Trang chủ --> Giáo dục trẻ khuyết tật --> Sự hình thành và phát triển khoa học giáo dục trẻ khuyết tật
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Sự hình thành và phát triển khoa học giáo dục trẻ khuyết tật

1.4 Sự hình thành và phát triển khoa học giáo dục trẻ khuyết tật

1.4.1. Giáo dục trẻ khuyết tật

1.4.1.1. Giai đoạn trước thế kỉ XV

          Từ thế kỷ XV trở về trước, không có nhiều tư liệu về giáo dục trẻ khuyết tật. Nhà triết học Aristos cho rằng, không có gì có thể tồn tại trong trí óc con người nếu không được các giác quan tiếp nhận. Do đó, trẻ khuyết tật với những khiếm khuyết của mình không thể tiếp thu các kiến thức, kinh nghiệm của lịch sử xã hội. Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn những người cho rằng việc giáo dục cho trẻ điếc là có thể thực hiện được.

Vào thế kỷ thứ 13, vai trò của dạy truyền miệng qua những câu chuyện về lịch sử, ngụ ngôn, tôn giáo được đề cao, nhưng người mù có thể hội nhập vào các hệ thống giáo dục này.

1.4.1.2. Giai đoạn thế kỉ XV đến thế kỉ XVIII

Đây là thời kỳ mở đầu cho giai đoạn bắt đầu có sự quan tâm chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật, song cũng chỉ có các ghi chép về việc chăm sóc giáo dục trẻ khiếm thính và trẻ khiếm thị.

* Giáo dục trẻ khiếm thính

Hệ thống chữ cái ngón tay và kết hợp với chữ viết được sử dụng để dạy trẻ điếc. Tiêu biểu là một số nhà sư phạm dạy trẻ điếc nổi tiếng như: Ponee De Leon (1520-1584) và Juan Papio Bonet (1579-1620), người Tây Ban Nha, John Walls (1712-1789), người Pháp, đã phát minh ra các "kí hiệu có phương pháp" một hệ thống các kí hiệu chuyên biệt dùng để dạy tiếng Pháp cho học sinh điếc. Ngoài ra, cón có một số nhà giáo dục khác theo trường phái này là Henry Backz (1698-1774) và Braidwood (1751-1806), Thomas Hopkins Gallaude (1781-1751). Những người đại diện cho  sử dụng ngôn ngữ nói thuần tuý: John Anam (1669-1724), người Hà Lan và Samuel Heinicke (1729-1790), nguời Đức.

* Giáo dục trẻ khiếm thị

Tư tưởng giáo dục người mù xuất hiện đầu tiên từ năm 1662 ở Paiermo, Pháp. Ở đây có một trường nhạc do người mù tự sáng lập và tổ chức dạy nghề dành riêng cho người mù, gồm 30 học viên. Cùng thời gian này, tổ chức kết nghĩa anh em của những người mù ở Anh đã được thành lập để tự học tìm cách tự định hướng di chuyển tốt trong thành phố London.

Một số nhà hoạt động xã hội đã có tư tưởng xây dựng ngành học người mù. Họ sáng lập ra phương pháp đọc và viết chữ nhờ cảm giác xúc giác, và đưa ra hai cách viết:

- Thứ nhất: Viết chữ giống hệt như chữ của người sáng mắt trên giấy nến để tạo thành chữ nổi;

- Thứ hai: Chữ viết là dấu chấm nổi. Cách viết này là do Lama đề xướng 167. Mỗi ô viết có 12 chấm nổi. Sau này, Braille cải tiến cách viết, mỗi ô chỉ còn 6 chấm nổi. Cho đến nay, chữ nổi do Braille sáng lập được cả thế giới thừa nhận và sử dụng.

1.4.1.3. Giai đoạn thế kỉ XVIII đến thế kỉ XX

          * Giáo dục trẻ khiếm thính

          - Những người theo trường phái sử dụng ngôn ngữ nói để dạy trẻ điếc: Fiedrich Moritz Hill(1805-1874), người Đức.

          Đại hội Milano năm 1880 (Ý) đã quyết định lựa chọn  sử dụng ngôn ngữ nói đơn thuần là phương pháp dạy trẻ điếc. Sau đó đã nổ ra hàng loạt các tranh cãi về kết luận này trong hàng loạt cac Hội nghị quốc tế dành cho người điếc. Tất cả các cuộc Hội nghị trên đều phủ nhận những giải pháp áp đặt của Đại hội Millano.

          Tuy nhiên, sau đó thì trẻ em điếc tiếp tục đến trường, những người điếc trong các gia đình và cộng đồng của người điếc vẫn tiếp tục được sử dụng ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ. Ngôn ngữ kí hiệu - ngôn ngữ bản xứ của người điếc dần dần được trả lại đúng vị trí của nó, góp phần vào việc khôi phục và phát triển một nền văn hoá riêng của cộng đồng người điếc trên toàn thế giới.

* Giáo dục trẻ mù

Hệ thống giáo dục trẻ mù gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp giáo dục của nhà giáo dục Pháp: Gaiu. Ông đã đề xướng hệ thống phương pháp dạy học, viết và dạy học cho thanh niên mù và được ghi vào lịch sử giáo dục người mù như là sự mở đầu sự nghiệp phát triển khoa học về mô hình trường và phương pháp giáo dục người mù. Tuy nhiên, tất cả các trường có phương pháp giảng dạy riêng, không có liên hệ với nhau về kinh nghiệm giáo dục, tự đề xuất kiểu chữ viết,…

Các nhà giáo dục thời kì này là Lui Braille (1809-1852) và Gaui (1745- 1822), Pháp; Klein (1765-1848), Hungary; Sâyne (1778-1853), Đức; Mun (1818-1894), Arnitet (1824-1890), Anh; Gôu (1801-1871), Mỹ;… Họ đều có chung mục đích là tìm tòi phương pháp giảng dạy và chữ viết cho người mù. Song người thành công nhất là Lui Braille, ông đã đặt nền móng về nội dung, phương pháp dạy học, hình thức giáo dục và kiểu chữ viết cho người mù đến nay vẫn được hoàn toàn thế giới thừa nhận.

1.4.1.4. Giai đoạn thế kỉ XX đến nay

* Giáo dục trẻ khuyết tật những năm đầu thế kỉ XX đến những năm 1970

Đây là thời kì phát triển và hưng thịnh của mô hình giáo dục chuyên biệt trẻ khuyết tật. Với sự phát triển như vũ bão của các ngành khoa học, đặc biệt là y học, sinh lí học, giáo dục học, tâm lí học… thì quan niệm của xã hội về người khuyết tật nói chung đã có sự thay đổi. Người ta cho rằng, người khuyết tật nói chung cũng như trẻ khuyết tật có khả năng phục hồi các chức năng bị khiếm khuyết nếu được chữa trị, họ cũng có nhu cầu sống, nhu cầu tồn tại, có những khả năng nhất định để tham gia vào đời sống xã hội.

Nhiều văn bản có tính quốc tế và quốc gia về người tàn tật, đã được ban hành. Giáo dục trẻ khuyết tật đã trở thành một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân và hệ thống trường lớp chuyên biệt phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước như: Nga, Đức, Pháp, Mĩ, Thụy Điển, Hà Lan, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha…

* Giáo dục trẻ khuyết tật trong những năm cuối thế kỉ XX đến nay

Vấn đề người khuyết tật và trẻ em khuyết tật ngày càng được tất cả các quốc gia và cộng đồng người trên thế giới quan tâm. Tuyên ngôn về quyền của người chậm phát triển tinh thần đã được Liên hợp quốc thông qua ngày 20/12/1971, Tuyên ngôn về người tàn tật ngày 09/12/1975, Thập kỉ của Liên hợp quốc vì người tàn tật 1983-1992, Chương trình hành động thế giới về người tàn tật ngày 3/12/1983, nhằm đạt tới "một xã hội cho tất cả mọi người" vào năm 2010.

Đặc biệt là Hội nghị thế giới về giáo dục trẻ em có nhu cầu giáo dục đặc biệt được tổ chức tại Salamanca, Tây Ban Nha, năm 1994 đã khẳng định lại quyền được giáo dục của mọi cá nhân như đã nêu trong Tuyên bố chung về Quyền con người năm 1984. Hội nghị thế giới về giáo dục cho mọi người, năm 1940 nhằm đảm bảo quyền cho tất cả mọi người, bất kể sự khác biệt của mỗi người. Đồng thời, Hội nghị cũng nhắc lại Tuyên ngôn của Liên hợp quốc mà đỉnh cao là Các quy tắc của Liên hợp quốc về quyền bình đẳng các cơ hội cho người khuyết tật nhằm yêu cầu các quốc gia đảm bảo rằng giáo dục cho người khuyết tật là một bộ phận không thể tách rời trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Tư tưởng tiến bộ của nhân loại đối với trẻ khuyết tật đã được khẳng định trong các điều, và đặc biệt là điều 23 trong Công ước quốc tế về Quyền trẻ em.

Xu hướng tư tưởng mới trong giai đoạn này là đẩy mạnh hội nhập và tham gia xã hội đồng thời xoá bỏ sự tách biệt. Hoà nhập và tham gia điều cơ bản nhất đối với phẩm giá con người và thực hiện quyền con người. Trong phạm vi giáo dục, điều này dược thể hiện thông qua việc xây dựng các chiến lược nhằm tìm kiếm và mang lại sự bình đẳng về cơ hội. Kinh nghiệm ở các nước cho thấy, việc hoà nhập trẻ em có nhu cầu giáo dục đặc biệt được thể hiện thành công nhất trong các trường hoà nhập dành cho mọi trẻ em trong cộng đồng. Các trường hoà nhập đã tạo ra môi trường thuận lợi nhất cho trẻ khuyết tật có đủ cơ hội đạt tới sự bình đẳng và tham gia đầy đủ. Hiệu quả giáo dục hoà nhập phụ thuộc vào sự cố gắng của giáo viên, cha mẹ trẻ, cộng đồng và chính bản thân trẻ khuyết tật.

Như vậy, giai đoạn này cùng tồn tại hai mô hình giáo dục chủ yếu trẻ khuyết tật là: Mô hình giáo dục chuyên biệt và mô hình giáo dục hoà nhập. Cùng với sự tiến bộ của nhân loại, mô hình giáo dục hoà nhập ngày càng tỏ rõ tính ưu việt và dần thay thế mô hình giáo dục chuyên biệt. Các tổ chức quốc tế như USESCO, UNICEF,… đã có những văn bản hướng dẫn các quốc gia trên thế giới đã có những văn bản luật và dưới luật nhằm thực hiện một cách hiệu quả, đảm bảo Quyền của trẻ em khuyết tật.

 

Lượt xem : 3940 Người đăng : Kim Phiến

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo