Trang chủ --> PHCN --> Chữ Braille là gì và điều gì cần lưu ý khi tiếp xúc với người khiếm thị?...
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Chữ Braille là gì và điều gì cần lưu ý khi tiếp xúc với người khiếm thị?...

Hệ thống chữ Braille do Louis Braille (người Pháp), sáng tạo ra từ năm 1920, dựa trên hệ thống mật mã của quân đội.

Chữ Braille sử dụng các cách sắp xếp khác nhau của 3 hàng 2 chấm, được đánh số thứ tự từ 1 đến 6, để thay cho các ký tự dùng trong ngôn ngữ như chữ cái, thanh điệu...... Chữ Braille dành cho người khiếm thị, cảm nhận qua xúc giác bằng các đầu ngón tay. Nên được viết trên giấy đặc biệt, dày và dai hơn giấy thường, được viết nổi lên trên bề mặt giấy... Để viết được chữ Braille, cần phải có bảng viết hoặc máy đánh chữ chuyên dụng... Chữ Braille tiếng Việt, ngoài quy tắc sắp chữ thông thường theo thứ tự chữ cái trong âm tiết, thì cần chú ý là thanh điệu (nếu có) được đặt sau phụ âm đầu và trước nguyên âm...

Chữ Braille
 

Mỗi kí tự được thể hiện dựa trên 1 khung gồm 6 vị trí 123-456, 2 cột 3 hàng tính từ trái sang phải, chấm nổi tại các vị trí quy định cho từng kí tự.


1 4
2 5
3 6

Bảng chữ Braille quốc tế


 

http://i295.photobucket.com/albums/mm131/tinhnguyentre2008/4184487229_624777f0b7_o.png




 

Trong hình trên, chấm tô đen là vị trí của chấm nổi

ghi chú : trong bài viết này, vị trí của những chấm nổi sẽ được thể hiện trong dấu [ ]

 

Ví dụ : kí tự "a" được thể hiện trong bảng chữ braille là chấm nổi ở vị trí số 1 = [1]


a = [1] b = [12] c = [14] d = [145] e = [15] f = [124] g = [1245]

h = [125] i = [24] j = [245] k = [13] l = [123] m = [134]

n = [1345] o = [135] p = [1234] q = [12345] r = [1235]

s = [234] t = [2345] u = [136] v = [1236] w = [2456]

x = [1346] y = [13456] z = [1356]



Bảng chữ Braille mở rộng tiếng việt


ă = [345]

â = [16]

đ = [2346]

ê = [126]

ô = [1456]

ơ = [246]

ư = [1256]

dấu sắc = [35]

dấu huyền = [56]

dấu hỏi = [26]

dấu ngã = [36]

dấu nặng = [6]

chấm than = [235]

phẩy = [2]

hai chấm = [25]

gạch ngang = [36]

chấm câu = [256]



Cách đọc :

đọc từ trái sang phải, dựa trên vị trí chấm nổi





Cách viết :

Dụng cụ viết chữ braille gồm cây dùi và 1 bảng có sẵn khung và lỗ. Đặt giấy vào trong bảng, dùng dùi đâm vào giấy. Như vậy, khi đâm giấy, mặt trên của giấy bị đâm xuống sẽ lõm, mặt dưới của giấy sẽ lồi. Khi đọc ta dựa vào phần lồi trên giấy, nghĩa là ta đọc mặt dưới của giấy, do đó khi viết ở mặt trên ta phải viết ngược từ phải sang trái với 6 vị trí của 1 kí tự như sau


4 1
5 2
6 3


mỗi từ gồm các kí tự được viết liên tiếp nhau, 2 từ khác nhau được cách bởi 1 ký tự trống

khi viết nếu lỡ viết sai sẽ chấm nổi cả 6 vị trí, quy ước là ký tự bỏ

dấu tiếng việt bỏ trước vần

 

 

vd : "thắng" = t h dấu sắc ă n g

[2345][125][35][345][1345][1245]

 

 

vd : "công tác xã hội"

[14][1456][1345][1245][ ][2345][35][1][12][ ][1346][36][1][ ][125][6][1456][24]




dấu báo hoa = [46]

dấu báo viết hoa tất cả kí tự trong 1 từ = [456]


khi muốn viết số thì phải có "dấu báo số" trước con số đó

dấu báo số = [3456]

 

 

vd: 1 = [3456][1]

chấm ở vị trí 3 dùng để phân lớp nghìn, triệu, tỉ

http://www.xaluan.com/images/news/Image/2010/04/24/1272095932.img.jpg

Nguồn Internet

Kỹ năng tiếp xúc người khiếm thị:

Khi đi với người khiếm thị, mình sẽ không thể giúp họ bước được nhưng mình có thể hướng dẫn họ cách bước :), mình sẽ là đôi mắt của họ, .Thú thật là tớ chẳng bít trình bầy rõ ràng như thế nào cả vì tất cả những cái đó tớ thường tự cảm nhận là chính :) hì hì vì thế không biết có nên gọi đây là kỹ năng không nhỉ? tớ vẫn nói, làm những gì mà tớ cảm thấy là mình nên nói, nên làm, không nói, không làm những điều mà tớ cảm thấy cần phải tránh( nói như... đúng rùi ấy :| )...
Hôm qua dẫn một bạn thành viên mới đến chỗ cô Ngọc để bạn ấyđèo cô đi học, có những điều gì cần phải dặn bạn ấy nhỉ? đầu tiên là phải chủ động lên tiếng trước( chào hỏi, giới thiệu tên mình để làm quen và cũng là để người khiếm thị nhận định được chỗ đứng của người nói chuyện..). Khi dắt xe hoặc chuẩn bị đi cần người khiếm thị đi theo hoặc trèo lên xe ngồi thì chỉ cần cầm tay họ và đặt vào sau xe( chỗ ngồi) , kèm theo một thông báo về công việc sắp làm “cô lên xe, 2 cô cháu mình đi”, nếu là xe máy thì có thể hướng dẫn hoặc chỉ chỗ để chân. Khi đi cùng người khuyết tật nói chung và người khiếm thị nói riêng thì điều nên tránh nhất là sự im lặng. Bạn bè chúng ta đi với nhau cả đoạn đường dài mà không nói với nhau lời nào thì nặng nề lém :) Nếu là lần đầu tiên gặp, có thể hỏi thăm đối tượng về tuổi tác, quê quán, gia đình, sở thích....bạn có thể nói về rất nhiều đề tài về thời tiết, học hành, chuyện thời sự( ca cẩm về giá xăng dầu tăng làm cái hàng bánh ngọt cạnh nhà nó... tăng giá chẳng hạn _hehe)... Trò chuyện chứ không có nghĩa là phải hỏi, phải nói liên tục vì nói nhìu không khéo gây khó chịu cho đối tượng... hì hì tớ cũng không bít chính xác cái vụ nhiều ít này nhưng tớ thường hay lan man và nếu cảm thấy họ muốn dừng lại ở một chủ đề nào đó thì xoáy sâu khai thác, hì! Khi đã đúng cái mà đối tượng quan tâm thì mình sẽ phải nói rất ít, việc lắng nghe sẽ khiến ta hiểu thêm nhiều thứ và cái quan trọng nhất là 1 câu chuyện vui vẻ sẽ giúp 2 bên rút ngắn khoảng cách :) . ....Khi đến địa điểm cần đến ta có thể thông báo “Cô/ chú ơi đến nới rồi ạ” có thể dắt xe và người khiếm thì đi đằng sau túm vào gác ba ga, vào chỗ yên sau... Bạn có thể chú ý đến đường đi hơn bình thường một chút, thông báo về các bậc thang lên xuống, độ dài, rộng,nông sâu... để người khiếm thị biết cách định hướng, cách bước đi.
Đừng ngại khi chìa tay ra cho họ nắm
Khi nói chuyện với người khiếm thị hay người khuyết tật nói chung thì phải chú ý cái gì nhỉ? cần tránh để quá nhiều thời gian chết này, cần một thái độ thoải mái, cởi mở tự nhiên và không gò ép, gượng gạo( gọi là gì nhỉ.. nói thành tâm, khóc thật lòng và cười thoải mái :) ) này, cần tránh ... dùng những từ mạnh mà chúng ta đôi khi vẫn bỗ bã bạn bè vơí nhau : thằng mù, con què, đứa câm... người mù là người không còn nhìn thấy gì, người mắt kém thì thấy nhiều hơn một chút, từ có thể dùng chung để chỉ đối tượng kém mắt là “người khiếm thị”. Người khuyết tật về vận động là người gặp khó khăn trong việc đi lại ( mất chân... ) Người khiếm thính là người gặp khó khăn trong việc nghe, nói...
Người khiếm thị vẫn có thể tự mình đi( trong địa bàn quen thuộc), dùng gậy để dò đường, người khiếm thị có thể đi xe bus. Có thể tự giặt giũ quần áo, nấu cơm và ăn cơm( trong mâm cơm, nếu giúp họ hình dung tốt về vị trí của các đĩa, bát thức ăn.. họ có thể tự gắp mà không cần đến sự giúp đỡ của người khác)......hì! nói chuyện ăn lại nhớ ra một thứ mà mọi người thường hay mắc khi tiếp xúc với người khiếm thị đó là hay mời “ em có ăn kẹo/ bánh... không? ”_ có đôi khi muốn nhưng nghe câu hỏi “có ...không” câu trả lời lại là “không”, người miền Bắc mình có tính khách sáo và hay ngại lung tung mà_Lúc đưa đồ cho người khiếm thị thì nên đưa tận tay cho họ, đôi khi chúng ta vẫn có thói quen chìa tay ra và bạn mình sẽ tự lấy đồ mà nhưng ... người khiếm thị ...khác mà :) Trong bữa ăn, bạn nên chủ động gắp mời thức ăn và tốt nhất là thông tin cho người bạn đồng hành ấy vị trí của các món ăn trên mâm để họ chủ động lựa chọn món, tớ được biết là một số cô chú khiếm thị có thể định hướng theo... kim đồng hồ ^^ VD như nói: bát nước mắm ở 12h, đĩa rau ở 3h họ sẽ xác định được ngay là bát nước mắm để thẳng trước mặt, đĩa rau thì chếch sang phải một chút_ thú vị đúng không nào :)
...... Hì! chẳng biết nói gì , có bác nào cao kiến hơn thì xin góp ý cùng bạn đặt câu hỏi nhé
chúc vui vẻ!

2. Tôi vô tình biết một website của một người khiếm thị, xin chia sẻ với các bạn để có thể hiểu thêm về người khiếm thị. Tôi không có kỹ năng trong tiếp xúc với người khiếm thị nói riêng và người khuyết tật nói chung, nhưng thiết nghĩ, cần phải hiểu được tâm tư của họ.

http://www.bungsang.org/training/bathien/gt/gt.htm

Đặc biệt là 2 bài viết này:

Túi than: http://www.bungsang.org/training/bathien/bv/tuithan.htm

Tiếp cận tại Mỹ: http://www.bungsang.org/training/bathien/bv/america2003.htm
 

tinhnguyenniemtin 

Lượt xem : 60674 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo