Trang chủ --> Giáo dục trẻ khuyết tật --> . Thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ khuyết tật
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

. Thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ khuyết tật

4.3. Thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ khuyết tật

4.3.1. Nhà trường

·                      Nhiệm vụ:

          Nhà trường có nhiệm vụ giúp trẻ khuyết tật phát triển khả năng nhận thức, khả năng giao tiếp, kĩ năng xã hội và hòa nhập cộng đồng.

·                     Nội dung:

          Phát triển nhận thức:

          - Tri giác, trí nhớ, tưởng tượng…

          - Tư duy, suy nghĩ, phân tích, tổng hợp…

          - Hiểu về con người, môi trường xung quanh…

          - Học tập văn hóa, lao động, học nghề…

          Phát triển khả năng giao tiếp:

          - Hiểu ngôn ngữ (nói, viết, kí hiệu…)

          - Biểu đạt ngôn ngữ (nói, viết, kí hiệu…)

          - Giao tiếp có lời và không lời.

          Phát triển kĩ năng xã hội:

          - Mối quan hệ giữa trẻ với bạn bè, gia đình, cộng đồng.

          - Hành vi ứng xử, xúc cảm, tình cảm…

          Phát triển kĩ năng hòa nhập:

          - Xây dựng môi trường thân thiện giữa trẻ khuyết tật với trẻ bình thường, giáo viên với trẻ, giáo viên với giáo viên, nhà trường với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường…

          - Tạo cơ hội cho trẻ được tham gia, đối xử bình đẳng như mọi trẻ.

·                     Biện pháp:

          Đối với Ban giám hiệu:

          - Cần đưa việc thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân là một trong những nhiệm vụ của nhà trường.

          - Hỗ trợ giáo viên thực hiện theo bản kế hoạch giáo dục cá nhân đã lập.

          - Tạo điều kiện cung cấp cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học, phương tiện hỗ trợ đầy đủ cho lớp có trẻ khuyết tật.

          - Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá và đưa ra những quyết định điều chỉnh kịp thời việc thực hiện kế hoạc giáo dục cá nhân của giáo viên thông qua sổ ghi chép, đánh giá sự tiến bộ của trẻ.

          - Có biện pháp khuyến khích, động viên giáo viên, phụ huynh và trẻ thực hiện tốt bản kế hoạch giáo dục cá nhân.

          - Tổ chức mở chuyên đề tạo điều kiện cho các giáo viên dạy lớp hòa nhập cơ hội trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm nhằm nâng cao trình độ chuyên môn.

          - Tổ chức, điều khiển các cuộc họp điều chỉnh bản kế hoạch giáo dục cá nhân (nếu cần).

          Đối với giáo viên trực tiếp dạy lớp hòa nhập:

          - Để thực hiện các mục tiêu giáo dục đã đề ra, giáo viên cần phải thiết kế, điều chỉnh các hoạt động giáo dục vào từng môn học, từng bài học. Tạo cơ hội, động viên, khuyến khích các trẻ tham gia hoạt động. Thông qua sự tác động phù hợp trên lớp giúp trẻ nâng cao nhận thức và phát triển khả năng giao tiếp.

          - Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên với trẻ, trẻ với trẻ, trẻ với cộng đồng. Tạo cho trẻ có được cảm giác an toàn, được tôn trọng giúp trẻ khuyết tật bớt mặc cảm, tự ti; trẻ bình thường đồng cảm, chia sẻ, hỗ trợ giúp đỡ bạn… bằng cách giáo dục ý thức và xây dựng vòng tay bạn bè (nhóm bạn bè).

          - Thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt với gia dình trẻ nhằm trao đổi thông tin phối kết hợp, trực tiếp hoặc gián tiếp, hướng dẫn cho phụ huynh cách dạy, kĩ năng giao tiếp, cách phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại gia đình.

          - Ghi nhật kí những biểu hiện tiến bộ diễn ra hàng ngày ở nhà trường.. Thông tin này được trao đổi trực tiếp bằng văn bản có thể bằng giấy tờ hoặc sổ liên lạc. Các thông tin trao đổi với phụ huynh cần đảm bảo ngôn ngữ dễ hiểu, ngắn gọn, rõ ràng, trong sáng và tích cực.

          - Thường xuyên hướng tới việc thực hiện mục tiêu và đề xuất điều chỉnh mục tiêu phù hợp với sự phát triển của trẻ.

          Đối với giáo viên hỗ trợ (giáo viên chủ chốt):

          - Tham gia lập kế hoạch và theo dõi việc thực hiện kế hoạch của nhóm.

          - Thường xuyên dự giờ, thăm lớp để nắm bắt sự tiến bộ của trẻ; phương pháp, kĩ năng, cách thức tổ chức các hoạt động; trao đổi kinh nghiệm, tìm hướng phát huy mặt tích cực và phát huy mặt hạn chế trong quá trình thực hiện.

          - Cùng với giáo viên trực tiếp dạy trẻ kiểm tra, đánh giá sự tiến bộ của trẻ theo từng giai đoạn.

          - Tổ chức mở chuyên đề, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho đồng nghiệp về lập và thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân.

          - Theo dõi việc phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật.

          - Tạo ra sự liên kết các lực lượng tham gia chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật.

4.3.2. Gia đình

·                     Nhiệm vụ:

          Gia đình có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Gia đình có vai trò quan trọng trong việc quyết định đến quá trình phát triển của trẻ thông qua việc thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân.

·                     Nội dung:

          - Chăm sóc sức khỏe.

          - Hình thành và phát triển khả năng nhận thức

          - Hình thành và phát triển khả năng giao tiếp.

          - Hình thành và phát triển kĩ năng xã hội

·                     Biện pháp:

          Phụ huynh trẻ:

          - Nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ, giúp trẻ có đủ sức khỏe để tham gia vào việc học tập, vui chơi và mọi hoạt động khác.

          - Thường xuyên giúp đỡ, hỗ trợ trẻ học bài ở nhà và cho trẻ được giao lưu với bạn bè hàng xóm, khu phố.

          - Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên đối với giáo viên để nắm bắt thông tin về sự tiến bộ của trẻ, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục trẻ đồng thời cung cấp thông tin những biểu hiện sự tiến bộ của trẻ ở gia đình. Từ đó, giáo viên và phụ huynh cùng tìm ra biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ trẻ tốt hơn, hiệu quả hơn.

          - Tạo cơ hội, động viên, khuyến khích trẻ tham gia vào các công việc vừa sức của trẻ ở gia đình.

          - Chú trọng phát triển nhận thức, giao tiếp của trẻ ở mọi lúc, mọi nơi trong mọi hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

          - Ghi nhật kí để thấy rõ sự tiến bộ của trẻ và làm cơ sở để trao đổi kinh nghiệm với giáo viên dạy, giáo viên chủ chốt và những người quan tâm.

          Bản thân trẻ:

          - Hợp tác với cha mẹ, giáo viên, bạn bè trong hoạt động giao tiếp, học tập, vui chơi.

          - Chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động ở nhà và trường.

          - Trẻ nhận thức được sự tiến bộ của mình qua nhận xét của cha mẹ, giáo viên và bạn bè.

4.3.3. Cộng đồng

·                     Nhiệm vụ:

          Hỗ trợ, hướng dẫn gia đình cách chăm sóc, giáo dục đồng thời giúp đỡ về tinh thần, vật chất đối với trẻ và gia đình trẻ.

·                     Nội dung:

          - Phục hồi chức năng và chăm sóc sức khỏe.

          - Tìm nguồn tài trợ về phương tiện đi lại, phương tiện hỗ trợ cho việc học tập, hướng nghiệp dạy nghề cho trẻ…

·                     Biện pháp:

          - Nâng cao nhận thức của các thành viên gia đình trẻ, hàng xóm, cộng đồng và các tổ chức quần chúng.

          - Thường xuyên thăm hỏi, động viên và trao đổi thông tin về sự tiến bộ của trẻ.

          - Hướng dẫn phụ huynh cách chăm sóc sức khỏe, giáo dục và phục hồi chức năng cho trẻ tại gia đình.

          - Huy động các lực lượng và nguồn lực trong cộng đồng để giúp đỡ, hỗ trợ trẻ, gia đình trẻ khuyết tật.

          - Chủ động đề xuất những biện pháp về việc chăm sóc giáo dục, phục hồi chức năng và hướng nghiệp dạy nghề cho trẻ.

          - Phối kết hợp chặt chẽ với gia đình, giáo viên thực hiện hiệu quả kế hoạch giáo dục cá nhân.

 

Lượt xem : 10253 Người đăng : Kim Phiến

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo