Trang chủ --> QUẢN LÝ CÔNG --> ỨNG DỤNG CÁC YẾU TỐ CỦA MÔ HÌNH QUẢN LÝ CÔNG MỚI TRONG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

ỨNG DỤNG CÁC YẾU TỐ CỦA MÔ HÌNH QUẢN LÝ CÔNG MỚI TRONG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM

III/ ỨNG DỤNG CÁC YẾU TỐ CỦA MÔ HÌNH QUẢN LÝ CÔNG MỚI TRONG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM

1. Những thách thức khi áp dụng mô hình quản lý công mới ở Việt Nam

Áp dụng mô hình quản lý công mới đã trở thành trào lưu của nhiều nước trên thế giới, kể cả các nước đang phát triển. Tuy vậy, việc áp dụng mô hình này là hết sức khó khăn, phải căn cứ vào đặc điểm và điều kiện cụ thể của từng nước. Áp dụng mô hình quản lý công mới vào Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức, cụ thể bao gồm:

 - Cải cách hành chính là một công việc phức tạp, khó khăn vì nó động chạm đến bộ máy, đến cá nhân, đến quan điểm của cá nhân và các nhóm lợi ích.

 - Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước chưa được nghiên cứu một cách thấu đáo, chưa đề ra được các nội dung lãnh đạo thật sự cụ thể, hiệu quả, hoặc là Đảng còn bao biện, làm thay đổi công việc của Nhà nước, hoặc là Đảng buông lỏng lãnh đạo đối với Nhà nước.

 - Pháp luật không đầy đủ, thực hiện pháp luật không nghiêm.

 - Bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương còn cồng kềnh, hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả.

 - Trong các cơ quan nhà nước còn tồn tại khá phổ biến tình trạng thiếu dân chủ; tệ quan kiêu, hách dịch, cửa quyền, lãng phí, tham nhũng vẫn còn nhiều.

 - Tình trạng liên tục gia tăng biên chế trong các cơ quan, tổ chức tạo áp lực lớn cho ngân sách nhà nước.

 - Quản lý tài chính công kém hiệu quả.

 - Tiền lương của cán bộ, công chức thấp là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thờ ơ, vô trách nhiệm và những công chức giỏi xin ra khỏi các cơ quan nhà nước. Tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống, hối lộ, tham nhũng (vật chất, thời gian), mua quan bán chức không được ngăn chặn, đẩy lùi…

 - Hệ thống đánh giá cán bộ, công chức được xác định đúng, không dân chủ và thiếu khách quan.

 - Cán bộ lãnh đạo, quản lý thiếu trình độ, năng lực và các kỹ năng, không biết sử dụng các yếu tố tạo động cơ làm việc cho cán bộ, công chức.

 - Văn hóa làng xã, bè phái, tưtưởng “một trăm cái lý không bằng một tí cái tính”; “phép vua thua lệlàng”, bệnh hình thức, sính bằng cấp còn khá phổbiến.
 


 

 

 

2. Một số nội dung cải cách đối với Việt Nam

Cải cách hành chính phải bắt nguồn từ thực tiễn của mỗi quốc gia, phụ thuộc vào chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và cả những yếu tố khác như truyền thống, văn hóa, lịch sử… của các quốc gia đó. Tuy nhiên, việc học tập, nghiên cứu kinh nghiệm cải cách của các nước để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm là việc làm rất cần thiết đối với Việt Nam hiện nay.

Mô hình quản lý công mới xuất hiện trong môi trường các nước phát triển phản ánh một cách rõ nét những gì cần phải làm ở các nước này. Tuy nhiên, việc ứng dụng mô hình này vào các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn còn là vấn đề phải tiếp tục nghiên cứu không chỉ trong giới học thuật mà cả trong số các nhà quản lý hành chính thực tiễn.

Việt Nam chưa thể áp dụng đầy đủ các nội dung quản lý công mới vì những lý do sau đây:

 - Các nước phát triển với truyền thống quản lý hành chính lâu đời, với hệ thống pháp luật ổn định và đầy đủ, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và tương ứng với nó là ý thức dân chủ, ý thức pháp luật của đại bộ phận người dân đã đạt tới mức độ cao khiến cho các giải pháp cải cách hành chính được áp dụng sẽ khác với Việt Nam. Chẳng hạn, ở Việt Nam hiện nay còn thiếu một hệ thống pháp luật đầy đủ và hoàn chỉnh. Điều đó đòi hỏi việc đầu tiên mà Việt Nam cần phải làm là xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, thể chế hóa các hoạt động quản lý hành chính thay vì triển khai việc thực hiện phi quy chế hóa như ở các nước phát triển.

 - Nền hành chính Việt Nam là nền hành chính truyền thống, mang nặng tư tưởng tập trung quan liêu, bao cấp trong nhiều năm, bộ máy nhà nước cồng kềnh, nhiều cấp; tâm lý ngại thay đổi của đại bộ phận cán bộ, công chức còn rất lớn. Mô hình quản lý công mới đòi hỏi phải xác định lại vị trí, vai trò của nhà nước theo hướng thu gọn và giảm bớt quy mô của nhà nước, xây dựng “nhà nước nhỏ” trong một “xã hội lớn”. Đến nay chúng ta vẫn rất khó khăn để xác định lại vị trí, vai trò của nhà nước.

 - Tư nhân hóa cung cấp dịch vụ công là một trong những nội dung quan trọng của mô hình quản lý công mới chỉ có thể áp dụng từng bước và theo một cách không trọn vẹn ở Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu là sự yếu kém của khu vực kinh tế tư nhân khiến cho việc cung cấp các dịch vụ công trở nên khó khăn đối với họ. Việc xã hội hóa từng phần các dịch vụ công nhằm thu hút tối đa các nguồn lực trong xã hội trong sự giám sát, quản lý của nhà nước vẫn là một trong những phương án khả thi hiện nay ở Việt Nam.

 - Nhận thức của người dân về các quyền tự do, dân chủ chưa đầy đủ, chưa phát huy ý thức làm chủ của công dân trong đời sống xã hội, nhất là nhận thức về vấn đề bầu cử, ý thức tham gia xây dựng chính sách và thực hiện quyền kiểm tra, giám sát các cơ quan nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức…

 - Trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức các cấp còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ, nhất là năng lực lãnh đạo, quản lý và các kiến thức về pháp luật, kinh tế, tin học… Điều này cản trở rất nhiều khi thực hiện chủ trương phân cấp của trung ương cho chính quyền địa phương.

Dù sao, khi nghiên cứu các nội dung của mô hình quản lý công mới chúng ta nhận thấy Việt Nam có thể tiếp tục đẩy mạnh cải cách theo các nội dung sau:

a. Đẩy mạnh phân cấp giữa trung ương và địa phương

Cần phân cấp mạnh hơn giữa chính quyền trung ương với chính quyền địa phương và giữa các cấp chính quyền địa phương với nhau, thực hiện nguyên tắc “tự quản địa phương”, cho phép các địa phương phát huy hết tiềm năng của mình, tự quyết định các vấn đề liên quan tới công việc của địa phương mình, tránh tình trạng nhà nước can thiệp quá mức cần thiết vào công việc của các địa phương.

Nhà nước cần phân cấp mạnh trong việc quản lý nhân sự và quản lý nguồn lực tài chính cho các cơ quan, tổ chức. Việc phân cấp được gắn liền với trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tạo điều kiện để họ chủ động, linh hoạt, khuyến khích họ áp dụng các biện pháp quản lý để đạt được mục tiêu của cơ quan, tổ chức,.

b. Đẩy mạnh tư nhân hóa trong cung ứng dịch vụ công

Đồng thời với việc tăng cường tư nhân hóa cung ứng dịch vụ công, cần tăng cường trách nhiệm của nhà nước trong việc kiểm tra, giám sát, chống tham nhũng chính trị. Nhà nước thực hiện ký hợp đồng cung ứng dịch vụ công dựa trên cơ sở kết quả đấu thầu công khai và công bằng.

Các yếu tố cạnh tranh được đưa vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức cung ứng dịch vụ công khiến cho dịch vụ công được cung cấp rẻ hơn, tốt hơn, bộ máy nhà nước cũng trở nên gọn nhẹ hơn và tiết kiệm hơn.

Trong những năm gần đây, nhà nước đã cho tư nhân mở dịch vụ công chứng, xây dựng trường học, bệnh viện tư, xây dựng đường sá, nhà máy thủy điện… Nhưng nhìn chung, theo đánh giá của các chuyên gia thì nhà nước ta vẫn chưa đẩy mạnh tư nhân hóa trong cung ứng dịch vụ công, vẫn thích ôm đồm, thích cái sự “vất vả”. Tư nhân hóa, cổ phần hóa những doanh nghiệp nhà nước hiện nay vẫn đang gặp khó khăn, tốc độ tư nhân hóa, cổ phần hóa còn rất chậm, không đạt mục tiêu.

c. Cơ cấu lại các đơn vị hành chính sự nghiệp và các doanh nghiệp nhà nước

 - Cơ cấu lại những đơn vị hành chính sự nghiệp cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả thành các đơn vị kinh tế tự chủ.

 - Áp dụng các hình thức quản lý công mới và chuyển sang mô hình hội đồng quản trị. Giao quyền tự chủ cho các bệnh viện, trường học, các cơ sở nghiên cứu…

 - Ký giao tài sản nhà nước cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp linh hoạt trong phát triển sản xuất, kinh doanh; các nhà quản lý tự chủ hơn trong việc mua sắm, sử dụng hoặc bán các tài sản không cần thiết.

d. Cải cách chế độ công vụ, công chức

Thứ nhất,phân định rõ cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước và các cơ quan đảng, các tổ chức chính trị - xã hội. Cán bộ, công chức nhà nước được điều chỉnh theo Luật Cán bộ, công chức; viên chức nhà nước làm việc trong các đơn vị hành chính sự nghiệp được điều chỉnh hoàn toàn theo luật viên chức; cán bộ, công chức trong các cơ quan đảng và các tổ chức chính trị - xã hội được hưởng lương từ ngân sách nhà nước, có quyền lợi, nghĩa vụ theo quy chế cán bộ chính trị do Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội quy định.

Ở cấp cơ sở, cần xác định cụ thể số lượng cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách và công chức hành chính.

Thứ hai,đổi mới chế độ tuyển dụng và quản lý công chức. Đây là vấn đề quan trọng cần được triển khai thực hiện tích cực, bao gồm:

 - Áp dụng chế độ thi tuyển công chức hành chính tập trung cho tất cả các bộ, ngành trung ương (giao cho một cơ quan của Chính phủ thực hiện).

 - Các nhà quản lý được chủ động trong việc tuyển dụng, sa thải, thăng tiến, thuyên chuyển, duy trì và trả lương cán bộ, công chức. Việc trả lương cán bộ, công chức gắn chặt với năng lực và kết quả làm việc của cán bộ, công chức.

 - Thực hiện mô hình nhân sự theo chức nghiệp đối với viên chức nhà nước và theo chế độ theo việc làm đối với công chức lãnh đạo, quản lý. Tuyển dụng và đề bạt công chức lãnh đạo trên cơ sở cạnh tranh và tài năng.

 - Thuê mướn nhân lực trên cơ sở hợp đồng thay thế cho việc bổ nhiệm theo nhiệm kỳ ở các cơ quan hành chính sự nghiệp và các doanh nghiệp nhà nước.

 - Tính toán chế độ tiền lương, tiền thưởng cho cán bộ, công chức theo mức tăng của khu vực tư.

e. Tăng cường sự tham gia của nhân dân

 - Tạo điều kiện để công dân và tổ chức tiếp cận thông tin một cách dễ dàng, chính xác và kịp thời. Đơn giản hóa thủ tục hành chính và hiện đại hóa nền hành chính. Tất cả các giao dịch hành chính đều thông qua cổng thông tin điện tử; mọi cơ quan hành chính nhà nước đều được đưa lên mạng.

 - Đề cao vai trò của công dân, tổ chức trong việc hoạch định chính sách, ra quyết định quản lý và đánh giá chất lượng hoạt động của các cơ quan nhà nước bằng hình thức đối thoại trực tiếp và trưng cầu ý dân.

f. Cải cách quản lý tài chính công

 - Áp dụng mô hình quản lý tài chính công mới thay cho mô hình cấp phát ngân sách hằng năm như trước đây. Thực hiện việc cấp phát theo chương trình, dự án cụ thể (trừ những chỉ tiêu tất yếu và ổn định) nhằm tăng cường hiệu quả, tiết kiệm ngân sách nhà nước.

 - Việc cấp phát ngân sách được kiểm tra chặt chẽ, bảo đảm những quy tắc tài chính và coi trọng tính hiệu quả…


 

 

  

Lượt xem : 18968 Người đăng : Hoàng Xuân Hạnh

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo