Trang chủ --> QUẢN LÝ CÔNG --> QUAN NIỆM VỀ CHỨC NĂNG QUẢN LÝ
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

QUAN NIỆM VỀ CHỨC NĂNG QUẢN LÝ

CHƯƠNG 4

CÁC CHỨC NĂNG CHỦ YẾU TRONG QUẢN LÝ KHU VỰC CÔNG

1/ QUAN NIỆM VỀ CHỨC NĂNG QUẢN LÝ

  1. Khái niệm, đặc điểm

a. Khái niệm

              Do đối tượng và không gian quản lý rộng lớn nên hoạt động quản lý rất đa dạng và phức tạp. Để thuận lợi cho việc thực hiện các chức năng cần phải phân định thành các nhóm hoạt động chuyên biệt và giao cho cá nhân, bộ phận, tổ chức có chuyên môn phù hợp đảm nhận. Đây là quá trình phân công, chuyên môn hóa lao động và kết quả là hình thành nên các chức năng quản lý. Như vậy có thể nói, chức năng quản lý là kết quả của chuyên môn hóa và quá trình phân công lao động.

              Chức năng quản lý hành chính nhà nước là những phương diện hoạt động chuyên biệt của quản lý, là sản phẩm của quá trình phân công, chuyên môn hóa hoạt động trong lĩnh vực thực thi quyền hành pháp.

b. Đặc điểm

 - Chức năng quản lý của mỗi quốc gia là khác nhau tùy thuộc vào chế độ chính trị, địa vị pháp lý của hệ thống hành pháp trong mối tương quan với cơ quan lập pháp và tư pháp.

 - Các chức năng quản lý được quy định chặt chẽ bằng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

 - Các chức năng quản lý đều được phân cấp trong các cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức sự nghiệp công và các doanh nghiệp nhà nước.

 - Phân công chức năng quản lý luôn gắn liền với hợp tác. Phân công, chuyên môn hóa càng sâu đòi hỏi sự hợp tác càng cao, mối liên hệ càng phải chặt chẽ để thực hiện các chức năng quản lý.

  1. Ý nghĩa của việc xác định các chức năng quản lý khu vực công

              Thứ nhất, toàn bộ hoạt động quản lý đều được thực hiện thông qua các chức năng quản lý khu vực công. Nếu không xác định được chức năng quản lý khu vực công thì chủ thể quản lý công không thể điều hành được tổ chức.

              Thứ hai, chức năng quản lý khu vực công xác định chức năng nhiệm vụ, mối quan hệ giữa các bộ phận, các khâu, các cấp trong tổ chức. Mỗi một tổ chức công đều có nhiều bộ phận, nhiều cấp khác nhau, gắn liền với những chức năng xác định nào đó. Nếu không có các chức năng quản lý thì các bộ phận đó cũng hết lý do để tồn tại.

              Thứ ba, từ những chức năng mà các chủ thể quản lý công có thể theo dõi, kiểm tra, đánh giá, sắp xếp nhân sự, điều chỉnh hoạt động của mỗi bộ phận và của cả tổ chức.

Thứ tư, mỗi con người trong tổ chức đều phải hoạt động theo những chức năng cụ thể của mình; chủ thể quản lý kiểm tra, theo dõi, điều chỉnh, bảo đảm sự phối hợp đồng bộ các hoạt động đó, tạo ra sức mạnh tổng hợp của tổ chức hướng vào mục tiêu chung.

 

 

 

Các nguồn lực:

- Nhân lực

- Tài lực

- Vật lực

- Thông tin

 

Kết quả:

Đạt mục tiêu: sản phẩm, dịch vụ

- Mục tiêu đúng

- Hiệu quả cao

Lập kế hoạch

Kiểm tra

Tổ chức

Lãnh đạo

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

Sơ đồ: Các chức năng quản lý

 

Lượt xem : 2765 Người đăng : Hoàng Xuân Hạnh

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo