phản ánh các quy luật của quản lý nhà nước và hành chính nhà nước, và phù hợp với sự phát triển của xã hội.

     Nguyên tắc hành chính nhà nước là các quy tắc, những tư tưởng chỉ đạo, những tiêu chuẩn hành vi đòi hỏi các chủ thể hành chính nhà nước phải tuân thủ trong tổ chức và hoạt động hành chính nhà nước.

b)  Yêu cầu đối với nguyên tắc hành chính nhà nước

    Khi xây dựng các nguyên tắc hành chính nhà nước cần đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Nguyên tắc hành chính nhà nước phải phản ánh được các yêu cầu của các quy luật vận động khách quan của xã hội;
  • Các nguyên tắc hành chính nhà nước phải phù hợp với mục tiêu của hành chính nhà nước;
  • Các nguyên tắc hành chính nhà nước phải phản ánh đúng tính chất và các quan hệ hành chính nhà nước;
  • Các nguyên tắc hành chính nhà nước phải đảm bảo tính hệ thống, tính nhất quán và phải được đảm bảo tuân thủ bằng tính cưỡng chế.
  • Nội dung các nguyên tắc hành chính nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa
    1. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo đối với hành chính nhà nước

     Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam  là hệ thống chính trị nhất nguyên, trong đó chỉ tồn tại một đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam - lực lượng duy nhất lãnh đạo nhà nước và xã hội. Đảng CSVN là Đảng cầm quyền, giữ vai trò lãnh đạo toàn dân, toàn diện bao gồm chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao.

    Sự lãnh đạo của Đảng đối với hành chính nhà nước được thể hiện trên các nội dung sau:

  • Đảng đề ra đường lối, chủ trương định hướng cho quá trình tổ chức và hoạt động của hành chính nhà nước;
  • Đảng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng những người có phẩm chất, năng lực và giới thiệu vào đảm nhận các chức vụ trong bộ máy nhà nước thông qua con đường bầu cử dân chủ;
  • Đảng kiểm tra hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện đường lối, chủ trương của đảng;
  • Các cán bộ, đảng viên và các tổ chức đảng gương mẫu trong việc thực hiện đường lối, chủ trương của đảng.

   Nguyên tắc này một mặt đòi hỏi trong tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước nói chung và hành chính nhà nước nói riêng phải thừa nhận và chịu sự lãnh đạo của đảng. Để đảm bảo sự lãnh đạo của đảng, hành chính nhà nước có trách nhiệm đưa đường lối, chủ trương của Đảng vào thực tiễn đời sống xã hội và đảm bảo sự kiểm tra của tổ chức đảng đối với hành chính nhà nước.

  1.  Nguyên tắc nhân dân làm chủ trong quản lý hành chính nhà nước.

    Nhà nước CHXHCNVN là nhà nước của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Nhà nước là công cụ thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Vì vậy, trong hoạt động hành chính nhà nước phải đảm bảo sự tham gia và giám sát của nhân dân đối với hoạt động hành chính nhà nước. Nguyên tắc này đòi hỏi: Thứ nhất, tăng cường và mở rộng sự tham gia trực tiếp của công dân vào việc giải quyết các công việc của Nhà nước. Thứ hai, nâng cao chất lượng của hình thức dân chủ đại diện, để các cơ quan này thực sự đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Thứ ba, hành chính nhà nước có trách nhiệm tạo ra cơ sở pháp lý và các điều kiện tài chính, vật chất.v.v. cho các tổ chức xã hội hoạt động; định ra những hình thức và biện pháp để thu hút sự tham gia của các tổ chức xã hội, nhân dân tham gia vào hoạt động hành chính nhà nước.

  1.  Nguyên tắc tập trung dân chủ

   Đây là nguyên tắc cơ bản và áp dụng cho tất cả các cơ  quan nhà nước và tổ chức của nhà nước trong đó có cơ quan hành chính nhà nước. Nguyên tắc này xuất phát từ hai yêu cầu khách quan của quản lý, đó là: đảm bảo tính thống nhất của hệ thống lớn (quốc gia, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, bộ phận) và đảm bảo sự phù hợp với đặc thù của hệ thống còn lệ thuộc (từng ngành, từng địa phương, từng cơ quan, đơn vị, bộ phận, cá nhân). Nguyên tắc này tạo khả năng kết hợp quản lý xã hội một cách khoa học với việc phân cấp quản lý cụ thể, hợp lý từng cấp, từng khâu, từng bộ phận.

   Tập trung trong hành chính nhà nước được thể hiện trên các nội dung: (1) tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước theo hệ thống thứ bậc; (2) thống nhất chủ trương, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phat triển; (3) thống nhất các quy chế quản lý; (4) thực hiện chế độ một tổ trưởng hoặc trách nhiệm cá nhân người đứng đầu ở tất cả các cấp, đơn vị.

   Dân chủ trong hành chính nhà nước là sự phát huy trí tuệ của các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị và các cá nhân tổ chức và hoạt động hành chính tính dân chủ được thể hiện cụ thể ở: (1) cấp dưới được tham gia thảo luận, góp ý kiến về những vấn đề trong quản lý; (2) cấp dưới được chủ động, linh hoạt trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm trước cấp trên về việc thực hiện nhiệm vụ của mình.

   Hai nội dung tập trung và dân chủ liên quan hữu cơ với nhau, tác động bổ trợ cho nhau. Tập trung trên cơ sở dân chủ và dân chủ trong khuôn khổ tập trung. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ ở bất kỳ cấp nào cũng đòi hỏi sự kết hợp hài hòa hai nội dung đó để tạo ra sự nhất trí giữa lãnh đạo và bị lãnh đạo, giữa người chỉ huy và người thừa hành.

  1.  Nguyên tắc kết hợp giữa quản lý ngành với quản lý lãnh thổ

    Trong xã hội xuất hiện hai xu hướng khách quan có quan hệ mật thiết với nhau và thúc đẩy sản xuất xã hội phát triển, đó là: chuyên môn hóa theo ngành và phân bố sản xuất theo địa phương, vùng lãnh thổ. Vì vậy, trong quản lý nhà nước cần phải kết hợp giữa quản lý ngành với quản lý theo lãnh thổ (địa phương, vùng lãnh thổ).

    Hành chính nhà nước đối với ngành là điều hòa hoạt động của ngành theo các quy trình công nghệ, quy tắc kỹ thuật, nhằm đạt được các định mức kinh tế - kỹ thuật đặc thù của ngành.

   Nội dung của quản lý theo ngành bao gồm:

Định hướng cho sự phát triển của ngành thông qua hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển;

Tạo môi trường pháp lý phù hợp cho sự phát triển của ngành thông qua việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các quy tắc quản lý, các quy định chuyên môn kỹ thuật;

Khuyến khích, hổ trợ và điều tiết sự phát triển của ngành thông qua việc ban hành chính sách, tài trợ, hạn ngạch, nghiên cứu và đào tạo...

Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quản lý nhà nước;

Ngăn ngừa, phát hiện và khắc phục những tiêu cực phát sinh trong phạm vi ngành thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra.

  Hành chính nhà nước địa phương và vùng lãnh thổ là hành chính tổng hợp và toàn diện về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của một khu vực dân cư trên địa bàn lãnh thổ đó, có nhiều cơ quan, đơn vị,tổ chức hoạt động.

   Tại các địa phương có  các cơ quan chuyên môn cấp địa phương, các cơ quan này vừa trực tiếp chịu sự quản lý trực tiếp về tổ chức, nhân sự và hoạt động của chính quyền địa phương, vừa chịu sự chỉ đạo về chuyên môn theo ngành dọc. Các cơ quan này thực hiện chức năng tham mưu cho chính quyền địa phương về quản lý ngành, đồng thời đảm bảo đạt được các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của ngành. Các chính quyền địa phương có trách nhiệm bảo đảm cho các doanh nghiệp đóng trên địa bàn địa phương mình hoạt động thuận lợi như: nguồn nhân lực, tài nguyên, điều kiện vật chất, kỹ thuật...

e)  Nguyên  tắc phân định giữa quản lý nhà nước về kinh tế và quản lý kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước

   Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, cac doanh nghiệp nhà nước được trao quyền tự chủ kinh doanh theo cơ chế thị trường, định hướng XHCN, có sự quản lý của nhà nước. Nên vai trò chủ yếu của nhà nước là định hướng, dẫn dắt, hổ trợ và điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp, không can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước trước đây. Vì vậy, cần phải phân định và kết hợp tốt chức năng quản lý nhà nước về kinh tế với chức năng quản lý kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước.

    Nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan hành chính nhà nước không can thiệp vào nghiệp vụ kinh doanh, phải tôn trọng tính đọc lập và tự chủ của cácđơn vị kinh doanh. Còn các đơn vị kinh doanh trong việc thực hiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, chấp nhận cạnh tranh, mở của... Phải tuân theo pháp luật và chịu sự điều chỉnh bằng pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước.

    Tuy cần phân biệt giữa quản lý nhà nước về kinh tế và quản lý kinh doanh song cũng cần thấy hai mặt đó không tách rời nhau một cách máy móc, mà kết hợp với nhau, thống nhất với nhau trong hệ thống kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế của nhà nước XHCN.

f)  Nguyên tắc pháp chế XHCN

    Nguyên tắc này đòi hỏi tổ chức và hoạt động hành chính nhà nước phải dựa trên cơ sở pháp luật của nhà nước. nguyên tắc này không cho phép các cơ quan nhà nước thực hiện quản lý nhà nước một cách chủ quan, tùy tiện mà phải dựa vào pháp luật, làm đúng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành nguyên tắc pháp chế, cụ thể:

Hành chính nhà nước phải chịu sự giám sát của các cơ quan lập pháp, tư pháp và xã hội;

Tổ chức và hoạt động hành chính nhà nước trong phạm vi do pháp luật quy định, không vượt quá thẩm quyền;

Các hành vi hành chính phải được tiến hành đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định;

Các quyết định quản lý hành chính nhà nước được ban hành đúng luật.

g)  Nguyên tắc công khai, minh bạch

   Công khai là việc cơ quan, tổ chức, đơnvị thông tin chính sách về văn bản, hoạt động hoặc nội dung nhất định. Tất cả những thông tin hành chính nhà nước phải được công khai cho người dân trừ trường hợp có quy định cụ thể với lý do hợp lý và trên cơ sở những tiêu chí rõ ràng.

  Minh bạch trong hành chính là những thông tin phù hợp được cung cấp kịp thời cho nhân dân dưới hình thức dễ sử dụng, và đồng thời các quyết định và các quy định của hành chính nhà nước phải rõ ràng và được phổ biến đầy đủ. Tính minh bạch là điều kiện tiên quyết để hành chính nhà nước thực sự trước nhân dân và giúp nâng cao khả năng dự báo của người dân. nếu không minh bạch sẽ dẫn đến sự tùy tiện hoặc sai lầm trong việc thực thi quyền hạn, có những giao dịch không trung thực, những dự án đầu tư sai lầm, dẫn đến quan liêu tham nhũng. Sự minh bạch sẽ giúp xây dựng một nền hành chính cởi mở, có trách nhiệm, ngăn chặn được tham nhũng trong hành chính nhà nước.

   Nguyên tắc này đòi hỏi, các cơ quan nhà nước, các tổ chức và các đơn vị khi xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật phải được tiến hành công khai, minh bạch, đảm bảo công bằng dân chủ theo quy định của pháp luật.

 

 

 

Lượt xem : 47897 Người đăng :
Tags :

Bình luận

Nguyễn Thanh Nguyên

xin bài

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo