Trang chủ --> Giáo dục trẻ khuyết tật --> Tính tất yếu của quá trình hoà nhập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Tính tất yếu của quá trình hoà nhập

3.3.3. Tính tất yếu của quá trình hoà nhập

          Giáo dục hoà nhập là một xu thế, là một sự tất yếu của thời đại. Tại hội nghị về giáo dục cho trẻ khuyết tật tại Agra, Ấn độ (3/1998) do UNESCO tổ chức đã khẳng định xu hướng: Giáo dục hoà nhập cho mọi trẻ em. Những nội dung sau đây sẽ lí giải tại sao phải tiến hành giáo dục hoà nhập cho mọi trẻ em, trong đó có trẻ em khuyết tật.

3.3.3.1. Đáp ứng mục tiêu giáo dục

           UNESCO đã đề ra 4 mục tiêu đào tạo con người như sau:

          - Học để làm người.

          - Học để biết.

          - Học để làm.

          - Học để cùng chung sống.

Về thực chất, các mục tiêu trên có cùng điểm trùng với mục tiêu giáo dục các thành viên trong cộng đồng của người da đỏ đã đưa ra cách đây hàng nghìn năm. Theo quan điểm của họ, mỗi người dân da đỏ muốn tồn tại được cần phải phấn đấu để đạt đồng đều 4 phần của "Vòng can đảm" sau:

 

 
 

Tính quảng đại

 

 


Thông đạt về kiến thức

Tính độc lập, và tự chủ

Tính hoà nhập, quy thuộc

                                                    

 

 

 

 

 

Trong giáo dục hoà nhập cả 4 mục tiêu trên cần đạt được ở mỗi trẻ là thành viên chính thức của cộng đồng. Xem xét từng nhóm mục tiêu.

a. Tính hoà nhập, quy thuộc

Có bạn bè, có thể kết bạn và giữ mối quan hệ tốt. Được chung sống và cùng làm việc với người khác trong cộng đồng, xã hội. Được là thành viên của gia đình, cộng đồng. Các em được chào đón và đều được đánh giá như nhau. Các em phải biết sống hoà nhập, hợp tác với nhau trong một tập thể, các em được phụ thuộc một cách tích cực.

b. Thông đạt kiến thức, kĩ năng

Thành đạt và có khả năng tốt trong một hoặc một vài lĩnh vực. Được phát triển toàn diện. Có tư duy linh hoạt và năng lực giải quyết các vấn đề. Có động cơ đúng đắn. Có tri thức văn hoá và có khả năng làm chủ kĩ thuật. Được tiếp tục học tập và có khả năng cao trong lĩnh vực quan tâm.

Trẻ phải được tiếp thu những kiến thức, kĩ năng cơ bản, cần thiết phù hợp với nhu cầu và năng lực của mỗi em. Mỗi đứa trẻ có khả năng khác nhau trong các lĩnh vực khác nhau. Để đạt được mục tiêu này, trong quá trình giáo dục luôn chú ý đến điều trên. Khi đã có kiến thức và kĩ năng, các em phải có thái độ đúng, ứng xử một cách linh hoạt với mọi vấn đề đặt ra.

c. Tính độc lập

Có cơ hội chọn nghề và niềm tin, yêu thích vài công việc đã chọn. Có trách nhiệm cá nhân cao, chịu trách nhiệm về hành động và quyết dịnh của mình. Được độc lập trong mọi lĩnh vực.

Tính độc lập, tự chủ trong cuộc sống, làm thế nào để trẻ đạt được mục tiêu đó? Luôn luôn dạy trẻ có lòng tự trọng, tự tin, tự học hỏi, biết chấp nhận, tiếp nhận thông tin để phát triển. Có độc lập tự chủ mới có sáng tạo. Những điều này rất cần cho cuộc sống lao động, hội nhập cộng đồng trong tương lai khi trẻ đã trưởng thành.

d. Có tính quảng đại, lòng hào hiệp

Được đóng góp cho gia đình và xã hội. Có lòng nhiệt tình. Yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ người khác.

Trẻ được học tập, được sự giúp đỡ của mọi người trong quá trình tiếp nhận thông tin, lĩnh hội tri thức rèn luyện kĩ năng và tiến đến trình độ làm việc độc lập, sáng tạo; lúc này trẻ phải thể hiện giá trị của mình bằng sự cống hiến cho xã hội. Đây là mục tiêu rất quan trọng. Mục tiêu này định hướng giá trị của mỗi người trước những vấn đề của cuộc sống, thực tiễn đặt ra. Trong cuộc sống, sự giúp đỡ lẫn nhau là tất yếu. Mỗi người nhận được sự giúp đỡ lúc này và phải giúp đỡ người khác khi cần.

Những nhà giáo dục hiểu biết về chương trình giáo dục cho thế kỷ 21 chắc chắn hiểu và đồng tình với ý kiến: giáo dục cho mọi trẻ em. Một nền giáo dục có hiệu quả trong đó cần thay đổi chương trình, phương pháp dạy học, tổ chức và thực hành (tăng cường hợp tác học tập theo nhóm, trẻ em là chủ thể của lĩnh hội kiến thức, cùng tham gia một cách tích cực; chú trọng kĩ năng xã hội và giao tiếp …).

3.33.2 Thay đổi quan điểm giáo dục

Chúng ta biết rằng giáo dục trong nhà trường là đào tạo ra những con người cho xã hội của tương lai và những kĩ năng, thái độ và thiên hướng sẽ cần cho xã hội. Thực tế nhiều trường học hiện nay vẫn còn được xây dựng và hoạt động theo các quan điểm của nhưng thế kỉ 19, đầu thế kỉ 2.

Truớc đây người ta đã quyết định rằng cần phải phân loại trẻ em càng kĩ càng tốt. Bằng thang đó trí lực cho biết chỉ số IQ, trẻ em đã được chuẩn đoán để có thể phát hiện ra các tài năng sớm. Những trẻ em sau khi đã được phân loại cần được dạy theo một chương trình riêng, theo một phương pháp riêng. Người ta cho rằng cách đào tạo này sẽ có hiệu quả hơn. Thực tế đã chỉ ra  rằng trẻ em được học kiểu này đã không phát triển hết các khả năng của mình thậm chí còn bị lệch lạc trong phát triển.

Xu thế giáo dục đa trình độ. đa phương pháp phát huy tính độc lập học tập hay sự tham gia tích cực của học sinh đã trở nên phổ biến. Hiện nay Việt Nam đang xây dựng chương trình tiểu học năm 2000 trong đó chú trọng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Phương pháp dạy học tập chung vào hoạt động của người học trở nên ngày càng phổ biến.

Những nhà giáo dục hiểu biết về chương trình giáo dục cho thế kỉ 21 chắc chắn hiểu và đồng tính với ý kiến: giáo dục cho mọi trẻ. Một nền giáo dục trong đó cần thay đổi chương trình, phương pháp dạy học, tổ chức và thực hành (tăng cường hợp tác họ tập theo nhóm, trẻ em là chủ thể của lĩnh hội kiến thức, cùng tham gia một cách tích cực; chú trọng kĩ năng xã hội và giao tiếp vv…).

3.3.3.3. Tính hiệu quả

          Được giáo dục trong môi trường hoà nhập, trẻ có những dạng khó khăn khác nhau đều tiến bộ hơn, các tiềm năng của trẻ được khơi dậy và phát triển tốt hơn so với cách giáo dục trong môi trường khác. Thực tế hơn 10 năm tiến hành giáo dục hoà nhập ở Việt Nam và các kinh giáo dục trên thế giới cho thấy tính hiệu quả đối với đối tượng trẻ cụ thể.

          Chẳng hạn, tính đến năm học 2004 - 2005, có khoảng 230.000 trẻ khuyết tật (chiếm 24.22%) trong độ tuổi đi học đến trường. Trong đó khoảng (32.55%) trong độ tuổi tiểu học đến trường.

                   Biểu đồ: số lượng trẻ khuyết tật được đi học qua các giai đoạn

         

 

 

 

****************************************

 

Lượt xem : 22372 Người đăng : Kim Phiến

Bình luận

Trịnh Thị Nhàn

Cho em hổ phân tích tính tất yếu của lí do thứ 3 như thế nào ạ

nguyễn thị loan

cho mình hỏi:nội dung biện pháp xác định nhu cầu và khả năng của trẻ khuyết tật

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo