Trang chủ --> Triết học - Ôn thi cao học chuyên ngành hành chính công --> 11. Nguồn gốc, bản chất của nhà nước
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

11. Nguồn gốc, bản chất của nhà nước

 

I/ Nguồn gốc nhà nước:

Nhà nước có nguồn gốc trực tiếp và nguồn gốc sâu xa. Nguồn gốc sâu xa của Nhà nước, chính là do sự phát triển của lực lượng sản xuất. Còn Nguồn gốc trực tiếp của nhà nước, chính là mâu thuẫn giai cấp gay gắt không thể điều hòa được. Như vậy, sự ra đời của Nhà nước là 1 tất yếu khách quan để làm cho mâu thuẫn giai cấp diễn ra trong vòng “trật tự” để duy trì chế độ kinh tế xã hội  của giai cấp thống trị về kinh tế.

Nguồn gốc sâu xa của Nhà nước, chính là do sự phát triển của lực lượng sản xuất: Nghĩa là Lực lượng sản xuất phát triển, đến một lúc nào đó có sản phẩm thặng dư, có phân công lao động, trong phân công lao động chăn nuôi tách khỏi trồng trọt, thủ công nghiệp thương nghiệp tách khỏi sản xuất, đồng tiền ra đời, chế độ tư hữu ra đời, giai cấp ra đời, đấu tranh giai cấp gay gắt, dẫn đến nguy cơ tồn vong của xã hội, giai cấp thống trị về kinh tế lập ra bộ máy hoạt động theo một trật tự nhằm bảo vệ lợi ích  của giai cấp thống trị về kinh tế thì bộ máy ấy  là Nhà nước.

Như vậy Nhà nước ra đời nguyên nhân sâu xa là do sự phát triển của lực lượng  sản xuất. Nguyên nhân trực tiếp là mâu thuẫn giai ấp gay gắt không điều hòa được thì nhà nước xuất hiện.

 

II/ Bản chất của Nhà nước:

Quan điểm duy tâm cho rằng Nhà nước là do lực lượng siêu nhiên nào đấy. Ví dụ: do trời định, thay trời hành đạo.

Quan điểm xã hội tư sản: ông rut xô cho rằng Nhà nước là của dân vì dân phi giai cấp. Mọi người Ngồi với nhau mà bàn thống nhất những điều khoản chung gọi là khế ước xã hội và Nhà nước hoạt động theo khế ước đó. Chính vì thế Nhà nước là của mọi người, không có tính giai cấp.

Mác angen cho rằng quan điểm của rut xo đã có mặt tiến bộ nhất định so với phong kiến, tuy nhiên quan điểm của ông về nhà nước còn phiến diện và ảo tưởng.

ảo tưởng vì người dàu, người nghèo làm sao ngồi được với nhau.

Quan điểm mac xít: cho rằng Nhà nước là cơ quan thống trị giai cấp, là công cụ chuyên chính của giai cấp này với giai cấp khác nhằm kiến lập 1  trật tự mà trật tự này hướng xã hội hoạt động nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị  về kinh tế.
Lênin nói: NHÀ NƯỚC  chẳng qua chỉ là  bộ máy của 1 giai cấp này dùng để trấn áp 1 giai cấp khác.

Đặc trưng Nhà nước: quản lý theo lãnh thổ, có bộ máy quyền lực chuyên nghiệp mang tính cưỡng chế đối với mọi người trong xã hội đó là quân đội, công an,nhà tù…

Nhà nước hình thành hệ thống thuế để nuôi nhà nước.

 

Phân tích bản chất:

1/ Nhà nước là quyền lực chính trị của 1  giai cấp nhất định. Đó là giai cấp thống trị về kinh tế. Nói cách khas Nhà nước là công cụ chuyên chính của 1  giai cấp.

Có thời kỳ Nhà nước có nhiều giai cấp tham gia, đây là phản ảnh sự tương quan lực lượng nhất định nhưng cuối cùng nó vẫn chuyển hóa về 1 giai cấp nhất định đó là giai cấp thống trị về kinh tế.

Nhà nước là 1  bộ máy từ trung ương đến địa phương, chứ không phải 1  vài cá nhân và bộ máy ấy xuyên suốt, thống nhất, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị về kinh tế.

Ở đây ta cần Chú ý:

Thứ nhất là:  Bản chất giai cấp của Nhà nước trong mối quan hệ giữa các hình thức biểu hiện của nó. Nhà nước hiện nay có Nhà nước quân chủ  vàhà nhà nước cộng hòa. Trong nhà nước Quân chủ có nhà nước quân chủ chuyên chế và nhà nước quân chủ lập hiến. Nhà nước quân chủ chuyên chế là nhà nước có quyền lực thuộc về nhà vua hoặc 1 nhóm người. Nhà nước Quân chủ lập hiến thì nhà vua đứng cao nhất nhưng không thực quyền mà thực quyền thuộc về Quốc hội, nghị viện, chính phủ  hoặc  nội các. Ví dụ như Vương quốc Thủy điển, Anh, Thái Lan. Bản chất và hình thức của các nhà nước này không giống nhau.  Để biết bản chất nhà nước đó ta phải tìm về cơ sở hạ tầng, tìm về   quan hệ sản xuất thống trị. Vì vậy, thủy điển, Anh, Thái Lan  là các nhà nước tư sản.  

Thứ 2: Bản chất Nhà nước thể hiện quan hệ giữa hai chức năng: chức năng giai cấp và chức năng xã hội. Chức năng giai cấp muốn thực hiện được phải thông qua chức năng xã hội. Ví dụ: Mỹ đánh Yrac phải nhân danh xã hội, nhân danh nhân đạo, nhân danh dân chủ. Đây là tiền lệ xấu, lấy nhân quyền trên chủ quyền.

 

Bản chất của Nhà nước vô sản:

Trong xã hội đã hình thành 3 kiểu Nhà nước của giai cấp bóc lột: đó là Nhà nước chủ nô, Nhà nước phong kiến, Nhà nước tư sản, Mà các nhà kinh điển cho rằng Nhà nước kiểu cũ. Nhà nước vô sản là Nhà nước kiểu mới. mới vì mọi quyền lực Nhà nước là quyền lực chính trị của nhân dân dân lao động. Nghĩa là Dân có quyền lực cao nhất, vì tính giai cấp và tính nhân dân  thống nhất với nhau. Cụ thể là lợi ích của giai cấp vô sản thống nhất với lợi ích của nhân dân lao động vì thế Nhà nước vô sản hoạt động bảo vệ lợi ích của giai cấp vô sản và cũng bảo vệ lợi ích nhân dân lao động, đảng ta gọi là Nhà nước của dân, do dân, vì dân.

  

Lượt xem : 16149 Người đăng :
Tags :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo