Trang chủ --> Triết học - Ôn thi cao học chuyên ngành hành chính công --> 7. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

7. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

 

I/ Khái niệm:

 1/ Thực tiễn

a) Khái niệm:

- Trước khi triết học Mác ra đời thì đã có một số quan niệm về thực tiễn:

Các nhà triết học duy tâm cho hoạt động nhận thức của tinh thần là hoạt động thực tiễn. Các nhà triết học tôn giáo cho hoạt động sáng tạo ra vũ trụ của các lực lượng siêu nhiên là hoạt động thực tiễn.

Đại biểu của chủ nghĩa duy vật trước Mác như Điđrô cho thực tiễn là hoạt động thực nghiệm khoa học. Đây là quan niệm đúng nhưng chưa đầy đủ.

Các nhà thực dụng Mỹ hiện đại cho thực tiễn là phản ứng của con người trước hoàn cảnh một cách hiệu quả nhất. Tất cả những quan niệm này đều chưa thực sự khoa học.

Theo triết học duy vật biện chứng, Thực tiễn là hoạt động vật chất cảm tính có tính lịch sử xã hội nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.

Thứ nhất: Thực tiễn Là hoạt động vật chất cảm tính:

Hoạt động của con người rất phong phú gồm hoạt động vật chất và hoạt động tinh thần.

Hoạt động đó mang dấu hiệu vật chất tác động vào yếu tố cảm giác.

Ví dụ: Chiến sĩ cầm súng bảo vệ tổ quốc.
- Thứ hai là thực tiễn không phải tất cả hoạt động của con người mà chỉ là những hoạt động vật chất của con người phải sử dụng lực lượng vật chất, công cụ vật chất tác động vào các đối tượng vật chất để làm biến đổi chúng. VÍ DỤ  như quốc đất, xây nhà, lắp ráp ô tô, xây đập thuỷ điện.

Thứ ba: Thực tiễn  mang Tính lịch sử xã hội:

Tính lịch sử  nghĩa là trong các giai đoạn lịch sử khác nhau thì hoạt động thực tiễn, cải tạo tự nhiên xã hội cũng khác nhau.

Ví dụ: hoạt động Cải tạo tự nhiên các thời chiếm hữu nô lệ, phong kiến đều khác nhau.

Tính xã hội: nghĩa là hoạt động thực tiễn không phải hoạt động của cá nhân đơn lẻ, tách rời, mà phải gắn với cộng đồng, gắn với xã hội.

Ví dụ: làm nông nghiệp cá nhân đều găn liền với các mối quan hệ khác như sản xuất dụng cụ, thủy lợi, phân bón…

Thứ tư:  Thực tiễn là những hoạt động có mục đích, đúng đắn nhằm cải tạo tự nhiên, xã hội phục vụ cho nhân loại tiến bộ. Do vậy nó thể hiện tính tự giác cao.

Hoạt động nào nhằm cải tạo tự nhiên thì mới coi là hoạt động thực tiễn.
Thực tiễn và thực tế: thực tế là cái thực tại thực sự bao gồm cả yếu tố vật chất và tinh thần.

Ví dụ: tư tưởng tiêu cực, tham nhũng, trọng nam khinh nữ là thực tế.
Thực tiễn là hoạt động vật chất hẹp hơn thực tế.

b) các dạng (hình thức: của thực tiễn:
Thứ nhất là Sản xuất vật chất (Sản xuất lúa, ngô, ô tô,…): Đây là phương thức tồn tại của xã hội loài người vì không có sản xuất vật chất thì loài người sẽ chết. Sản xuất vật chất là hình thức thực tiễn quan trọng nhất , quyết định hai hình thức sau.

Thứ 2 là: Đấu tranh chính trị xã hội (gắn với những phương tiện vật chất) như mít tinh, biểu tình, bãi công, bãi khoá, đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp…

Thứ 3 là  Thực nghiệm khoa học (trung tâm thực nghiệm khoa học, kiểm định giống cây trồng…): Nghiên cứu tự nhiên và khoa học thông qua những điều kiện do con người đặt ra (còn gọi là điều kiện nhân tạo, điều kiện không bình thường)

->Trong 3 hình thức này SẢN XUẤT VẬT CHẤT  là có sớm nhất, quan trọng nhất, quyết  định các hình thức kia có ảnh hưởng quan trọng tới sản xuất vật chất.

 

2/ Khái niệm nhận thức:

Thứ nhất: Chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng nhận thức không phải là sự phản ảnh hiện thực khách quan mà là phản ảnh trạng thái chủ quan của con người.

Ví dụ: sự vật là tổng hợp cảm giác của tôi. Nhận thức sự vật là nhận thức cảm giác của chính mình.

Thứ 2: Chủ nghĩa duy tâm khách quan, không phủ nhận khả năng nhận thức của con người nhưng cho rằng khả năng đó là do lực lượng siêu nhiên đem lại cho con người.

Ví dụ: Hê ghen cho là nhận thức của con người chính là ý niệm tuyệt đối, tự nhận thức mình.

Thứ 3: Thuyết không thể biết phủ nhận khả năng nhận thức thế giới của con người (vật tự nó).

Thứ tư: Các nhà duy vật trước  Mác: thừa nhận khả năng nhận thức  thế giới của con người. coi nhận thức  là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc người. Tuy nhiên lý luận nhận thức của họ còn mang tính siêu hình máy móc.

Ví dụ: nhận thức như là chụp ảnh, không biết nhận thức  là 1 quá trình.

Thứ 5:Quan điểm duy vật biện chứng cho rằng  con người có khả năng nhận thức  được thế giới khách quan. Nhận thức là phản ảnh hiện thực khách quan  vào đầu óc người.

Nhận thức là 1 quá trình và là quá trình biện chứng. Đó là đấu tranh giữa biết và chưa biết, giữa chân lý và sai lầm, giữa biết nông cạn và biết sâu sắc.

Lấy thực tiễn làm mục đích, tiêu chuẩn cho chân lý. Tức là nhận thức phải dựa vào thực tiễn.

Lưu ý: Nhận thức và ý thức đều là phản ánh nhưng  ý thức là kết quả của nhận thức

 

II/ Vai trò thực tiễn đối với nhận thức:
1/ thực tiễn là cơ sở nguồn gốc, động lực  của nhận thức:

+ Bằng và thông qua hoạt động thực tiễn, con người tác động vào sự vật hiện tượng làm cho chúng bộc lộ thuộc tính, tính chất quy luật. Trên cơ sở đó con người mới có hiểu biết, tri thức về sự vật. Nói khác đi, thực tiễn cung cấp vật liệu cho nhận thức, là cơ sở để hình thành sự hiểu biết của con người. VÍ DỤ : Khi ném hòn đá vào một tấm kính, thấy tấm kính đó Vỡ ra khi chúng ta sẽ biết rằng kính có thuộc tính dễ vỡ. Cán bộ hiện nay không chịu bộc lộ thuộc tính (không có chính kiến, quan điểm) để lấy phiếu của cấp trên và cấp dưới.

+ Thực tiễn đề ra yêu cầu, nhiệm vụ đòi hỏi các nhà lý luận phải giải quyết để trên cơ sở đó thúc  đẩy nhận thức phát triển.

+ Thực tiễn là cơ sở rèn luyện các giác quan của con người, trên cơ sở đó giúp con người nhận thức hiệu quả hơn và giúp thúc  đẩy nhận thức phát triển. Cảm giác chuẩn thì tri giác mới chuẩn. Tri giác chuẩn thì biểu tượng mới chính xác. Nhận thức trực quan sinh động càng đúng, càng chính xác thì nhận thức tư duy trừu tượng càng chuẩn xác..

+ Thực tiễn là cơ sở chế tạo phương pháp máy móc để hỗ trợ con người nhận thức đúng đắn, hiệu quả hơn. Trên cơ sở đó thúc  đẩy nhận thức phát triển.

2.  Thực tiễn là mục đích của nhận thức :

+ Nhận thức của con người ngay từ khi con người mới xuất hiện trên Trái đất với tư cách là người đã bị quy định bởi nhu cầu sống, nhu cầu tồn tại, tức là nhu cầu thực tiễn. Để sống và tồn tại, con người phải tìm hiểu thế giới xung quanh, nghĩa là phải có nhận thức.

+ Những tri thức kết quả của nhận thức chỉ có ý nghĩa, chỉ có giá trị khi được vận dụng vào thực tiễn phục vụ con người. Nói khác đi, chính thực tiễn là thước đo đánh giá giá trị, ý nghĩa, kết quả của nhận thức.

3. Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra tính đúng đắn của nhận thức chân lý : Theo triết học duy vật biện chứng thì chỉ có thực tiễn mới là tiêu chuẩn khách quan duy nhất để khẳng định chân lý. Bởi lẽ chỉ thông qua thực tiễn mới vật chất hoá được tri thức, hiện thực hoá được tư tưởng; thông qua đó mới khẳng định được chân lý và bác bỏ được sai lầm.

VÍ DỤ : Trên ti vi hiện nay nhiều công ty quảng cáo cho rằng mặt hàng của mình là tốt nhất. Nhưng mặt hàng nào tốt nhất phải lấy thực tiễn để kiểm nghiệm

Lưu ý,thực tiễn với tư cách là tiêu chuẩn của chân lý vừa có tính tuyệt đối, vừa có tính tương đối. Tính tuyệt đối thể hiện ở chỗ thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan duy nhất để khẳng định chân lý, bác bỏ sai lầm. Ngoài thực tiễn ra thì không gì có thể thay thế được. Tính tương đối của nó thể hiện ở chỗ bản thân thực tiễn luôn vận động, biến đổi, phát triển. Do vậy, với tư cách là tiêu chuẩn chân lý nó cũng không đứng im. Cho nên thực tiễn đúng của hôm qua chưa chắc đã đúng hoặc hoàn toàn đúng với hôm nay (thực tiễn không đứng im, chỉ là tương đối)

 

III/ Ý nghĩa:

1/ Vì Vai trò của thực tiễn Đối với nhận thức như vậy, ta phải có quan điểm thực tiễn  . Nghĩa là mọi chủ trương chính sách, nhận thức của con người đều phải xuất phát từ thực tiễn, gắn liền với thực tiễn, phải dựa vào thực tiễn để kiểm nghiệm kết quả nhận thức đúng hay sai.

2/ Không ngừng tổng kết kinh nghiệm thực tiễn để rút ra lý luận mới, tri thức mới, phát triển lý luận phục vụ, chỉ đạo thực tiễn.

3/ Thực tiễn ở đây là thực tiễn hoạt động của quần chúng nhân dân, do đó chúng ta phải đi sâu lắng nghe nguyện vọng chân chính của quần chúng nhân dân, tin tưởng, hoạt động phục vụ quần  chúng nhân dân, không ngừng nâng cao đời sống của quần chúng nhân dân.

4/ Chống tệ quan liêu, bệnh giáo điều, xa rời thực tiễn, coi thường thực tiễn hoạt động của quần chúng nhân dân. 

Lượt xem : 118326 Người đăng :
Tags :

Bình luận

Gggggggggggggggggggggggg Ik

thủy

bài viết cũng được nhưng nên cho thêm 1 số ví dụ nữa

phủng thị thúy hằng

bài viết tuyêt...ngăn gon, hay ở chổ có ví du cụ thể,cân nhiêu ví du thêm nua vả phân tich ví du se lam cho bài rơ rang thêm nua

migy

hjfuk

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo