Trang chủ --> Gương sáng --> THỔ CẨM CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

THỔ CẨM CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT

 

 

   (Thế giới matxa) - Ở xóm Nà Bưa xã Dân Chủ huyện Quảng hòa tỉnh CaoBằng, không ai là không biết gia đình ông Hoàng Văn Tư. Ông Tư năm nay đã gần 60 tuổi, là thương binh hạng 1 trên 4. Vợ chồng ông có 2 người con gái. Do bị nhiễm chất độc màu da cam cả hai con của ông đều bị tật nguyền, một đứa mù hai mắt, một đứa liệt cả hai chân.

 
Ảnh minh họa

 

Cuộc sống của gia đình ông rất khó khăn, đồng lương thương binh của ông không đủ cho 4 miệng ăn nên vợ chồng ông phải hàng ngày vào rừng lấy củi bán. Mặc dù được sự trợ cấp thường xuyên của chính quyền địa phương nhưng cái đói, cái nghèo vẫn cứ đeo đẳng gia đình ông. Nhiều đêm ông chỉ trăn trở suy nghĩ phải làm gì để thoát khỏi đói nghèo. Là người dân tộc, con gái ai cũng biết dệt vải thổ cẩm nên hai con gái của ông tuy bị tàn tật, nhưng vẫn học nghề dệt thổ cẩm của mẹ. rồi một đêm ông chợt nảy ra ý nghĩ “Vợ con mình biết dệt thổ cẩm để may quần áo, tại sao lại không dệt những chiếc túi xách để bán”. Hôm sau ông bảo hai con dệt thử những chiếc túi xách to nhỏ khác nhau rồi cho vợ mang ra chợ bán. Ngày đầu tiên bà mang đi 10 cái, ra đến chợ chẳng mấy chốc đã bán hết; mỗi cái được 10.000 đồng. Cả nhà rất phấn khởi. Từ đó bà không đi lấy củi nữa mà chuyển sang dệt thổ cẩm cùng các con. Mỗi tuần cả gia đình ông tư bán được 50 cái túi xách. Có lần một cô gái nước ngoài, thấy túi của bà đẹp liền mua hết . Và rồi dịp may đã đến với gia đình ông Tư khi đại diện của Công ty Thương mại vàDu lịch Cao Bằng tìm đến tận nhà, hướng cho gia đình ông dệt thêm những mặt hàng như: khăn chải bàn, khăn quàng trải nệm… và ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho gia đình ông. Ông mạnh dạn xin vay vốn của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Bằng để mở cơ sở sản xuất. Ông thu mua toàn bộ sợi vải của bà con các xóm xung quanh và nhận những người khuyết tật vào làm. Cuộc sống của gia đình ông vì thế đã ngày càng ổn định và khá lên rất nhiều. Không chỉ nâng cao đời sống gia đình, ông còn giải quyết việc làm cho nhiều người khuyết tật ở xã Dân Chủ. Năm 2005 sản phẩm của gia đình ông đã được tham gia hội chợ văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc, thu hút sự chú ý của nhiều khách trong và ngoài nước.

          Có ai ngờ những mặt hàng thổ cẩm với đường nét hoa văn độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của người Cao Bằng lại do bàn tay của những người khuyết tật ở xã Dân Chủ làm ra.

 

Lượt xem : 37962 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo