Trang chủ --> Triết học - Ôn thi cao học chuyên ngành hành chính công --> 10. Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạn tầng và kiến trúc thượng tầng? Ý nghĩa phương pháp luật
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

10. Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạn tầng và kiến trúc thượng tầng? Ý nghĩa phương pháp luật

I/ khái niệm:

Từ những quan hệ xã hội phức tạp - Mác khái quát nên hai loại quan hệ cơ bản 

Quan hệ sản xuất  vật chất và Quan hệ sản xuất   tinh thần, tư tưởng được phản ánh trong phạm trù Cơ sở hạ tầng và Kiến trúc thượng tầng

1/ cơ sở hạ tầng:

Cơ sở hạ tầng là tổng hợp các quan hệ sản xuất hợp thành kết cấu kinh tế của 1  xã hội nhất định.

Ở đây yếu tố Tổng hợp các Quan hệ sản xuất là tổng hợp Quan hệ sản xuất tàn dư, Quan hệ sản xuất thống trị, Quan hệ sản xuất mầm mống.

Chẳng hạn: xã hội Phong kiến: Trong đó chiếm hữu nô lệ, nguyên thủy (là quan hệ tàn dư) phong kiến (là quan hệ thống trị) tư bản chủ nghĩa (là quan hệ mầm mống)

Tính chất của cơ sở hạ tầng do giai cấp thống trị chi phối.

Tóm lại: Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất của một xã hội nhất định. Cơ sở hạ tầng của xã hội có giai cấp đối kháng luôn mang tính giai cấp. Vì vậy, không có cơ sở hạ tầng chung cho mọi xã hội.

Ngoài ra, Cơ sở hạ tầng khác với kết cấu hạ tầng vì kết cấu hạ tầng không phải là khái niệm triết học. Nó là khái niệm của môn khoa học khác (đường sá, cầu cống).

2/ Kiến trúc thượng tầng: là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp luật, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật..  với những thiết chế tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể, hiệp hội được hình thành trên cơ sở hạ tầng nhất định.
- Các bộ phận của kiến trúc thượng tầng đều phản ảnh cơ sở hạ tầng trực tiếp hoặc gián tiếp -> tức là, lĩnh vực tinh thần đều phản ánh lĩnh vực kinh tế.

Trong xã hội có giai cấp bóc lột, giai cấp đối kháng, thì quan điểm của giai cấp bị bóc lột cũng nằm trong kiến trúc thượng tầng . Tuy nhiên hệ tư tưởng của giai cấp thống trị giữ vai trò quyết định tính chất của kiến trúc thượng tầng .

Tính giai cấp của kiến trúc thượng tầng thể hiện sự đối lập về quan điểm tư tưởng và cuộc đấu tranh của các giai cấp  đối kháng.

Ví dụ: trong xã hội phong kiến, con vua thì lại làm vua.. cha chuyền con nối.

 

II/ Quan hệ biện chứng:

1/ Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng

Thư nhất: cơ sở hạ tầng nào thì “sinh ra” kiến trúc thượng tầng ấy. Vì để làm chủ về kinh tế, thì giai cấp  thống trị tổ chức ra bộ máy cùng với quy định luật lệ và những quan điểm tư tưởng hướng xã hội hoạt động, bảo vệ quan hệ sản xuất thống trị ấy, bảo vệ lợi ích giai cấp mình.

Quan hệ sản xuất là quan hệ cơ bản, quyết định quan hệ khác như kinh tế chính trị...

Thứ 2: cơ sở hạ tầng hình thành tính chất kiến trúc thượng tầng , cơ sở hạ tầng biến đổi, sớm hay muộn cũng dẫn đến sự biến đổi kiến trúc thượng tầng nhưng vô cùng phức tạp.

Ví dụ: Cơ sở hạ tầng quan hệ sản xuất tư bản thì kiến trúc thượng tầng là kiến trúc thượng tầng tư bản.

Cơ sở hạ tầng thay đổi thì dẫn đến kiến trúc thượng tầng thay đổi nhưng phức tạp vì sự thay đổi không đồng nhất thay đổi nhanh chậm khác nhau. Ví dụ, Trong xã hội hiện nay vẫn còn tư tưởng gia trưởng phong kiến.  

2. Tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng trên hai khía cạnh:

Thứ nhất: Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng Thể hiện ở chức năng xã hội của nó. Chức năng này có hai mặt,

Mặt thứ nhất là kiến trúc thượng tầng bảo vệ, duy trì, củng cố, phat triển cơ sở hạ tầng sinh ra nó.

Mặt thứ 2:  Đấu tranh để xóa bỏ cơ sở hạ tầng cũ.

Thứ 2: Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng nếu cùng chiều với quy luật  kinh tế khách quan, thì thúc đẩy cơ sởhạ tầng , còn ngược lại sẽ kìm hãm.
LIÊN HỆ : Chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước phản ánh đúng tình hình thực tiễn, đb phản ánh phù hợp các QUAN HỆ SẢN XUẤT và đời sống vật chất của nhân dân trong xã hội sẽ thúc  đẩy đất nước phát triển

Chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật phản ánh không đúng tình hình thực tế, đb là phản ánh không phù hợp các QUAN HỆ SẢN XUẤT và đời sống vật chất trong xã hội sẽ kìm hãm sự phát triển của đất nước.

Sự tác động này phức tạp, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp. Ở đây Nhà nước sẽ tác động trực tiếp,

Thực chất mối quan hệ này là quan hệ kinh tế và chính trị. Trong đó kinh tế quyết định chính trị và chính trị tác động trở lại kinh tế.

3. Vai trò của nhà nước đối với cơ sở hạ tầng

- Trong kiến trúc thượng tầng, Nhà nước là yếu tố tác động mạnh nhất đối với cơ sở hạ tầng, làm chức năng bảo vệ, duy trì quyền sở hữu tư liệu sản xuất và lợi ích của giai cấp thống trị thông qua bộ máy quyền lực Nhà nước, bao gồm: cảnh sát, nhà tù, trại giam, quân đội, vũ khí tự vệ và chiến đấu.

+ Các yếu tố khác như: triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, khoa học cũng tác động đến cơ sở hạ tầng, nhưng chúng đều bị nhà nước và pháp luật chi phối.

+ Kiến trúc thượng tầng có sự tác động mạnh mẽ đối với sự phát triển của kinh tế - xã hội, nhưng bản thân nó không làm thay đổi được tiến trình phát triển khách quan của xã hội.

 + Xét đến cùng kinh tế là nhân tố quan trọng quyết định đối với kiến trúc thượng tầng. Nếu Kiến trúc thượng tầng kìm hãm sự phát triển của kinh tế - xã hội, thì sớm hay muộn sẽ bị thay thế bằng kiến trúc thượng tầng mới, tiến bộ nhằm thúc  đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

4. Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng ở nước ta hiện nay.

- Cơ sở hạ tầng ở nước ta hiện nay nằm trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế phát triển còn thấp kém. Đó là một cơ cấu kinh tế bao gồm nhiều thành phần.

Liên hệ:Nhiều THÀNH PHẦN KINH TẾ với những hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng, đan xen hỗn hợp: Thành phần kinh tế NHÀ NƯỚC ; Thành phần kinh tế tập thể; thành phần  Kinh tế tư bản nhà nước; thành phần  KINH TẾ  cá thể, tiểu chủ; KINH TẾ  hỗn hợp

+ Các thành phần kinh tế được tổ chức thành một cơ cấu KINH TẾ  thống nhất vận hành theo định hướng XÃ HỘI CHỦ NGHĨA do kinh tế NHÀ NƯỚC  quyết định. Thành phần kinh tế NHÀ NƯỚC , tức là thành phần kinh tế định hướng XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ngày càng giữ vai trò chủ đạo trong đời sống xã hội.

+ Tính đa dạng, phức tạp và đan xen của cơ sở hạ tầng quy định tính phức tạp nhiều mặt của kiến trúc thượng tầng ở nước ta, được biểu hiện cụ thể trên lĩnh vực đời sống tinh thần của xã hội.

+ Kết cấu của kiến trúc thượng tầng được quy định bởi hệ tư tưởng Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là nền tảng tư tưởng duy nhất chỉ đạo toàn bộ đời sống xã hội đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam mang bản chất của giai cấp công nhân.

 

III: Ý nghĩa:

- Kiến trúc thượng tầng là do cơ sở hạ tầng sinh ra. Vì vậy, phải xây dựng và hoàn thiện một hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách, đầu tư chiến lược phù hợp với cơ sở hạ tầng, tức là phù hợp với quan hệ sản xuất hiện tồn và cơ cấu thành phần kinh tế nhằm kích thích sản xuất, nâng cao năng suất lao động.

LIÊN HỆ : Ở Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI chỉ ra: “Xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nước là  thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền

- Cơ sở hạ tầng đóng vai trò quyết định đối với kiến trúc thượng tầng. Vì vậy, để củng cố kiến trúc thượng tầng vững mạnh thì cần phải mở rộng và phát huy vai trò của các quan hệ sản xuất trong đời sống xã hội, cụ thể:

+ Thực hiện mở rộng, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần đặt dưới sự quản lý của Nhà nước.

+ Thực hiện đa dạng hoá các hình thức sở hữu, tổ chức quản lý, phân phối sản phẩm nhằm bảo đảm lợi ích cho các giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Qua đó, sẽ kích thích, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển, góp phần củng cố kiến trúc thượng tầng và tình hình an ninh chính trị của quốc gia.

- Trong quan hệ sản xuất bao gồm: quan hệ sản xuất tàn dư, quan hệ sản xuất thống trị và mầm mống của quan hệ sản xuất tương lai.

+ Nhà nước và các tổ chức xã hội cần có cơ chế, chính sách loại bỏ dần các quan hệ sản xuất tàn dư, lạc hậu và củng cố vững chắc quan hệ sản xuất thống trị hiện tồn

+ Từng bước ưu tiên phát triển những quan hệ sản xuất mới tiến bộ, khoa học nhằm thúc  đẩy lực lượng sản xuất phát triển, nâng cao năng suất lao động. Qua đó, góp phần củng cố kiến trúc thượng tầng vững mạnh.

2. vận dụng cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng vào trong đổi mới chính trị ở Việt Nam:

- Thực hiện đổi mới trên nền tảng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đổi mới có bước đi, lộ trình, kế hoạch trên tinh thần Đảng lãnh đạo, NHÀ NƯỚC  quản lý, nhân dân lao động làm chủ.

Đổi mới toàn diện cả kinh tế và chính trị. Trước hết, Đổi mới kinh tế, từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng chủ nghĩa xã hội. Trong đó Cơ sở hạ tầng Việt Nam hiện nay là cơ sở hạ tầng quá độ bao gồm nhiều loại hình quan hệ sản xuất.  Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo kinh tế  hợp tác làm nền tảng, đó là nguyên tắc.

Tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng tiến bộ xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái. Ví dụ: công nghiệp hóa gắn với mất ruộng, giải quyết đời sống cho người lao động

Thứ 2 là: đổi mới chính trị:Đổi mới chính trị không phải thay đổi chế độ chính trị mà đổi mới tư duy chính trị về Chủ nghĩa xã hội.

  • Đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị giới sự lãnh đạo của Đảng mà thực chất là đẩy mạnh dân chủ hóa.  

Cụ thể là nâng cao hiệu quả sự lãnh đạo của đảng với các thành viên trong hệ thống chính trị và giải quết tốt mối quan hệ  giữa các thành viên, thực chất là đẩy mạnh dân chủ hóa chủ nghĩa xã hội.

  • Kiến thức  thượng tầng của Việt Nam hiện nay:về mặt chính trị  nước ta đang xây dựng định hướng xã hội chủ nghĩa, lấy chủ nghĩa Mác Leenin , tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam  là nền tảng tư tưởng, là cơ sở chiến lược, sách lược  cách mạng cho Đảng lãnh đạo, thể chế Việt Nam là thể chế nhất nguyên chính trị. Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do dân vì dân.

Chúng ta đổi mới toàn diện, nhưng đổi mới kinh tế là trọng tâm, chính trị là từng bước. 

Lượt xem : 91692 Người đăng :
Tags :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo