Trang chủ --> Sống khỏe --> Kiệu hoa phải nhờ người khiêng
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Kiệu hoa phải nhờ người khiêng

(Hoàng Kim) - Hoạt động giao tiếp xã hội thương nghiệp được tiến hành trong toàn xã hội, mà hoạt động giao tiếp xã hội cụ thể lại cần có nơi chốn hoạt động cụ thể. Ở các nơi trong xã hội đều tồn tại các loại hoạt động xã hội. Nhưng hoạt động thương nghiệp đó lại phải dựa vào khu vực xã hội mà nó tồn tại. 

 Hình minh họa (tẩm quất người mù Hoàng Kim)

Một hoạt động giao tiếp xã hội thương nghiệp có thể tồn tại và bắt rễ được ở khu vực xã hội hay không, còn phải xem mực độ hài hòa trong mối quan hệ giữa nó với khu vực. Muốn bắt rễ được ở khu vực và có thể phát triển mạnh hoạt động thương nghiệp, cần phải nắm được các môn học về quan hệ như co duỗi, vuông tròn, chịu thiệt… cố gắng hòa hợp với khu vực, làm cho hoạt động thương nghiệp trở thành hoạt động giao dịch không thể thiếu được của khi vực, trở thành hạt nhân và đại biểu hình tượng của khu vực. Làm cho hoạt động thương nghiệp và khu vực cũng có lợi, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển.

 

            Út-đơ-rúp là Chủ  tịch Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2 của công ty Cô-ca Cô-la. Ông là một người khôn ngoan tài giỏi, hùng tài đại lược. Trong tình hình thị trường Mỹ đã tới mức bão hòa, nhìn thấy sự cần thiết phải mở thị trường mới, mới có lối thoát. Ông đã đề ra một ý tưởng ghê người là hãy để mọi người trên toàn thế giới đều có thể uống Cô-ca Cô-la.

            Nhưng muốn mở thị trường ở nước ngoài, lọt được vào các nước đâu có dễ? Mỗi quốc gia đều có thứ nước uống riêng của mình, lại có khẩu vị riêng đã chiếm được thị trường lớn trong nước. Lại còn tập quán của nhân dân mỗi nước cũng khác nhau. Nhưng kết quả Út-đơ-rúp đã thành công. Cô-ca Cô-la đã vào được thị trường các nước, và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, lại được mọi người hoan nghênh.

 

            Nguyên nhân thành công quan trọng của Út-đơ-rúp là đề ra được chiến lược “chủ nghĩa tại chỗ”. Đó cũng là thành công của chiến lược xã giao của ông ta. Ông đã cho thành lập công ty và xây dựng nhà máy sản xuất tại chỗ, chiêu mộ công nhân tại chỗ, nên giúp giải quyết được việc làm cho dân địa phương. Tiền vốn được hùn cùng với địa phương, có lợi cho việc mở rộng đầu tư của địa phương, thu được lợi nhuận. Đồng thời còn tích cực giúp đỡ nhân dân địa phương. Một loạt những chính sách tốt đẹp đó của công ty Cô-ca Cô-la đã mua chuộc được lòng người, được nhân dân địa phương hoan nghênh. Nhân dân địa phương cũng ủng hộ và giúp đỡ rất lớn cho công ty Cô-ca Cô-la, tạo môi trường phát triển thuận lợi cho công ty Cô-ca Cô-la đứng vững được ở địa phương, phát triển nhanh chóng, đồng thời cũng lôi kéo kinh tế địa phương phát triển.

 

            Tôny là giám đốc một của hàng kem. Lúc đầu khi ông ta xây cửa hàng ở khu vực đó, mọi người trong khu vực phản đối kịch liệt, vì khu vực đó vốn nổi tiếng là có môi trường sạch đẹp.  Mọi người lo rằng đặt cửa hàng kem ở đây sẽ phá vỡ môi trường sạch đẹp của địa phương. Vì bán hàng kem sẽ có thể tăng thêm rác, các túi giấy bọc kem có thể sẽ vứt lung tung khắp nơi.

 

            Nhưng cuối cùng cách làm của Tôny đã được nhân dân ở khu vực đó hoan nghênh. Họ rất cảm động trước thành ý của Tôny và đã chấp nhận Tôny. Sản phẩm hàng hóa của Tôny cũng nhanh chóng trở thành một mặt hàng được khu vực ưa thích. Họ còn giúp Tôny kinh doanh, khiến cho sản phẩm của Tôny cũng chiếm được thị trường ở các khu vực khác.

Để tỏ lòng cảm tạ sự ủng hộ và giúp đỡ của toàn khu vực, Tôny đã mở “Phòng đọc sách thiếu nhi” ở khu vực, khiến cho các trẻ em của khu vực đọc được nhiều sách hay, không bỏ phí thời gian rỗi.

 

            Khu vực có ảnh hưởng lớn đến sự sinh tồn và phát triển của xí nghiệp; là thương nhân có tầm nhìn xa, không thể không chú trọng làm tốt mối quan hệ giữa các xí nghiệp với khu vực. Từ kinh nghiệm của Út-đơ-rúp và Tôny cho mọi người một bài học: Có đóng góp và giúp đỡ nhiều cho khu vực mới có được sự ủng hộ, hữu hảo và phối hợp của khu vực đối với xí nghiệp.

 

            Đương nhiên khi xí nghiệp có những đóng góp cho khu vực, cũng có nhu cầu nhất định. Quan hệ giữa xí nghiệp và khu vực được xây dựng trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Đồng thời mục đích của xí nghiệp là chiếm hữu được thị trường, kiểm soát thị trường, có lợi cho mình. Cho nên khi xí nghiệp có những đóng góp với thị trường là cũng đặt cơ sở cho lợi ích của mình.

 

            Quan hệ láng giềng thân thiện giữa xí nghiệp với khu vực là bảo đảm căn bản cho sự tồn tại và phát triển của xí nghiệp, là nhu cầu khách quan cho hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp, cũng là cơ sở tin cậy cho sự ổn định phồn vinh của khi vực. Khu vực là “miếng đất” để xí nghiệp nhờ đó mà sinh tồn, phát triển; xí nghiệp cũng có thể đóng góp và giúp đỡ khu vực, thúc đẩy khu vực phát triển phồn vinh. Cho nên, giữa xí nghiệp và khu vực  hai bên cùng có lợi, giúp đỡ lẫn nhau, tạo dựng mối quan hệ láng giềng thân thiện, hài hòa, mới có thể cùng phát triển, tạo ra tương lai tốt đẹp.

 

Nguồn: Hoàng Kim 

Lượt xem : 14411 Người đăng : Hoàng Xuân Hạnh

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo