Trang chủ --> QUẢN LÝ CÔNG --> NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG QUẢN LÝ KHU VỰC CÔNG HIỆN NAY
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG QUẢN LÝ KHU VỰC CÔNG HIỆN NAY

II/ NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG QUẢN LÝ KHU VỰC CÔNG HIỆN NAY

  1. Nguyên tắc hỗ trợ của nhà nước cho các thành phần kinh tế phát triển, trong đó có thành phần kinh tế nhà nước

              Các thành phần kinh tế ở Việt Nam hiện nay bao gồm: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

  • Nhà nước hỗ trợ các thành phần kinh tế cùng phát triển
  • Nhà nước bảo vệ và hỗ trợ hoạt động cạnh tranh có hiệu quả:

              Cạnh tranh nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp sử dụng kỹ thuật, công nghệ mới để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Nhờ cạnh tranh, khu vực công sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả, tiết kiệm các nguồn tài nguyên của đất nước. Nhà nước có thể can thiệp, điều tiết để hạn chế những nguy cơ làm cho nền kinh tế vận hành sai lệch và hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh trong các hoạt động kinh tế. Nhà nước khuyến khích cạnh tranh theo cơ chế thị trường; xây dựng cơ chế chống độc quyền ( điện, nước, xăng dầu…).

              Nhà nước không can thiệp nhằm hạn chế hoặc thủ tiêu cạnh tranh. Thuế  quan đánh vào hàng nhập khẩu quá cao; quá nhiều ưu  đãi đối với doanh nghiệp nhà nước về lãi suất tín dụng về các loại thuế… làm thủ tiêu sự cạnh tranh của của các doanh nghiệp nhà nước, khiến họ kém năng động, năng suất lao động và chất lượng hàng hóa, dịch vụ thấp.

  • Nhà nước đề ra các chủ trương, chính sách hỗ trợ các thành phần kinh tế phát triển, không phân biệt đối xử, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế hoạt động bình đẳng, có hiệu quả.
  • Nhà nước hỗ trợ vốn, đưa ra các gói kích cầu khi thấy cần thiết.
  • Nhà nước hỗ trợ bảo đảm ổn định về tiền tệ, chống lạm phát, giữ vững giá trị của đồng tiền.
  • Nhà nước đề ra các chính sách để giảm bớt lượng tiền cung ra thị trường bằng cách cắt giảm các khoản chi của nhà nước, sử dụng ngân sách có hiệu quả.
  • Nhà nước hỗ trợ vốn vay đối với các doanh nghiệp.
  • Bảo vệ quyền sở hữu tư nhân, bảo vệ cá phát minh, sang chế, quyền tác giả, bản quyền và có chính sách khuyến khích tư nhân phát triển cạnh tranh trong nền kinh tế nhiều thành phần.

 

  1. Nguyên tắc tương hợp với thị trường

              Mọi hoạt động của nhà nước đều phải dựa trên nguyên tắc lấy thị trường làm cơ sở để phân tích tính hiệu quả của hoạt động kinh tế.

              Sự vận động của thị trường được xác định trên cơ sở của các chính sách liên quan đến lao động, giá cả và chính sách thương mại.

  • Chính sách đối với lao động:

              Các chính sách của nhà nước phải làm sao bảo đảm sự cạnh tranh, khuyến khích người lao động tích cực, nâng cao năng suất lao động và từ đó có thu nhập cao; người không lao động thì chỉ có thu nhập thấp. Vì vậy, chính sách lao động, phúc lợi cần khuyến khích mọi người tích cực làm việc, làm giàu chính đáng. Nếu nhà nước đánh thuế thu nhập lũy tiến quá cao thì sẽ không phù hợp với cơ chế thị trường, không khuyến khích được người lao động.

  • Chính sách giá cả:

              Chính sách giá cả của nhà nước phải dựa vào giá cả thị trường, tôn trọng quy luật giá trị. Nền kinh tế thị trường bị chi phối bởi yếu tố vô hình (bàn tay vô hình) – đó là giá cả thị trường. Giá cả thị trường phù hợp sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển. Quy luật cung – cầu sẽ quyết định giá cả thị trường. Nhà nước phải sử dụng các chính sách để cân đối cung – cầu nhằm ổn định giá cả.

  • Chính sách thương mại:

              Chính sách thương mại phải vừa bảo vệ những ngành kinh tế trong nước phát triển vừa tăng cường tính cạnh trạnh trên thị trường quốc tế, tránh bảo hộ mậu dịch không có hiệu quả.

  1. Một nền kinh tế hỗn hợp công và tư cùng tồn tại trên nguyên tắc hiệu quả chung xã hội

              Một nền kinh tế hỗn hợp, nhiều thành phần, phát triển bình đẳng là điều kiện quan trọng cho sự phát triển của một quốc gia. Khu vực kinh tế nhà nước và các thành phần kinh tế khác cùng tồn tại đan xen, cạnh tranh, hỗ trợ cho nhau trong sự phát triển chung. Trong các thành phần kinh tế đó, nhà nước cần chú trọng phát triển kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, giúp các thành phần kinh tế này trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế.

              Một trong những nguyên tắc quan trọng cần quan tâm trong hoạt động của khu vực công là việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ theo nguyên tắc: những gì khu vực tư nhân không thể làm, không muốn làm thì nhà nước phải làm; những gì tư nhân làm tốt hơn thì nhà nước khuyến khích, động viên tư nhân làm. Ngoài ra, cũng có những lĩnh vực nhà nước và tư nhân cùng phối hợp làm.

  1. Chấp nhận đánh đổi hiệu quả kinh tế và công bằng xã hội trong những trường hợp cần thiết

              Trong hoạt động ở khu vực công, sự công bằng và hiệu quả kinh tế luôn mâu thuẫn với nhau. Muốn đạt được sự công bằng nào đó thì phải mất đi một phần nào đó của hiệu quả kinh tế. Điều này được thể hiện bằng sơ đồ sau:

(sô đồ)

              Có thể thấy rõ nguyên tắc này khi nghiên cứu các hoạt động cung cấp dịch vụ công cũng như khi thực hiện các chương trình phúc lợi xã hội (dịch vụ y tế, giảm học phí, bán nhà cho người có thu nhập thấp, trợ cấp thất nghiệp, chương trình xóa đói giảm nghèo, xây dựng các doanh nghiệp nhà nước ở miền núi…). Chúng ta có thể kể ra rất nhiều hoạt động khác trong khu vực công, nơi mà mối quan hệ giữa công bằng và hiệu quả khó có thể được xác định cụ thể theo nguyên tắc thị trường. Chỉ có nhà nước mới có thể điều tiết, giải quyết được vấn đề này trong khuôn khổ mất một phần hiệu quả kinh tế để được sự công bằng lớn hơn cho xã hội.

  1. Buộc người gây ra các chi phí cho xã hội phải trả tiền đền bù

              Khu vực tư nhân thường chỉ tính những chi phí trực tiếp phải chi trả cho việc gia tang một đơn vị sản phẩm chứ không tính đến các chi phí mà xã hội phải gánh chịu (chi phí làm đường giao thông, khắc phục ô nhiễm môi trường…).

              Để có lợi nhuận, các doanh nghiệp tư nhân thực hiện tất cả các biện pháp, kể cả những việc vi phạm pháp luật để tìm kiếm lợi nhuận cao nhất (làm ô nhiễm môi trường, sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng…).

  1. Quyết định mang tính tập thể

              Trong hoạt động cung cấp dịch vụ và hàng hóa công cộng, vấn đề quyết định sản xuất loại hàng hóa nào và dịch vụ công nào không phụ thuộc vào sở thích của người tiêu dùng riêng lẻ mà mang tính chất tập thể. Một chính sách công hay một dịch vụ và hàng hóa công cộng nào đó đều được quyết định từ tập thể quản lý và thể hiện ý nguyện của đại đa số người dân. Nguyên tắc này được quy định bởi hai lý do sau đây:

  • Những quyết định trong khu vực công là những quyết định khó, kiên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều đối tượng khác nhau.
  • Khó tính toán hiệu quả kinh tế, nhất là đầu tư cho quốc phòng, an ninh; xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội…
  • Phân phối lại thu nhập theo nguyên tắc hạn chế sự bất bình đẳng trong thu nhập và không ai bị thiệt

              Hoạt động cung cấp hàng hóa dịch vụ công của nhà nước là một trong những biện pháp để phân phối lại thu nhập, bảo đảm sự công bằng xã hội. Cung cấp hàng hóa và dịch vụ công có thể góp phần giải quyết sự bất bình đẳng trong xã hội do nhiều nguyên nhân gây nên.

              Trong kinh tế học, có mối quan hệ giữa chi phí và lợi ích người tiêu dùng. Khi biết rằng chi phí cận biên bằng lợi ích cân biên thì người tiêu dùng sẽ mua sản phẩm đó. Khi chi phí cận biên lớn hơn lợi ích cận biên thì người tiêu dùng phải đắn đo, suy nghĩ xem có nên mua sản phẩm đó hay không. Nếu hàng hóa và dịch vụ công không phải trả tiền, thì họ sẽ sử dụng nó cho đến khi lợi ích cận biên bằng không (đạt độ thỏa mãn cao nhất). Chi phí xã hội trong trường hợp này sẽ khó đo được với lợi ích người tiêu dùng. Vì vậy, các nhà quản lý công cần cân nhắc để có sự cân bằng giữa chi phí cận biên và lợi ích cận biên khiến người tiêu dùng có thể chấp nhận được.

              Trong cơ chế thị trường, vấn đề hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh là vấn đề cần được quan tâm. Một cách làm đang được nhiều quốc gia áp dụng là thu phí các hoạt động cung cấp dịch vụ công và hàng hóa thay cho việc tăng thuế. Đây có thể được xem là một biện pháp để đảm bảo tốt hơn sự công bằng xã hội. có rất nhiều loại dịch vụ công có thể áp dụng biện pháp này như: thu phí đường giao thông, sân bay, bến cảng dịch vụ y tế, giáo dục…

              Nguyên tắc người sử dụng dịch vụ công phải trả tiền nhằm bồi hoàn một phần chi phí do nhà nước bỏ ra có thể tạo điều kiện để cắt giảm thuế, phân bổ lại các nguồn lực. đây cũng là biện pháp quan trọng để chuyển các hoạt động kinh tế của nhà nước sang hạch toán kinh doanh, nâng cao chất lượng và hiệu quả cung cấp các loại hàng hóa và dịch vụ công.

  

Lượt xem : 11200 Người đăng : Hoàng Xuân Hạnh

Bình luận

Hảng A Hành

Nội dung bài hay và có hữu ích .

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo