Trang chủ --> Giáo dục trẻ khuyết tật --> TRẺ KHUYẾT TẬT VÀ SỰ TỒN TẠI CỦA TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG CỘNG ĐỒNG
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

TRẺ KHUYẾT TẬT VÀ SỰ TỒN TẠI CỦA TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG CỘNG ĐỒNG

II. TRẺ KHUYẾT TẬT VÀ SỰ TỒN TẠI CỦA TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG CỘNG ĐỒNG

2.1. Khái niệm trẻ khuyết tật

2.1.1.Khái niệm chung

          Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), khái niệm khuyết tật gắn với 3 yếu tố cơ bản sau:

·        Những thiếu về cấu trúc cơ thể và suy giảm các chức năng

·        Những hạn chế trong hoạt động cá thể

·        Môi trường sống: những khó khăn, trở ngại do môi trường do môi trường sống mang lại làm cho họ không thể tham gia đầy đủ và có hiệu quả mọi hoạt động trong cộng đồng

Trẻ khuyết tật là những trẻ có khiếm khuyết về cấu chúc hoạt chức năng cơ thể hoạt động không bình thường dẫn đến gặp khhó khăn nhất định và không thể theo được chương trình giáo dục phổ thông nếu không được hỗ trợ đặc biệt về phương pháp giáo dục - dạy học và những trang thiết bị trợ giúp cần thiết.

2.1.2. Phân loại trẻ khuyết tật

          Trên cơ sở đó, có những dạng trẻ khuyết tật chính sau:

2.1.2.1. Trẻ khiếm thính (Children With Hearing Diffculty)

          Trẻ khiếm thính là trẻ bị suy giảm sức nghe ở những mức độ khác nhau dẫn tới khó khăn về ngôn ngữ và giao tiếp, ảnh hưởng đến quá trình nhận thức, và các chức năng tâm lí khác. Tuỳ theo mức độ suy giảm thính lực, trẻ khiếm thính được phân chia chia ra các mức độ khác nhau:

          Mức 1: Sức nghe còn trong khoảng từ 40 - 55 dB (đề xi ben) (điếc nhẹ). Trẻ còn nghe được âm thanh lời nói bình thường trong môi trường yên tĩnh và nhìn được hình miệng của người nói. Trong lớp học có âm thanh nền lớn, trẻ sẽ gặp khó khăn như nghe không đầy đủ.

Mức 2:Sức nghe còn trong khoảng từ 56 - 70 dB (điếc vừa): Trẻ nghe được tiếng nói to khi nhìn hình miệng, trong môi trường yên tĩnh. Nếu có máy trợ thính phù hợp, trẻ có thể nghe được bình thường.

Mức 3: Sức nghe còn khoảng từ 71 - 90 dB (điếc nặng): Trẻ có thể nghe được một số âm thanh tiếng nói nếu được sử dụng máy trợ thính phù hợp. Nếu không được trang bị trợ thính phù hợp, trẻ khó có thể giao tiếp bằng lời.

Mức 4: Sức nghe còn trong khoảng từ 91 dB trở lên (điếc nặng): Trẻ có thể nghe được một số âm thanh tiếng nói nếu được trang bị máy trợ thính phù hợp được luyện tập từ nhỏ. Tiếng nói của trẻ không hoàn chỉnh hoặc không có. Trẻ chủ yếu giao tiếp bằng cử chỉ.

2.1.2.2. Trẻ khiếm thị (Children With Diffculty)

          Trẻ khiếm thị là trẻ dưới 18 tuổi có khuyết tật thị giác, đã có phương tiện trợ giúp nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động cần sử dụng mắt.

          Trẻ khiếm thị có những mức độ khác nhau về thị lực và thị trường của thị

 giác. Người bình thường, có thị lực 1 Vis; thị trường ngang (góc nhìn bao quát

theo chiều ngang) một mắt là 1500; cả hai mắt là 1800; thị trường dọc  (góc nhìn

bao quát theo chiều đứng) là 1100.

          Trẻ khiếm thị có hai mức độ: trẻ mù và trẻ nhìn kém.

          Trẻ mù là những trẻ không phân biệt biệt được 5 đầu ngón tay cách mắt 15 cm (có thị lực < 0,04vis. Những trẻ loại này cần được sử dụng kí hiệu nối (Braille) trong quá trình học tập.

          Trẻ nhìn kém là những trẻ khi có phương tiện hỗ trợ tối đa, thị lực đạt: 0,04 vis ≤ thị lực o,3vis≤.

2.1.2.3. Trẻ chậm phát triển chí tuệ (Children With Intellectual Disability)

          Trẻ chậm phát triển trí tuệ là trẻ có:

          - Chức năng trí tuệ dưới mức trung bình;

          - Hạn chế ít nhất 2 lĩnh vực hành vi thích ứng như: Giao tiếp/liên cá nhân, tự phục vụ, sống tại gia đình, xã hội, sử dụng các tiện ích tại cộng đồng, tự định hướng, kĩ năng học đường, giải trí, lao động, sức khoẻ và an toàn;…

          - Hạn chế này xuất hiện truớc 18 tuổi.

          Trẻ chậm phát triển trí tuệ không phải là trẻ có hoàn cảnh không thuận lợi cho việc học tập như: Điều kiện kinh tế quá khó khăn, bị bỏ rơi giáo dục, ốm yếu lâu ngày, rối nhiễu tâm lí hay là những trẻ mắc các tật khác làm ảnh đến khả năng học tập như: trẻ khiếm thính, khiếm thị,… Trẻ chậm phát triển trí tuệ được các nhà khoa học đề cập đến là năng lực nhận thức rất hạn chế kèm với sự thích ứng môi trường và xã hội rất kém.

Để dễ nhận biết được trẻ chậm phát triển trí tuệ trong dạy học và giáo dục, giáo viên có thể căn cứ vào một số các biểu hiện sau:

- Khó tiếp thu được nội dung các môn học trong chương trình giáo dục phổ thông, nhất là các môn học đòi hỏi tư duy trừu tượng, lôgíc

- Chậm hiểu, chóng quên (thường xuyên)

- Ngôn ngữ kém phát triển, vốn từ nghèo, phát âm thường sai, nắm quy tắc ngữ pháp kém

- Khó thiết lập mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng

- Kém hoặc thiếu một số kĩ năng sống đơn giản; kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng sống gia đình,…

- Khó kiểm soát được hành vi của bản thân

- Một số trẻ có hình dáng tầm vóc không bình thường.

2.1.2.4. Trẻ khó học (Ghildren With Learning Diffculty)

          Là những trẻ có khó khăn một trong các kĩ năng nhận thức như học đọc, học viết, tính toán, nhận biết màu sắc

2.1.21.5. Trẻ khuyết tật ngôn ngữ và giao tiếp (Children With Language Problems)

          Trẻ khuyết tật ngôn ngữ - giao tiếp là những trẻ có sự phát triển lệch lạc về ngôn ngữ. Đánh giá này dành cho các trẻ có những biểu hiện như: nói ngọng, nói lắp, nói không rõ, nói không được (câm không điếc) không kèm theo các dạng khó khăn khác như chậm phát triển trí tuệ, đao, bại não,..

2.1.2.6. Trẻ khuyết tật vận động (Children With Moving Difficulty)

          Là những trẻ có sự tổn thất các chức năng làm cản trở đến việc di chuyển, sinh hoạt và học tập,…

          Trẻ khuyết tật vận động có thể phân ra làm hai dạng:

          - Trẻ bị hội chứng não dẫn đến khuyết tật vận động. Những trẻ thuộc loại này thường là trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong học tập.

          - Trẻ khuyết tật vận động do chấn thương nhẹ hay do bệnh bại liệt gây ra làm khoèo, liệt chân, tay,.. những não bộ của trẻ vẫn bình thường, trẻ vẫn học tập tốt, chỉ cần giúp trẻ các phương tiện tới trường. Trẻ cần được luyện tập và phát triển các chức năng vận động ngay từ lúc còn nhỏ, vẫn cho kết quả hồi phục nhanh chóng.

2.1.2.7. Trẻ đa tật (Cildren With Multiple Disabilties)

          Là những trẻ có từ hai khuyết tật trở lên. Ví dụ vừa khiếm thính, vừa khiếm thị hay vừa chậm phát triển trí tuệ, vừa khuyết tật vận động,…

2.2. Sự tồn tại của trẻ khuyết tật là một thực tế khách quan

          Do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong xã hội bao giờ cũng tồn tại một bộ phận những người khuyết tật. Theo tổ chức Y tế thế giới, số người khuyết tật chiếm khoảng 10% dân số, trong đó có 1/3 là trẻ em. Ở Việt Nam, theo thống kê chưa đầy đủ, có khoảng gần 1 triệu thuộc các dạng khuyết tật khác nhau.       

          Những nguyên nhân gây khuyết tật có thể kể đến là:

2.2.1. Những nguyên nhân do môi truờng sống

          - Đói nghèo, bệnh tật chưa chấm dứt

          - Môi trường bị ô nhiễm

          - Sử dụng thuốc chữa bệnh bữa bãi

          - Các bệnh xã hội

          - Chấn thương tai nạn (tai nạn, rủi do…)

2.2.2. Những nguyên nhân do xã hội

          - Những nguyên nhân do xã hội không qua tâm, thờ ơ, thái độ chưa đúng mực

          - Quan niệm, thái độ đối với trẻ

          - Môi trường chưa tạo điều kiện cho trẻ phát triển

2.2.3. Nguyên nhân bẩm sinh

          - Do di truyền

          - Do sinh đẻ không bình thường

          - Do lây truyền từ cha mẹ từ trong bào thai

2.2.4. Và các nguyên nhân khác

          Những nguyên nhân đã dẫn đến những khuyết tật khác nhau ở trẻ em. Thực tế cho thấy trong những nguyên nhân về xã hội, đói nghèo, thiếu chăm sóc gây nên các khuyết tật ở những nước đang phát triển. Nhưng ngay ở những nước phát triển như (Mỹ, Tây Âu), các nguyên nhân về tinh thần, ô nhiễm môi trường,… cũng gây giả khuyết tật. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), khuyết tật có chiều hướng gia tăng ở những nước phát triển và khi xã hội phát triển thì khuyết tật không những không giảm đi mà còn gia tăng thêm.

Đa số những người khuyết tật ở vào tình trạng nghèo nàn, thất học và dễ rơi vào tình trạng bị lãng quên. Khi hoa học chưa phát triển, các nguyên nhân gây khuyết tật chưa được xác định một cách khách quan mà chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi những quan điểm, tín điều sai lầm (chẳng hạn, khuyết tật là sự trừng phạt của Thượng đế đối với một linh hồn tội lỗi), thì người khuyết tật không được thừa nhận như một con người, một nhân cách. Trong hoàn cảnh đó, không thể bàn tới vấn đề chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật như là một trách nhiệm xã hội. Ngay cả trong điều kiện ngày nay, nhiều người quá lạc quan cho rằng với sự phát triển của khoa học, mọi khuyết tật có thể được "chữa lành", và vấn đề người khuyết tật sẽ không còn là "vấn đề xã hội" nữa.

Một khi những nguyên nhân gây nên khuyết tật, chẳng hạn như bệnh tật, lạm dụng thuốc, tai nạn, chiến tranh, ô nhiễm môi truờng,… vẫn còn, thì mỗi người đều có thể tiềm ẩn nguy cơ trở thành khuyết tật. Thực tế cho thấy rằng mỗi khi một hay một số nguy cơ được hoá giải thì lại có những nguyên nhân khác nảy sinh. Do đó, sự tồn tại của người khuyết tật là một thực tế khách quan, nằm ngoài mong muốn của con người.       

Chấp nhận thực tế khách quan và tìm ra những con đường hành sử đúng đắn, sẵn sàng đối mặt với thực tế thay vì cố tình bỏ quên nó là hướng đi hợp quy luật của sự phát triển.

 

Lượt xem : 14243 Người đăng : Kim Phiến

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo