Trang chủ --> QUẢN LÝ CÔNG --> QUẢN LÝ CÔNG VÀ QUẢN LÝ TƯ
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

QUẢN LÝ CÔNG VÀ QUẢN LÝ TƯ

III/ QUẢN LÝ CÔNG VÀ QUẢN LÝ TƯ

  1. Sự giống nhau giữa quản lý công và quản lý tư
    • Quản lý công và quản lý tư đều có chung các chức năng quản lý.

              Hiện nay các chức năng quản lý thường được xem xét theo hai cách tiếp cận: theo quá trình quản trị và theo lĩnh vực hoạt động của tổ chức.

              Theo quá trình của quản lý, ta có: chức năng lập kế hoạch; tổ chức; lãnh đạo; kiểm tra.

              Theo lĩnh vực hoạt động của tổ chức, ta có: quản lý lĩnh vực nghiên cứu và phát triển; quản lý lĩnh vực marketing; quản lý sản xuất; quản lý nguồn nhân lực; quản lý tài chính; quản lý chất lượng…

  • Quản lý công và quản lý tư đều đề ra các mục tiêu và nội dung quản lý
  • Sự khác nhau giữa quản lý công và quản lý tư

              Quản lý công truyền thống và quản lý tư có sự khác nhau ở các nội dung cơ bản

sau:

  • Về mục tiêu hoạt động:

              Quản lý công có mục tiêu phục vụ lợi ích công, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội rất rõ ràng; trong khi đó mục tiêu của quản lý tư là thì trường hoạt động và tìm kiếm lợi nhuận.

  • Về phạm vi ảnh hưởng

              Hoạt động của những nhà quản lý công có phạm vi ảnh hưởng rộng rãi hơn, tác động đến nhiều đối tượng trong xã hội. Điều này cũng dẫn đến sự giám sát lớn hơn của dân chúng đối với các viên chức làm việc trong khu vực công.

  • Về tính công bằng và hiệu quả:

              Quản lý công có xu hướng tạo sự công bằng giữa những bộ phận cấu thành khác nhau của tổ chức, trong khi đó quản lý khu vực tư thường nhấn mạnh đến hiệu quả và việc thực hiện công việc mang tính cạnh tranh.

  • Về quy trình làm việc:

              Quản lý công thường công khai quy trình làm việc để người dân có thể xem xét, kiểm tra. Người dân mong muốn các nhà quản lý công hành động một cách công bằng, trách nhiệm, giải trình rõ ràng, trung thực. Trong khi đó, quản lý khu vực tư mang tính cá nhân và quy trình làm việc mang tính nội bộ, ít công khai ra trước công chúng.

  • Về phương thức tác động đối với đối tượng quản lý

              Các nhà quản lý trong khu vực công thường chú trọng nhiều hơn đến biện pháp tuyên truyền, giáo dục và các biện pháp tổ chức, hành chính; trong khi đó, các nhà quản lý trong khu vực tư thường sử dụng nhiều hơn các biện pháp kinh tế và tác động tâm lý đối với đối tượng quản lý của mình.

  • Ảnh hưởng của lập pháp, tư pháp và công chúng

              Quản lý khu vực công thường bị các nhóm lập pháp và tư pháp kiểm soát bằng nhiều hình thức khác nhau (giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, kiểm tra, thanh tra của nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội); điều này lại không phổ biến trong quản lý kinh doanh ở khu vực tư. Công chúng luôn giám sát chặt chẽ đối với các viên chức công và mọi hành động của họ.

  • Về sự điều hành

              Trong quản lý công, các nhà quản lý thường phải cố gắng dung hòa các quyết định để đối phó với rất nhiều áp lực (các nhóm lợi ích, dư luận xã hội…), phải có sự liên kết giữa các nhóm bên trong và bên ngoài tổ chức để thực hiện các mục tiêu. Các nhà quản lý công thường ít chủ động hơn trong ban hành quyết định. Họ luôn phải thận trọng, vì vậy họ thường bị xơ cứng, ít đổi mới. ngược lại, các nhà quản lý tư thường đi đến các quyết định nhanh hơn bằng các chỉ đạo hay mệnh lệnh cho cấp dưới và thường có rất ít nguy cơ gặp phải sự chống đối.

  • Về sử dụng thời gian

              Các nhà quản lý công thường phải dành nhiều thời gian hơn cho chính trị và các chương trình nghị sự mang tính chính trị (học tập nghị định, hội họp chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội); trong khi đó các nhà quản lý tư sử dụng thời gian này để nghiên cứu thị trường, cải tiến, đầu tư kỹ thuật và xây dựng tổ chức.

  • Về vấn đề nhân sự

              Các quy định về vấn đề nhân sự ở khu vực công thường rất phức tạp, gây khó khan trong vấn đề tuyển dụng nhân sự, thuê nhân công, thuyên chuyển, cho nghỉ việc hay sa thải. trong khi đó, nhà quản lý tư có quyền hành lớn hơn rất nhiều trong việc quản lý nhân viên cấp dưới. Họ có nhiều quyền lực hơn để điều hành người lao động trong tổ chức của mình.

  • Về đánh giá hiệu quả quản lý

              Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý đối với nhà quản lý tư là lợi nhuận, thị phần và năng lực cạnh tranh. Còn đối với nhà quản lý công thường không có các tiêu chí đánh giá cụ thể và rõ ràng.

  • Về quan hệ với báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng

              Các nhà quản lý công phải liên kết chặt chẽ và thường xuyên với báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng. Những quyết định của họ thường được báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng biết, còn quyết định của nhà quản lý tư lại ít được công bố với báo chí. Nhà quản lý tư thường tiếp xúc với báo giới khi họ cần quảng bá thương hiệu hay sản phẩm mới của mình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  

Lượt xem : 15281 Người đăng : Hoàng Xuân Hạnh

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo