Trang chủ --> QUẢN LÝ CÔNG --> NGUYÊN NHÂN RA ĐỜI CỦA MÔ HÌNH QUẢN LÝ CÔNG MỚI
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

NGUYÊN NHÂN RA ĐỜI CỦA MÔ HÌNH QUẢN LÝ CÔNG MỚI

Chương 7

CẢI CÁCH THEO MÔ HÌNH QUẢN LÝ CÔNG MỚI

 

  1. NGUYÊN NHÂN RA ĐỜI CỦA MÔ HÌNH QUẢN LÝ CÔNG MỚI

Mô hình quản lý công mới(New Public Management) là cụm từ của nhóm các xu hướng cải cách hành chính thuộc chương trình cải cách của các nước OECD những năm 1970. Người đưa ra ý tưởng này là bà Magaret Thatcher – Thủ tướng Anh và Tổng thống Ronald Reagan của Mỹ. Mô hình quản lý công mới tiếp tục được bổ sung, phát triển cho đến ngày nay.

Có thể nhận thấy một trong những xu hướng chung trên thế giới hiện nay là làm thế nào xây dựng một chính phủ gọn nhẹ để có thể hoạt động một cách nhanh nhạy hơn và hiệu quả hơn nhằm tăng năng lực cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa. Xu hướng này ở các nước phát triển thường được thể hiện qua thuật ngữ “Quản lý công mới” (Anh), “Tái tạo lại chính phủ” (Mỹ), “Mô hình quản lý mới” (Cộng hòa liên bang Đức), “Hành chính công định hướng hiệu quả” (Thụy Sĩ),… Cuộc cải cách này không chỉ mang ý nghĩa của một cuộc thay đổi nội bộ mà còn phản ánh một xu hướng mới trong hoạt động của nhà nước: nền hành chính không chỉ làm chức năng “cai trị” mà chuyển dần sang chức năng “phục vụ”, cung cấp các dịch vụ công cho xã hội.

Có thể nhận thấy những nguyên nhân chủ yếu đưa tới cải cách hành chính ở các nước phát triển gồm:

Một là, khủng hoảng tài chính công ở hầu hết các nước phát triển cuối những năm 1970, đầu những năm 1980. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, yêu cầu tái thiết nền kinh tế và tăng cường vai trò của nhà nước đòi hỏi chính phủ các nước phát triển phải không ngừng mở rộng chức năng của mình khiến cho bộ máy nhà nước ngày càng phình to hơn. Biên chế tăng tạo áp lực cho ngân sách nhà nước. Suy thoái kinh tế và việc mở rộng sự tham gia của nhà nước trong việc cung ứng các dịch vụ công đã đẩy hầu hết các nước phát triển vào cuộc khủng hoảng tài chính công. Thâm hụt ngân sách đặt các quốc gia trước lựa chọn: hoặc là xây dựng bộ máy nhà nước gọn nhẹ, giảm bớt số lượng các dịch vụ công do nhà nước cung cấp, hoặc là tăng thuế. Việc xây dựng một nhà nước gọn nhẹ hơn, hoạt động năng động hơn và bảo đảm vai trò của “người định hướng” chứ không phải “nhà cung cấp” của nhà nước là một đòi hỏi khách quan.

Hai là,sự tác động của cách mạng khoa học và công nghệ. Sự phát triển của khoa học – công nghệ đã tạo nên những thay đổi vượt bậc trong đời sống xã hội và có ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống con người, trong đó có hành chính công. Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ, nhất là trong lĩnh vực công nghệ thông tin khiến cho hoạt động hành chính ngày càng đi theo hướng hiện đại. Tất cả các cơ quan nhà nước đều được đưa lên mạng; nhiều thủ tục hành chính được giải quyết qua mạng điện tử; công dân, tổ chức muốn tìm hiểu, tra cứu các chế độ, chính sách và thủ tục hành chính đều có thể tìm thông tin trên mạng… Việc cung cấp thông tin cho công dân và xã hội cũng trở nên dễ dàng hơn, đồng thời nó cũng tạo áp lực đối với các nhà quản lý hành chính. Họ phải được cập nhật những kiến thức khoa học – công nghệ mới, bổ sung các kiến thức về công nghệ thông tin.

Việc áp dụng khoa học – kỹ thuật cũng đòi hỏi nhà quản lý phải bố trí lại lực lượng lao động phù hợp, có chất lượng. Ví dụ, ngành hải quan ở Việt Nam trong những năm gần đây đã thực hiện kê khai thủ tục hải quan điện tử nên đã thông quan nhanh hơn, hạn chế phiền hà, sách nhiễu từ phía cán bộ hải quan; kiểm tra hành hóa tự động, không cần mở côngtơnơ như trước đây nên tiết kiệm được thời gian và các chi phí khác.

Ba là,quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế của các quốc gia. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế có ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển kinh tế - xã hội của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Bắt đầu và ảnh hưởng mạnh mẽ nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Sau đó, toàn cầu hóa đã lan rộng ra hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh, việc hầu hết các quốc gia trên thế giới chuyển sang xây dựng nền kinh tế thị trường đã thúc đẩy một làn sóng toàn cầu hóa mới. Nhờ có toàn cầu hóa mà các quốc gia trở nên gần gũi nhau hơn, quan hệ với nhau nhiều hơn, việc chuyển giao tri thức, kinh nghiệm cũng trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn. Sự tăng cường liên kết giữa các quốc gia, khu vực đòi hỏi chính phủ các nước phải trở nên nhanh nhạy hơn, hoạt động có tính cạnh tranh cao hơn, pháp luật phải phù hợp với “luật chơi” chung.

Bốn là,các nhược điểm của mô hình hành chính công truyền thống. Mô hình hành công chính truyền thống với những đặc điểm cơ bản của mô hình bộ máy thư lại mà Max Weber đã đề xuất vào những năm 20 của thế kỷ XX mặc dù đã khẳng định được những giá trị nhất định, thể hiện nhiều ưu điểm nhưng hiện nay đang bộc lộ nhiều nhược điểm: quá cồng kềnh, quan liêu, lãng phí, đội ngũ công chức không được khuyến khích đầy đủ… Bộ máy này đang ngày càng tỏ ra không còn thích hợp với xu thế phát triển của thế giới hiện đại, khi trình độ dân trí và yêu cầu dân chủ ngày một cao hơn. Việc thay thế mô hình quản lý công truyền thống bằng mô hình quản lý công mới là một xu thế tất yếu nhằm hướng nhiều hơn tới mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.

Năm là, đòi hỏi của người dân đối với chất lượng hoạt động của nền hành chính nhà nước ngày càng cao hơn.
 


 

 

  

Lượt xem : 13875 Người đăng : Hoàng Xuân Hạnh

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo