Trang chủ --> Triết học - Ôn thi cao học chuyên ngành hành chính công --> 6. Nội dung, ý nghĩa của quy luật Từ sự thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

6. Nội dung, ý nghĩa của quy luật Từ sự thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại

 

Đây là 1 trong 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, nói lên cách thức (hình thái) của sự phát triển. Ta cùng nhau nghiên cứu:

 

I/ Nội dung:

1. Khái niệm:

a) chất:

Chất của sự vật là tính quy định của sự vật, là tổng hợp những thuộc tính khách quan vốn có của sự vật, khảng định sự vật là nó, khas với sự vật khác.

+ Tính  quy định: cái làm cho sự vật là nó,khác với sự vật khác.

Ví dụ: Sự vật tốt, người tốt đó là tính quy định,

+ Tổng hợp những thuộc tính:

Thuộc tính là 1 khía cạnh nào đó về chất.

Ví dụ: cho đường vào nước, đường tan, đường có thuộc tính tan.

Kim loại có thuộc tính dẫn điện.

Trong thuộc tính có thuộc tính cơ bản và không cơ bản.

Người chiến sĩ cách mạng có những thuộc tính cơ bản: Trung thành, gắn bó gần gũi nhân dân

- Một sự vật có nhiều thuộc tính, do đó một sự vật cũng có nhiều chất bởi lẽ chất là do thuộc tính cấu thành/cấu tạo nên. Thuộc tính cơ bản sẽ tạo ra chất cơ bản của sự vật.

VÍ DỤ : Một chiếc iphone có rất nhiều thuộc tính như nhắn tin, gọi điện, soạn thảo văn bản; xem thời gian, ngày tháng, giải trí...

b) lượng là tính quy định vốn có của sự vật về mặt quy mô to nhỏ, trình độ phát triển cao thấp, tốc độ nhanh hay chậm.

Tính quy mô biểu hiện bằng đại lượng khác nhau (tuyệt đối, tương đối, tiêu thức trìu tượng)

Ví dụ: Tính trừu tượng như: Dân tộc ta có lòng yêu nước nồng nàn.

Tình yêu say đắm…

VÍ DỤ : Một ngôi nhà mới xây,

Lượng biểu hiện ra bên ngoài đó là chiều dài, chiều rộng, chiều cao, hình thức trang trí

         Chất là kết cấu vật chất của ngôi nhà với độ bền, khả năng chịu lực của nó

c) độ là giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm biến đổi về chất.

d) Điểm nút:Là thời điểm mà  tại đó sự thay đổi về lượng cũng dẫn ngay đến sự thay đổi về chất.

e) Bước nhảy:Là sự chuyển hóa từ chất này sang chất kia, tức là sự thay đổi về chất của sự vật.

Các hình thức của bước nhảy: Bước nhảy là tất yếu trong quá trình vận động của sự vật. Song bước nhảy như thế nào lại phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể

- Xét về mặt khách quancó thể chia thành bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dần.

+  Bước nhảy đột biến:Là bước nhảy diễn ra trong một thời gian ngắn

VÍ DỤ : Vụ nổ hạt nhân...

+Bước nhảy tiệm tiến:Là những bước nhảy diễn ra trong một thời gian dài. Những chất mới hình thành dần dần, những cái cũ được đào thải từng bước.

-  Xét về quy mô có thể chia thành: Bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ (bộ phận).

+ Bước nhảy toàn bộ:Là do sự thay đổi căn bản về chất của tất cả các mặt, các yếu tố, các bộ phận tạo thành sự vật.

Ví dụ :  Học sinh dự kỳ thi tốt nghiệp cuối khóa.

+ Bước nhảy bộ phận (cục bộ):Là sự thay đổi căn bản về chất của một mặt, một bộ phận hay một yếu tố nào đó của SỰ VẬT .

VÍ DỤ :  Thi hết môn

2. Sự tác động giữa chất và lượng:

+ Sự vật là thể thống nhất giữa chất và lượng. Một chất nhất định tồn tại với 1 lượng xác định.

Ví dụ: 1 địa phương là thị xã và 1 địa phương là thành phố khác nhau về kinh tế, giáo dục, văn hóa, cơ sở vật chất…..

+ Tuy nhiên đây là sự thống nhất có mâu thuẫn. Lượng thường xuyên biến đổi, còn chất tương đối ổn định. Lượng biến trong giới hạn độ, chất chưa biến. Lượng biến vượt độ thì chất biến. Chất cũ mất đi, chất mới ra đời.

+ Chất mới ra đời lại quy định lượng mới, tạo điều kiện cho lượng mới phát triển. Quá trình lặp đi lặp lại làm cho sự vật phát triển lên mãi.

LIÊN HỆ : Đi một ngày đàng học một sàng khôn

 

III/ Ý nghĩa:

- Khi nhận thức sự vật thì phải nhận thức cả mặt chất và mặt lượng của nó. Không được tuyệt đối hóa hoặc hạ thấp bất kỳ mặt nào, có như vậy ta mới có tri thức hoàn chỉnh về sự vật đó.

1/ Sự biến đổi về lượng đến lúc nào đó vượt độ thì chất biến. Do đó, muốn có sự  biến đổi về chất thì chúng ta phải kiên trì tích lũy về lượng.

Ví dụ: 4 năm đại học để có bằng cử nhân. Muốn có tác phẩm hay thì phải đi nhiều.

2/ Quá trình biến đổi về lượng, đến lúc nào đó chất đổi. Vì vậy, Trong cuộc sống, phải chú ý đến lượng biến hàng ngày, cả khi khuynh hướng tiến bộ và thoái hóa. Tiến bộ thì giữ lại, thoái hóa thì loại bỏ)

Ví dụ: khuyết điểm nhỏ dần dần trở thành khuyết điểm lớn nếu ta không biết ngăn chặn.

3/ khi đã tích lũy được lượng chín muồi, ta phải kiên quyết thực hiện bước nhảy vọt để  chất mới ra đời.

Ví dụ: Thời cơ trong chiến tranh.

4/ Trong cuộc sống phải biết vận dụng phạm trù độ.

Ví dụ: Tức nước vỡ bờ, nhất cự ly, nhì cường độ.

Năng mưa thì giếng năng đầy, anh hay đi lại thì thầy mẹ năng thương.

5. Đối với hoạt động thực tiễn :

- Mọi sự biến đổi đều bắt đầu từ lượng nên trong hoạt động trước hết phải chú ý đến sự tích lũy về lượng, tránh tư tưởng nôn nóng, đốt cháy giai đoạn.

VÍ DỤ : Xây dựng CHỦ NGHĨA XÃ HỘI là 1 quá trình lâu dài, nôn nóng muốn có ngay CHỦ NGHĨA XÃ HỘI sẽ đưa đến cơ thất bại.

- Chống quan điểm bảo thủ, trì trệ, ngại khó khăn không dám thể hiện bước nhảy về chất khi đã tích lũy đủ lượng.

- Muốn duy trì sự vật ở trạng thái nào đó phải nắm được giới hạn của độ, không thể cho lượng thay đổi vượt quá giới hạn của độ. 

Lượt xem : 38187 Người đăng :
Tags :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo