Trang chủ --> Gương sáng --> Triệu phú “Nghiêu mù”
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Triệu phú “Nghiêu mù”

 

(Hoàng Kim) - Tôi đến thăm khi gia đình anh đang xây ngôi nhà mới và sửa lại căn nhà cũ. Phải đi tới ba nơi mới tìm được anh vì gia đình có tới 2 căn nhà và 1 xưởng sản xuất đũa tre. Tiếp tôi tại ngôi nhà và cũng là kho chứa đũa thành phẩm của gia đình, anh nhanh nhẹn pha trà mời nước mà nếu ai không biết trước sẽ tưởng rằng mắt anh hoàn toàn bình thường. Biết anh từ lâu nhưng khi nghe anh tâm sự, tôi mới hiểu được ý chí và nghị lực vươn lên làm giầu chính đáng bằng đôi tay của mình. 

 

15 tuổi, cái tuổi đẹp với rất nhiều ước mơ, hoài bão thì cậu bé Đoàn Nghiêu sinh 1957 ở thôn 2, xã Tam Ngọc, thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng nam bị tai nạn
mìn mù 2 mắt. Cuộc đời chìm trong sự đau khổ bất hạnh và chán chường, mọi thứ xung quanh anh chỉ toàn là một màu đen tối. Không đầu hàng trước số phận,
để vượt qua sự khó khăn ở vùng quê nghèo, anh đã tìm kế sinh nhai và lặn lội làm nhiều việc để kiếm sống. Năm 1982, vì thương hoàn cảnh mù lòa của anh
nên cô gái tên Vân ở làng bên đã nhận lời làm vợ.             

Năm 1994, Hội người mù thành phố Tam Kỳ được thành lập và anh là 1 trong số người ra nhập Hội đầu tiên. Lúc đó tổ chức Hội còn nhiều khó khăn, chưa cho
vay vốn và chưa tạo được công ăn việc làm cho hội viên như bây giờ. Nhưng niềm vui lớn nhất của anh là được gặp những người đồng tật, được chia sẻ với
nhau về hoàn cảnh khó khăn của người mù. Những ngày đầu tham gia hoạt động Hội, anh đã nhận đũa và tăm tre của Hội lang thang khắp nơi bán để kiếm sống
nuôi gia đình như bao người đàn ông khác. “Lúc đó tôi luôn có ý nghĩ phải thay đổi cách làm ăn chứ buôn bán nhỏ lẻ kiểu này khó có thể nuôi sống cả gia
đình”.  Từ suy nghĩ đó anh bắt đầu nung nấu ý tưởng tự sản xuất và tiêu thụ đũa. Ban đầu anh làm thủ công tất cả các công đoạn, sau đó anh cùng con trai
đến các cơ sở làm đũa khác trong tỉnh để học hỏi cách chế tạo máy chẻ đũa, máy tum, máy chà… để tự sản xuất, cuối cùng anh cũng học được nhưng anh lại
gặp phải một khó khăn lớn đó là thiếu vốn.           

Như “Cá gặp nước” được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, Hội người mù được giao quản lý và cho vay vốn từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, anh được vay
10 triệu đồng. Từ số tiền này anh quyết định bán thêm 1 con bò mua máy móc để sản xuất tại gia đình. Anh bắt đầu thuê lao động là người sáng tại địa phương
vào làm việc. Sản phẩm được làm bằng máy nên chất lượng, hình thức được đảm bảo, Chi phí sản xuất giảm nên giá thành rẻ hơn. Đồng thời anh có đầu mối tiêu
thụ là các bạn hàng thời còn đi bán đũa dạo nên sản phẩm của anh làm ra tiêu thụ rất nhanh và tạo được thị trường ổn định từ Quảng Nam, Quảng Ngãi đến
thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2010 sản phẩm của anh đã được xuất sang nước bạn Lào, doanh thu đạt 240 triệu đồng 1 tháng. Không dừng lại ở đó, anh đã chuẩn
bị đủ các loại máy móc để tạo thành một dây chuyền sản xuất đũa hoàn chỉnh từ khâu cưa tre đến đóng gói thành phẩm. Đến nay anh sắm được 15 máy các loại,
thuê 14 lao động làm việc thường xuyên tại cơ sở.             

Anh cho biết: “Ngày trước tôi cũng đi bán đũa, bán tăm nên thấu hiểu nỗi khổ của người mù phải tự nuôi sống bản thân. Với người sáng mắt thì những gì tôi
làm là bình thường nhưng với một người mù thì khó khăn gấp bội, là người mù thì không nên mặc cảm, tự ti mà phải có nghị lực nhiều hơn, phải hòa nhập với
xã hội, tiếp xúc và học hỏi mọi người thì mới tự lực vươn lên được”.            

Chia tay anh, tôi tin rằng với sự cố gắng và nghị lực rồi đây sẽ có nhiều người mù vươn lên làm giầu và xây dựng gia đình hạnh phúc, nhà cửa khang trang,
con cái được học hành như gia đình anh Nghiêu.  

Thái Hùng

Hoàng Kim theo Đời mới 

Lượt xem : 71862 Người đăng : admin

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo