Trang chủ --> Giáo dục trẻ khuyết tật --> Tính lịch sử của mô hình giáo dục chuyên biệt
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Tính lịch sử của mô hình giáo dục chuyên biệt

3.1.5. Tính lịch sử của mô hình giáo dục chuyên biệt

Cũng thừa nhận rằng, mô hình giáo dục chuyên biệt hình thành và phát triển trong một thời gian dài (3 thế kỉ) và vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Trước hết nó đã làm cho một bộ phận nhỏ trẻ khuyết tật được chăm sóc và giáo dục.

Giáo dục chuyên biệt hình thành và phát triển phù hợp với những điều kiện xã hội, kinh tế và phù hợp với trình độ nhận thức, trình độ phát triển khoa học kĩ thuật của nhân loại. Nó đóng vai trò tích cực trong lịch sử phát triển của tật học.

3.2. Giáo dục hội nhập (Integrated Education)

3.2.1. Thế nào là giáo dục hội nhập

Giáo dục hội nhập là phương thức giáo dục trẻ khuyết tật trong lớp học chuyên biệt được đặc trong trường phổ thông bình thường, trong quá trình giáo dục trẻ khuyết tật nào có "khả năng" sẽ được học chung ở một số môn học hoặc tham gia một số hoạt động cùng trẻ bình thường.

3.2.3. Xuất phát điểm của mô hình giáo dục hội nhập là gì?

Ý tưởng giáo dục trẻ khuyết tật trong trường phổ thông cùng với trẻ lành được xuất hiện ở Mĩ từ những năm 1770, nhưng không được mọi người thừa nhận. Mãi đến sau năm 1950, giáo dục chuyên biệt của nhiều nước đã có những thực nghiệm đưa trẻ khuyết tật nhẹ ra học tại các trường lớp phổ thông như: Philipin tiến hành dạy trẻ điếc cùng trẻ lành trong trường phổ thông từ năm 1956, Anh đã tiến hành cho trẻ mù từ năm 1945…

Giáo dục hội nhập, về bản chất vẫn dựa vào mô hình y tế - Mô hình phục hồi chức năng. Trẻ được phân.loại quan các trắc nghiệm về y tế, tâm lí, xã hội.v.v… và được xếp vào các nhóm, mức độ tật khác nhau. Trẻ được tiến hành phục hồi chức năng để có thể tiệm cận đến sự phát triển như trẻ lành trong các trường, trung tâm chuyên biệt hoặc được học tại các lớp chuyên biệt trong trường phổ thông. Sau khi "xét thấy" đã có sự phát triển gắn với trẻ lành, trẻ được đưa vào học trong trường phổ thông ở một số tiết học hoặc tham gia vào một số các hoạt động cùng trẻ lành.

3.2.3. Các mức độ hội nhập

Ture Johson đã đưa ra khái niệm về các mức độ hội nhập như sau:

1. Hội nhập về thể chất

Trẻ lành và khuyết tật được giao lưu với nhau hay cùng chơi với nhau trong cùng một địa điểm trong một thời gian nhất định

2. Hội nhập về chức năng

Trẻ lành và khuyết tật được tham gia cùng nhau trong cùng một số hoạt động như thể thao, vẽ v.v…

3. Hội nhập xã hội

Trẻ cùng học với nhau trong một trường nhưng theo các chương trình khác nhau, có giờ học chung và học riêng tuỳ theo môn học và khả năng của trẻ

4. Hội nhập hoàn toàn

Trẻ học như trẻ lành theo một chương trình cứng bắt  buộc

Thực chất các khái niệm trên đã xếp trẻ thành các loại khác nhau và gây không ít khó khăn cho các trường khi tiến hành giảng dậy. Một loạt các vấn đề cần được giải quyết khi tiến hành giáo dục hội nhập kiểu này như, khi nào thì hội nhập về thể chất, khi nào hội nhập về chức năng; ai là người quyết dịnh cho trẻ hội nhập ở các mức độ.

Ở Mĩ ngay từ những năn 1950 và đặc biệt những năm 1960 đã có đạo luật "giáo dục trong môi trường ít hạn chế nhất". Theo đó, trẻ chậm phát triển tinh thần và các khuyết tật khác được vào học tại các trường phổ thông. Trong nhiều trường phổ thông có các phòng phục hồi chức năng và các lớp chuyên biệt.. Trẻ có khó khăn đặc biệt được học trong các lớp chuyên biệt đó, hàng tuần trẻ được tham gia chung vào một số các hoạt động cùng trẻ lành; một số khá hơn được tham gia vào một số các tiết học văn hóa. Trong trường phổ thông kiểu này luôn tồn tại hai loại giáo viên, giáo viên phổ thông và giáo viên được đào tạo về dạy trẻ khuyết tật. Giáo viên phổ thông chỉ chú ý đến học sinh "lành" và thực hiện đúng chương trình mà nhà nước quy định; còn giáo viên chuyên biệt chịu trách nhiệm kèm cặp học sinh khuyết tật trong giờ học chung và phụ đạo trong lớp chuyên biệt của mình.

Kết quả sau nhiều năm tiến hành cho thấy, với phương thức nàu nhiều học sinh đã có những tiến bộ về mặt xã hội, có thêm nhiều bạn bè hơn, ít "lớ ngớ" trong cuộc sống hàng ngày hơn. Tuy nhiên, mô hình hội nhập đã bộc lộ những hạn chế sau:

- Học sinh khuyết tật chưa thực sự được hòa nhập với học sinh lành.

- Việc học tập của trẻ trong các lớp chuyên biệt theo một chương trình riêng không trùng lặp với các lớp khác nên trẻ không thích ứng được.

Kinh nghiệm Việt Nam cho thấy đây là con đường bế tắc không có tính phát triển.

Trường tiểu học Trung Tự (Đống Đa, Hà Nội) đã mở 4 lớp chuyên biệt cho khoảng 60 trẻ chậm phát triển tinh thần (khó khăn trong học tập). Sau 14 năm duy trì, mô hình trên đã bộc lộ một số tồn tại sau:

- Phần lớn học sinh không qua được cấp tiểu học.

- Trẻ lĩnh hội được rất ít các kỹ năng xã hội, ra trường không hòa nhập được vào xã hội.

- Đầu ra cho trẻ lớn tuổi rất bế tắc, trẻ không biết làm gì.

- Nhiều trẻ bị ức chế về tâm lí, không muốn học trong lớp chuyên biệt.

Trong chương trình giáo dục hội nhập, từ năm 1991 đã mở một số lớp chuyên biệt trong trường phổ thông, nhiều lớp đã tự giải tán sau một vài năm.

Chương trình giáo dục hội nhập trẻ khiếm thính cũng rơi vào tình trạng tương tự. Nhiều trẻ được hội nhập, sau một thời gian lại trở về với trường chuyên biệt.

3.2.4. Những tồn tại của mô hình hội nhập.

- Bản chất giáo dục chưa thay đổi. Cái "chưa thích ứng" ở đây vẫn là đứa trẻ. Một khi trẻ chưa theo được chương trình là lỗi của trẻ chứ không phải là do môi trường giáo dục. Giữa chương trình giáo dục và trẻ còn một hàng rào ngăn cản. Một khi trẻ không theo được chương trình thì trẻ tự bị loại bỏ. Chương trình giáo dục chưa phát huy được những tiềm năng, đáp ứng nhu cầu và tạo điều kiện cho phát triển.

- Môi trường giáo dục chưa được thay đổi. Vẫn là môi trường giáo dục cũ và người ta có thay đổi đi một chút ít ở chỗ này, chỗ kia.

- Giáo dục lấy môn học là trung tâm chứ không phải học sinh là trung tâm.

- Thực hiện giáo dục theo kiểu nửa vời, tất cả học sinh khuyết tật chưa được hưởng nền giáo dục, chương trình giáo dục bình đẳng.

- Còn có một phần tách biệt, đó là những học sinh học trong các lớp riêng của trường phổ thông.

- Học sinh chưa được hưởng chương trình, phương pháp giáo dục đã được đổi mới, phù hợp cho mọi đối tượng.

 

Lượt xem : 4692 Người đăng : Kim Phiến

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo