Trang chủ --> Giáo dục trẻ khuyết tật --> Bản chất của giáo dục hoà nhập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Bản chất của giáo dục hoà nhập

3.3.2. Bản chất của giáo dục hoà nhập

          - Giáo dục cho mọi đối tượng học sinh. Đây là tư tưởng chủ đạo, yếu tố đầu tiên thể hiện bản chất của giáo dục hoà nhập. Trong giáo dục  nhập không có sự tách biệt giữa học sinh với nhau. Mọi học sinh đều tôn trọng và đều có giá trị như nhau.

          - Học ở trường nơi mình sinh sống

          - Mọi học sinh đều cùng được hưởng một giáo dục chương trình phổ thông. Điều này vừa thể hiện sự bình đẳng trong giáo dục, vừa thể hiện sự tôn trọng.

          - Điều chỉnh chương trình, đổi mới phương pháp dạy học và thay đổi quan điểm, cách đánh giá là vấn đề cốt lõi để giáo dục hoà nhập đạt hiệu quả cao nhất.

          - Điều chỉnh chương trình là việc làm tất yếu của giáo dục hoà nhập, có điều chỉnh chương trình cho phù hợp thì mới đáp ứng cho mọi trẻ em có nhu cầu, năng lực khác nhau.

          - Giáo dục hoà nhập không đánh đồng mọi trẻ em như nhau. Vì thế, điều chỉnh chương trình cho phù hợp là cần thiết.

          - Dạy học một cách sáng tạo, tích cực và hợp tác. Đó là mục tiêu dạy học hoà nhập.

          - Dạy học hoà nhập sẽ tạo ra được cho trẻ kiến thức chung, tổng thể, cân đối. Muốn thế, phương pháp học hợp tác. Phải biết lựa chọn phương pháp và sử dụng đúng lúc: phương pháp đồng loạt, phương pháp đa trình độ, phương pháp trùng lập giáo án, phương pháp thay thế, phương pháp cá biệt.

Bảng so sánh các yếu tố của giáo dục hoà nhập

và các yếu tố không phải là giáo dục hoà nhập

Các yếu tố của giáo dục hoà nhập

Các yếu tố không phải là giáo dục hoà nhập

Giáo dục mọi đối tương học sinh.

Giáo dục cho một số đối tượng học sinh.

Học sinh được học ở trường thuộc khu vực sinh sống

Học sinh khuyết tật được gửi tới trường học chuyên biệt khác với trường học của anh, chị, em hay hàng xóm của các em

Học sinh được bố trí vào lớp học phù hợp với lứa tuổi trong môi trường giáo dục phổ thông.

Học sinh được bố trí vào lớp học không phù hợp với lứa tuổi trong môi trường giáo dục phổ thông.

Cung cấp các dịch vụ giúp đỡ học sinh.

Học sinh phải rời môi trường giáo dục phổ thông để tìm các dịch vụ và sự trợ giúp.

Dạy học một cách sáng tạo, tích cực và hợp tác.

Dạy học một cách thụ động, lặp đi lặp lại và không hợp tác.

Bạn bè cùng lứa giúp đỡ lãn nhau.

Bạn bè cùng lứa hoạt động độc lập hoặc cạnh tranh nhau.

Học sinh với những khả năng khác nhau được theo hộc nhóm.

Học sinh với những khả năng giống nhau được theo hộc nhóm.

Điều chỉnh chương trình, đổi mới phương thức daỵy học và cách đánh giá.

Chuẩn bị hoá chương trình, phương pháp dạy học và cách đánh giá.

Mọi học sinh đều là thành viên của tập thể.

Một số học sinh đều là thành viên của tập thể, số khác phải đánh đổi để được là thành viên của tẩp thể.

Lớp học có tỉ lệ học sinh hợp lí.

Lớp học có tỉ lệ học sinh khuyết tật khá lớn

Một học sinh được hưởng cùng một chương trình giáo dục phổ thông.

Chương trình giáo dục cá nhân không liên quan đến chương trình giáo dục phổ thông.

Giáo viên phổ thông và chuyên biệt cùng chia sẻ trách nhiệm giáo dục mọi đối tượng học sinh.

Giáo viên phổ thông và chuyên biệt không cùng chia sẻ trách nhiệm giáo dục mọi đối tượng học sinh.

Sự đa dạng được đánh giá cao.

Sự đa dạng không được đánh giá cao.

Chú trọng những điểm mạnh của học sinh.

Chú trọng những điểm yếu của học sinh.

Với phương pháp dạy học đa dạng, học sinh tham gia vào các họat  động chung và đạt được các kết quả khác nhau.

Với phương pháp dạy học và yêu cầu đã được chuẩn hoá, học sinh tham gia vào các hoạt động riêng biệt.

Cân bằng hiệu quả giữa kiến thức và xã hội

Chỉ chú trọng đến hiệu quả về mặt kiến thức.

Lập kế hoạch cho quá trình chuyển tiếp của học sinh.

Không có quá trình kế hoạch chuyển tiếp.

 

Lượt xem : 22136 Người đăng : Kim Phiến

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo