Trang chủ --> Xoa bóp --> TỨ CHẨN : VỌNG CHẨN
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

TỨ CHẨN : VỌNG CHẨN

 

 

 

   (Thế giới matxa) - Vận dụng thị giác để quan sát toàn thân bệnh nhân về thần sắc, hình thái để đoán bệnh.


1/ Vọng thần:

            Tức là quan sát tinh thần, thần khí để biết được thể lực bệnh nhân thịnh hay suy, bệnh nặng hay bệnh nhẹ, tiên lượng tốt hay xấu.

            + Thần khí sáng suốt, mắt trong, lớn tiếng, da thịt mát dịu, sắc mặt nhuận, hơi thở nhịp nhàng: đó là thần khí chưa suy tiên lượng tốt.

            + Tinh thần ủy mị, mắt thiêm thiếp, tiếng nhỏ, da thịt gầy còm, hơi thở khác thường: đó là khí huyết suy tổn, thần khí sắp hết, tiên lượng xấu.

            Sách Linh Khu ghi:

             “Thất thần giả tử; đắc thần giả sinh”.

            Ý nói:

“Thần khí mất là chết.

Thần khí còn là sống”.

2/ Vọng sắc:

Sắc là biểu hiện bên ngoài của ngũ tạng, khí huyết.

Sắc tươi nhuận tức là khí huyết vượng.

Sắc khô cần tức khí huyết suy.

Màu sắc có liên quan mật thiết với ngũ tạng và bệnh tật. Bệnh Can sắc xanh, bệnh Tỳ sắc vàng, bệnh Thận sắc đen, bệnh Tâm sắc đỏ, bệnh Phế sắc trắng.

+        Xanh và đen là sắc biểu hiện của chứng phong hàn cho nên có chứng đau.

+        Vàng và đỏ là sắc biểu hiện của hỏa thổ cho nên nhiệt.

+        Trắng là khí thanh túc cho nên hàn.

3/ Vọng hình thái:

Người xưa có thể quan sát hình thể, động thái của từng người để tìm nguyên nhân gây bệnh.

      Ví dụ:

+        Người béo phần nhiều hay bị trúng phong, vì người béo thường bị khí hư, khí hư sinh đàm, đàm nghẹt thì khí tắc cho nên hay bị trúng phong.

+        Người gầy âm hư huyết kém, thường hay bị ho.

+        Mặt mày môi miệng, các ngón tay chuyển động luôn, đó là do phong khí đã xâm nhập các kinh dương, có thể sinh các chứng: giật mình, thân mình cứng thẳng…

+        Nằm ngoảnh mặt ra, mở mắt nhìn người lạ, chứng dương dễ chữa.

+        Nằm quay mặt vào tường, thích nhắm mắt là chứng âm khó chữa.

4        Nhìn mặt:

·        Hai má ửng đỏ thuộc về Phổi: bệnh về phổi sắc mặt trắng xanh nhợt nhạt nhưng từ 12h trưa trở đi thì 2 má lại ửng đỏ. Đó là hiện tượng thủy suy hóa vượng (hư hỏa lấn át phế kim).

·        Đỉnh mũi thuộc về Tỳ, nếu đỉnh mũi mà xanh là hiện tượng mộc (Can) khắc thổ (Tỳ) vì sắc xanh thuộc Can.

·        Sắc mặt trắng bệch thường hư hàn.

·        Sắc mặt đỏ tươi nhuận là chứng nhiệt, nếu tối tăm là chứng thấp.

·        Sắc mặt vàng nhợt là nội thương Tỳ Vị.

·        Sắc mặt đen là dương khí suy yếu.

5/ Nhìn mắt:

·        Mắt đỏ là chứng nhiệt, mắt bị mờ tối cũng là chứng nhiệt.

·        Mắt trong là chứng hàn.

·        Mắt đục là chứng thấp.

·        Mắt khô là chứng táo.

·        Mắt nhắm là khí thoát.

6/ Nhìn mũi:

·        Lỗ mũi khô, đen sạm là dương nhiệt đã lâu.

·        Lỗ mũi đen nhưng trơn lạnh là âm hàn.

·        Nước mũi đục là ngoại cảm phong nhiệt.

·        Nước mũi xanh là ngoại cảm phong hàn.

7/ Nhìn môi miệng:

·        Đỏ sưng là chứng nhiệt.

·        Trắng nhợt là chứng hàn.

·        Đỏ tươi là âm khí hỏa vượng.

·        Méo xệch là chứng phong.

8/ Nhìn răng:

·        Răng khô là âm dịch bị hao tổn.

·        Răng ướt sáng như đa là Vị nhiệt.

·        Răng như xương khô là âm thận nhiệt.

9/ Nhìn lưỡi (rất quan trọng trong chẩn đoán):

Quan sát các bộ vị của tạng phủ ứng với mặt lưỡi:

·        Chót lưỡi ứng với Tâm.

·        Cuống lưỡi ứng với Thận.

·        Giữa lưỡi ứng với Tỳ Vị.

·        Hai bên lưỡi ứng với Can, Đởn và phế.

a/ Chất lưỡi:

·        Đỏ hồng: nhiệt, thực.

·        Nhợt nhạt, xanh xám: hàn, hư.

·        Bệu: thấp.

b/ Rêu lưỡi:

·        Trắng mỏng mà hoạt: ngoại cảm phong hàn, bệnh ở biểu.

·        Trắng dày mà khô: thực nhiệt.

·        Trắng có lẫn sắc vàng: tà sắp nhập lý.

·        Dần dần vàng, sắc khô: hỏa đốt bên trong.

·        Vàng hẳn, khô: hỏa đốt bên trong.

·        Đen: tà nhiệt, thương hàn nhập lý.

·        Đen mà hoạt nhuận: Thủy khắc hỏa, dương hư âm mà thịnh.

·        Đen mà khô có gai: hỏa thịnh tân dịch khô.

Lượt xem : 13501 Người đăng :
Tags :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo