Trang chủ --> Giáo dục trẻ khuyết tật --> Hình thành và phát triển kĩ năng xã hội
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Hình thành và phát triển kĩ năng xã hội

3.2. Hình thành và phát triển kĩ năng xã hội

          Kĩ năng xã hội là một trong những nhóm kĩ năng thích ứng. Kĩ năng xã hội được hiểu là kĩ năng liên quan tới sự tương tác xã hội với các cá nhân khác; nó bao gồm các kĩ năng thiết lâp và duy trì sự tương tác với người khác, giải quyết các tình huống và nhận thức, phản hồi lại những xác cảm, tình cảm. Bản chất của hình thành kĩ năng xã hội là hình thành năng lực thể hiện những hành vi mong muốn ở trẻ.

          Hình thành và phát triển các kĩ năng xã hội là nội dung quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ khuyết tật. Sự hình thành và phát triển những kĩ năng xã hội ở trẻ trẻ khuyết tật thường muộn, với tốc độ chậm hơn so với trẻ bình thường cùng độ tuổi. Thậm chí, nếu không được can thiệp giáo dục phù hợp, những kĩ năng xã hội ở trẻ khuyết tật còn bị phát triển lệch hướng. Điều này làm cho trẻ khuyết tật gặp nhiều khó khăn hoặc không được sự chấp nhận của người khác cho những nỗ lực hòa nhập cộng đồng. Những sự chậm trễ hay lệch hướng của các kĩ năng xã hội đó là do tác động của trẻ khuyết tật và môi trường tác động đến hoạt động hàng ngày của trẻ. Do vậy, cần có những nội dung giáo dục được thiết kế phù hợp để giải quyết vấn đề này.

          Có ba cách định nghĩa về kĩ năng xã hội: Định nghĩa theo đặc điểm, định nghĩa theo thành phần, định nghĩa theo tiến trình.

          - Định nghĩa theo đặc điểm cho rằng kĩ năng xã hội có sẵn và nằm trong cấu trúc nhân cách của mỗi người, và do vậy mức độ các kĩ năng xã hội sẽ không đổi và tồn tại vững chắc trong mọi thời gian và hoàn cảnh.

          - Định nghĩa theo thành phần: Các kĩ năng xã hội là những đơn vị hành vi lời nói hoặc không lời có thể quan sát được, khi được kết hợp lại có thể tạo thành công cho sự tương tác qua lại giữa các cá nhân trong tình huống giao tiếp cụ thể.

          - Định nghĩa theo tiến trình cho rằng các kĩ năng xã hội là những thành phần của những hành động cụ thể (ví dụ như nhìn, gật đầu) hay một chuỗi những hành vi giao tiếp cụ thể (như: chào hỏi) và tuân theo những quy tắc nhất định. Những kĩ năng này có thể học được qua trải nghiệm và quan sát.

          Theo cách định nghĩa này, các kĩ năng xã hội bao gồm:

          - Sự nhận thức về người khác: Kĩ lực ứng xử một cách hiệu quả đối với nhu cầu và mong muốn của người khác.

          - Đặt mình vào vị trí của người khác: Kĩ năng nhận ra cảm giác, tình cảm, suy nghĩ của người khác.

          - Kĩ năng thể hiện phụ trợ phi lời nói: Trong giao tiếp, việc kết hợp giữa lời nói và những dấu hiệu phi lời nói rất quan trọng để có được thành công.

          - Kĩ năng động viên khuyến khích: Khích lệ các hành vi tích cực ở người khác có ý nghĩa rất quan trọng trong giao tiếp.

          - Kĩ năng thể hiện: Gửi các dấu hiệu để người khác biết vai trò, trạng thái, tính cách của mình.

          - Kĩ năng sử dụng phù hợp những quy tắc trong các tình huống giao tiếp.

          - Xác định trình tự của các tình huống giao tiếp: Trình tự dấu hiệu lời nói hoặc phi lời nói trong tình huống giao tiếp nhất định để có được kết quả tích cực.

          Mức độ trì trệ trong việc hình thành, phát triển các kĩ năng xã hội cũng như mức độ phát triển lệch hướng của các kĩ năng xã hội ở trẻ khuyết tật tùy thuộc vào mức độ khuyết tật của trẻ. Do vậy, nội dung giáo dục để hình thành và phát triển các kĩ năng xã hội cho trẻ khuyết tật cần được xây dựng cụ thể dựa trên những đánh giá kĩ năng xã hội của từng cá nhân trẻ. Quyết định nội dung những kĩ năng xã hội cần dạy cho mỗi trẻ khuyết tật cũng cần được dựa trên độ tuổi của trẻ và những chuẩn mực văn hóa của mỗi vùng miền.

 

Lượt xem : 2838 Người đăng : Kim Phiến

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo