Trang chủ --> Khả năng của người mù --> CHƯƠNG III: TƯ DUY TRÍ TUỆ NGƯỜI MÙ
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

CHƯƠNG III: TƯ DUY TRÍ TUỆ NGƯỜI MÙ

 

1/ Hoạt động trí tuệ của người bình thường diễn ra như thế nào?

 

Bộ não là cơ quan chỉ huy, điều phối toàn bộ hoạt động, nhận thức, tư duy, hành động, tình cảm tinh thần thẩm mỹ của con người hoạt động của nó rất tinh vi, phức tạp. Riêng về hoạt động nhận thức, tư duy, hành động nó có những hoạt động chính như sau:

 

- Chỉ huy, theo dõi, phối kết hợp hoạt động của các giác quan nhằm thu thập thông tin cảm xúc từ thế giới bên ngoài có hai loại hoạt động chính:

 

+ Thường trực canh phòng kịp thời nắm bắt các thông tin cảm xúc do các giác quan cung cấp. Trong hoạt động này trí óc không tập trung chú ý vào một điểm mà trong quá trình giác quan hoạt động. Chỉ khi nào có thông tin cảm xúc gì cần chú ý trí óc mới quan tâm đến, chẳng hạn như một người đứng trước một cửa sổ nhìn ra xa. Khi thấy có một người quen đi qua mới chú ý đến hoặc như trong khi đi người mù bỗng chạm vào một vật chướng ngại bấy giờ người mù mới chú ý.

 

+ Hoạt động chỉ huy giác quan có mục đích, có ý định tập trung tìm hiểu xem xét một vấn đề hay hình ảnh gì đó ví dụ chú ý xem ti vi, chú ý sờ mó tìm hiểu một vật…..

 

Đối với từng giác quan, trong ngôn ngữ cũng có những từ riêng biệt để phân biệt hai loại hoạt động này chẳng hạn.

Về nhìn thị giác: có thấy và nhìn, ngắm, chăm chú nhìn.

Về thính giác: có nghe và lắng nghe, chú ý nghe.

Về xúc giác: có chạm đụng và sờ mó, nắn, bóp, xoa vuốt.

Về khứu giác: có ngửi, ngửi thấy và hít ngửi.

 

- Tiếp nhận xử lý thông tin, cảm xúc do các giác quan cung cấp để biến thành nhận thức, tư duy, tình cảm có giá trị cho tư tưởng hành động của con người.

 

- Còn ít tiếp nhận thông tin tổng thể, tức khắc, nhiều loại nâng trí tuệ phải chắt lọc, lựa chọn những gì là bổ ích, cần thiết thuộc về bản chất, đặc trưng loại bỏ những gì không cần thiết tiếp đó phải kết hợp với các thông tin kiến thức của các giác quan khác, của kho tàng kiến thức tích luỹ được để xây dựng hình ảnh chính xác về hình ảnh không gian của vật thể hay về các ý niệm ví dụ nhìn một chiếc ô tô, trí óc chỉ cần ghi nhận những gì đặc trưng nhất đối với chiếc xe chẳng hạn hình dáng màu sắc, nhìn một con người cũng vậy chỉ cần ghi nhận những đặc trưng nổi bật tiêu biểu về con người ấy.

 

- Chỉ huy điều khiển cơ thể hoạt động:

Qua xây dựng nhận thức, tư duy nếu cần hành động trí óc sẽ chỉ huy điều khiển cơ thể ( tay chân, cơ bắp….) đồng thời chỉ huy các giác quan theo dõi giám sát để kịp thời uốn nắn điều chỉnh. Chẳng hạn đang đi xe máy thấy có một hòn đá trên đường trí óc sẽ chỉ huy tay lái xe tránh…. nếu qua nhận thức tư duy thấy không cần hành động tức khắc thì nhận thức tư duy sẽ được tích trữ lại sử dụng về sau.

- Ghi nhớ tích trữ xây dựng kho lưu trữ, dự trữ nhận thức kiến thức của con người.

Nhận thức tư duy ý niệm, tình cảm tiếp nhận, xây dựng qua hoạt động giác quan, không những được dùng tức thời mà còn được ghi nhớ tích trữ thành kho tư liệu sử dụng lâu dài về sau kho tàng dự trữ càng dồi dào, phong phú, thì khả năng, trình độ của con người càng cao, càng uyên thâm.

 

Theo các nhà nghiên cứu, không phải chỉ có một mà có nhiều trí nhớ khác nhau: trí nhớ về ngôn ngữ, về toán, về âm nhạc…. khả năng nhớ của con người cũng rất khác nhau. Người nhớ giỏi về mặt này, người nhớ tốt về mặt khác có người nghe thì dễ nhớ, có người phải đọc thì dễ nhớ hơn, phương pháp nhớ cũng rất đa dạng có người nhớ trực tiếp có người phải nhớ qua trung gian ví dụ nhớ hoàn cảnh đọc, chương, trang, rồi mới nhớ ra đoạn văn cần nhớ.

 

Có một loại trí nhớ cần nói đến đó là trí nhớ bắp thịt. Nói cho dễ hiểu là tôi nhớ cho quen chân, quen tay tục ngữ ta có câu: “Trăm hay không bằng tay quen” chính là nói đến loại trí nhớ này, trí nhớ này điểu khiển các hoạt động đã quen thuộc thành thạo như: điều khiển chân bước đi trên đường bằng phẳng hay lên xuống cầu thang quen biết. Cứ theo chân mà bước, không cần trí tuệ chú ý chính vì bước theo thói quen này chẳng may trên đường gặp chỗ lồi lõm khác thường hoặc ở cầu thang, có một bậc cao hơn hay thấp xuống là ta hụt bước chân ngay. Trí nhớ này cũng điều khiển các hoạt động do yêu cầu của cuộc sống hay do nghề nghiệp ta đã rèn luyện trở thành thành thạo, thuần thục, nhuần nhuyễn cứ theo thói quen mà làm, trí óc cũng không cần chú ý đến trừ khi cần thiết. Ví dụ như: bàn tay ta viết, đánh máy chữ, đánh đàn đan len, người thợ rèn gõ búa nhanh dòn dã, người bán phở thái bánh phở nhanh cũng do trí nhớ bắp thịt. Trí nhớ này rất cần thiết cho hoạt động con người mà phải do rèn luyện, hoạt động mới có, sự tồn tại của nó khá bền vững. Chẳng hạn như những người sáng mắt bị mù vẫn có thể viết chữ thường không cần nhìn là do trí nhớ này còn tồn tại sau khi mù, một số nhà điêu khắc sáng mắt, sau khi bị mù vẫn nặn tượng được là nhờ loại trí nhớ này. Ở nước ngoài cũng có, còn ở nước ta nhà điêu khắc Lê Duy Ứng sau khi bị mù vẫn nặn được tượng Bác Hồ là vì vậy.

 

- Trí tưởng tượng, tư duy trừu tượng: từ nhận thức, kiến thức thu thập, tích luỹ, sưu tầm được con người thông qua trí tưởng tượng, tư duy trừu tượng phân tích, tổng hợp, suy luận khái quát, đối chiếu….rút ra các nhận xét đánh giá kết luận, xây dựng chương trình, kế hoạch, dự định ước mơ sáng tác, phát minh, sáng tạo, xây dựng đạo đức, tác phong ý chí, quyết tâm, nghị lực….Đây chính là đỉnh cao và là đặc tính riêng của trí tuệ con người mà các loại động vật khác không có.

 

Để bảo đảm cho trí tuệ hoạt động được như trên, người bình thường dựa vào nguồn thông tin do cả 5 giác quan cung cấp, nhưng chủ yếu là thị giác. Tuy nội dung hoạt động như trên nhưng hoạt động nhiều hay ít, cao hay thấp tuỳ theo từng con người cụ thể. Trí óc của người bình thường cũng rất khác nhau. Có người trí thông minh cao, có người kém, có người trí nhớ giỏi có người bình thường, có người phân tích tổng hợp tài, có người khó khăn. Điều này cũng là bình thường cũng giống như đối với người mù, có người thông minh cao, có người thấp, không thể vì thấy một người bình thường thông minh và ngược lại. Điều này cũng áp dụng đối với người mù.

 

2/ Về tư duy trí tuệ người mù, có nhận thức sai lầm gì?

 

Khi mất khả năng nhìn, không những có những nhận thức sai lầm về hoạt động giác quan mà còn có cả những nhận thức sai lầm về tư duy và trí tuệ của người mù. Sai lầm có nhiều nhưng có thể quy vào hai loại chính sau đây:

 

a/ Cho rằng chỉ có giác quan nhìn mới cung cấp cho trí óc những thông tin chính xác, đầy đủ về hình ảnh không gian của vật thể. Phải áp mắt nhìn con người mới xây dựng được hình ảnh về không gian, mới nắm được không gian, giác quan sờ mó chỉ nắm được một số yếu tố của không gian, không thể dựa vào đó để có hình ảnh về không gian. Cũng có người thừa nhận giác quan sờ mó có thể nắm được hình ảnh không gian, nhưng lại cho rằng hình ảnh không gian do sờ mó khác với hình ảnh không gian do nhìn không thể xây dựng hình ảnh không gian nếu không có màu sắc. Muốn xây dựng được hình ảnh không gian, người mù phải hình dung ra được một nền có màu sắc trên đó vẽ lên hình ảnh của vật thể bằng một màu khác có như thế mới nhận ra hình ảnh, còn hình ảnh với nền cùng một màu thì hình ảnh mờ nhạt và mau biến đi mất. Mà đã không óc hình ảnh không gian, người mù không thể hoạt động cũng không thể tưởng tượng, suy nghĩ, không thể có tư duy, nhận thức…..

 

Tóm lại người ta cho rằng không có mắt nhìn người mù không thể hiểu không thể nắm được gì về thế giới khách quan bên ngoài.

 

b/ Từ nhận thức trên đây, dẫn đến cho rằng khi đã bị mù, trí óc không còn nội dung để hoạt động, dòng tư duy bị cắt đứt không những các giác quan khác bị giảm sút, tê liệt mà trí óc người mù cũng bé lại. Người mù hết cảm xúc hết khả năng trí tuệ, hết trí thông minh, hết nghị lực trí nhớ suy giảm tâm hồn trống rỗng, cằn cỗi.

Tóm lại họ cho rằng mất khả năng nhìn thì trí tuệ cũng hư hỏng, khô héo, tàn lụi theo.

 

Họ quan niệm sai lầm trên đây là phổ biến không phải chỉ với người bình thường mà một số nhà triết học, tâm lý học cũng quan niệm như vậy. Nhiều tài liệu nhiều cuốn sách đã được viết ra để trình bày các quan điểm trên đây dưới nhiều hình thức, dáng vẻ. Hãy nghe sau đây quan điểm của  Đi -Dơ- Rô (DiDerot) một triết gia nổi tiếng của Pháp hồi thế kỷ 18 đã viết về người mù như sau: “ người mù không tưởng tượng được vì muốn tưởng tượng, người mù phải hình dung ra một nền có màu. Trên nền ấy tách ra một chuỗi chấm khác màu là hình ảnh của vật sân khấu tư tưởng của người mù là đầu ngón tay. Người mù sờ nhiều thì đầu ngón tay sẽ mệt, trí thông minh và tổng hợp các loại cảm xúc, người mù không có cảm xúc nhìn thấy tất nhiên trí thông minh phải suy giảm, người mù có quan điểm triết học riêng có đạo lý riêng khác hẳn với người sáng…”

 

Bây giờ ta nhận xét đến quan niệm thứ hai trước tật mù có làm cho trí óc con người bé lại, làm tể liệt mọi khả năng trí tuệ không?

 

3/ Tật mù có làm trí óc người mù bé lại không, có làm cho người mù hết khả năng trí tuệ không?

 

Người ta đã xác nhận tật mù nếu không có tổn thương về não coi như trí não bình thường, không bé đi, cũng chẳng to lên tật mù không làm ảnh hưởng đến các giác quan. Các giác quan vẫn hoạt động tốt, tật mù cũng không làm tổn thương đến khả năng trí tuệ của người mù về các mặt, gặp hoàn cảnh thuận lợi chúng sẽ phát triển, có thể đạt tới các đỉnh cao.

 

Chúng ta có thể ví trí óc người mù như một máy vi tính, có bộ nhớ, có bộ phận xử lý thông tin phương tiện, có bộ phận xử lý đầu ra thành các thông tin tài liệu sử dụng được. Máy này có thể gắn vào một phím soạn văn bản bằng chữ thường và một bộ phận soạn văn bản bằng chữ nổi. Phím soạn văn bản bằng chữ thường bị hỏng không sử dụng được, điều này không dẫn đến hỏng bộ phận nhớ bộ phận xử lý thông tin chương trình, xử lý đầu ra. Có nghĩa là máy vi tính còn nguyên vẹn lắp phím soạn văn bản chữ nổi vào máy vi tính sẽ hoạt động, tất nhiên bộ phận nhớ phải hoạt động cho phù hợp với cách soạn thảo văn bản bằng chữ nổi, các bộ phận khác cũng vậy và với phím soạn văn bản bằng chữ nổi máy vi tính vẫn hoạt động tốt, ra các thông tin thích hợp với người mù. Ta cũng có thể ví như một máy ti vi đang thu thì máy phát sóng trung tâm bị hỏng. Máy thu không có hình ảnh để thu điều này không có nghĩa máy ti vi bị hỏng mà do không có thông tin thì nó không hoạt động được. Khi có thông tin, nó lại hoạt động bình thường.

 

Không những đối với người mù, mà cả đối với người mù- điếc tức là mất hai giác quan, khả năng trí tuệ vẫn còn nguyên vẹn. Nếu có điều kiện nó vẫn hoạt động tốt theo quan niệm của một số người đáng lý đối với người mù điếc, hai giác quan còn lại là sờ mó và ngửi phải suy giảm và trí tuệ lại càng tàn lụi teo bé hơn nữa. Để chứng minh cho lý luận trên đây là sai lầm xin kể ra trường hợp của Hê-len ken- Lơ ( Helen Keller) một phụ nữ Mỹ mù- điếc do bị ốm lúc 18 tháng sinh vào khoảng năm 1880 và sống gần Bô-stông ( Boston) Mỹ. Tất nhiên do bị điếc cô cũng không biết nói thế là bộ óc của cô bị khoá chặt thông tin từ ngoài vào chỉ có thể qua xúc giác và ngửi. Thế mà chỉ bằng khai thác cao độ giác quan sờ mó, cô đã mở tung được cánh cửa trí tuệ, trở thành người viết nói có trình độ văn hoá cao lại viết được nhiều sách có giá trị. Cô trở thành một người nổi tiếng được nhiều người, trong đó có nhiều nhà bác học đến tham quan nghiên cứu và xác nhận. Hiện nay tên của Helen Keller được đặt cho một hội trợ giúp người điếc lớn trên thế giới.

 

Thoạt đầu người ta dạy cho cô học vần thủ ngữ, mỗi kiểu nhấn tay thay thế cho một vật hay một thông tin nào đó. Chỉ trong 20 ngày cô đã học được loại vần này và dùng tay để trao đổi với cô giáo và bạn bè sau một tháng rưỡi, cô học được vần chữ bơ rai ( chữ nổi dành cho người mù ) học thêm một tháng nữa cô đã dùng loại chữ này để viết thư cho cô em họ.

 

Bằng cách đặt ngón tay cái vào thanh quản, ngón tay trỏ vào bờ môi và ngón tay giữa vào bờ lỗ mũi của một người khi đang nói, cô đã học được phát âm thành tiếng nói…sau ba năm cô đã học được nói và viết tiếng anh biết nhiều từ nhiều ý niệm để trao đổi một cách thoải mái cô đã theo học đại học thi đỗ loại xuất sắc. Cô còn học tiếng Đức đọc nhiều tác phẩm văn chương Đức viết đúng tiếng Pháp, cô còn học tiếng La Tinh, tiếng Hy Lạp để đi thi Đại học ngoài cuốn tự truyện cô còn viết một số sách khác được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.

 

Như vậy chỉ bằng giác quan sờ mó Helen Kelle đã mở được ba cánh cửa để đi vào trí tuệ: vần thủ ngữ, chữ Brail và tiếng nói. Giác quan của cô không hề bị suy giảm, tàn lụi trở thành công cụ quý báu giúp cô vươn lên, trí tuệ của cô cũng không tê liệt vẫn bình thường khi có thông tin vào là hoạt động ngay, nâng Cô lên tầm cao của tri thức.

 

Như vậy dù bị mù, trí tuệ người mù vẫn hoạt động bình thường trên thực tế nó vẫn tiến hành các nội dung như đã nêu ở mục 1 chương này, chỉ khác là không dựa vào thông tin do mắt nhìn cung cấp mà do các giác quan còn lại, chủ yếu là sờ mó và nghe. Cụ thể nó vẫn chỉ huy, điều khiển các giác quan cung cấp thông tin, cảm xúc vẫn xử lý tổng hợp, kết hợp các thông tin cảm xúc thu được thành nhận thức, tư duy tình cảm. Nó vẫn điều khiển hoạt động của cơ thể trí nhớ tư duy trừu tượng, trí tưởng tượng và các yếu tố khác vẫn hoạt động. Tất nhiên có sự điều chỉnh lại cho phù hợp, có cái tăng lên có cái giảm đi. Nếu nguồn thông tin cảm xúc dồi dào, phong phú, nếu khả năng tư duy, trí tuệ của người mù tốt, thì người mù có thể vươn lên đỉnh cao của tri thức và ngược lại. Kết quả hoạt động trí tuệ ở người mù cũng tuỳ theo từng người, điều này cũng giống như đối với người bình thường.

 

4/ Giá trị của thông tin, cảm xúc do sờ mó là như thế nào?

 

Bây giờ ta bàn đến quan niệm sai lầm chỉ thừa nhận giá trị của thông tin do mắt nhìn cung cấp, không thừa nhận giá trị do giác quan sờ mó tiến hành đây là vấn đề cốt lõi. Do quan niệm này dẫn đến quan niệm cho rằng khi không còn con mắt nữa thì các giác quan khác cũng tàn lụi, trí tuệ tư duy cũng tê liệt.

 

 Trước hết ta phải thừa nhận ưu điểm không thể chối cãi của thông tin cảm xúc mắt nhìn. Đó là một nguồn thông tin phong phú, đa dạng, tổng thể, tức khắc, cùng một lúc cung cấp được nhiều loại thông tin khác nhau với nhiều cung bậc tinh tế tinh vi khác nhau. Mất nguồn thông tin này người mù thiệt thòi rất lớn.

 

Tuy nhiên không vì thế mà phủ nhận, coi nhẹ vai trò tác dụng của thông tin cảm xúc sờ mó. Thực ra sờ mó cung cấp đủ các thông tin về hình ảnh không gian chỉ trừ màu sắc. Ngoài ra nhiều thông tin về vật thể khách quan, mắt phải dựa vào sờ mó mới biết được như: sức nặng, độ cứng, dòn, dẻo…Sờ mó cung cấp thông tin về không gian với đủ mọi yếu tố, trừ màu sắc tức là hình ảnh không gian không có màu sắc. Thực ra chỉ có một không gian duy nhất không có không gian riêng cho mắt nhìn và không có không gian riêng cho sờ mó. Không có không gian riêng cho người có mắt và không gian riêng cho người mù, không gian chỉ có một, nhưng nắm và hiểu không gian thì người bình thường dựa vào các yếu tố của mắt nhìn, chủ yếu vào hình dáng, màu sắc muốn hình dung ra vật thể họ phải dựa vào màu, trên đó vẽ ra hình vật thể. Còn người mù không dựa vào màu sắc dựa vào yếu tố về kết cấu để tổng hợp thành hình dáng. Bằng sờ mó họ hình dung ra hình dáng các vật thể, cách bố trí các vật thể trong một địa điểm nào đó, họ phải hình dung được không gian chỉ khác không gian của họ không có màu sắc. Nếu không hình dung ra không gian làm sao người mù có thể đi lại hoạt động được, do biết hình dáng vị trí đồ đạc khi bắt gặp một đồ dùng nào đó tay người mù đã đưa ra để phát hiện tránh và chạm, nguy hiểm.

 

Tất nhiên như đã nói ở chương II, do phạm vi sờ của bàn tay hẹp, lượng thông tin bằng sờ mó không thể dồi dào, phong phú bằng thông tin mắt nhìn, nhưng nó vẫn là một nguồn thông tin chính xác, trung thực về thế giới khách quan. Trong hoàn cảnh không có mắt nhìn, nó vẫn thay thế tốt cho con mắt để cung cấp thông tin cho trí tuệ người mù hoạt động, phục vụ tốt cho người mù không thể làm cho trí tuệ bị tê liệt, không có nội dung hoạt động. Ngoài sờ mó, bổ sung thêm các nguồn thông tin do nghe, ngửi… tri thức người mù cũng sẽ không nghèo nàn.

 

Một vấn đề nữa cũng cần phân tích là cách cung cấp thông tin bằng sờ mó là phải sờ tuần tự, đi từ chi tiết lên tổng thể. Có người do tính chất này cho rằng người mù chỉ nắm được vụn vặt, không thể nắm được khái quát, nắm được bản chất của vấn đề. Thực ra người mù cũng như người bình thường, khi tiếp nhận thông tin cũng phải xử lý, tổng kết hợp rút ra các đặc tính của bản chất, đặc trưng nhất. Người mù cũng không rơi vào chi tiết sự vụ cái họ ghi nhớ cuối cùng là cái tổng thể, cái bản chất, cái đặc trưng, chứ không phải từng chi tiết do quá trình sờ mó tay phải trải qua, lấy thí dụ như đọc chữ viết chẳng hạn. Người sáng cũng không cần nhớ chữ A gồm một nét tròn, một nét thẳng mà chỉ cần nhìn hình dáng là đã nhận ra chữ A, người mù khi đọc chữ A bằng chữ Brail cũng không nhớ chữ này gồm mấy chấm mà chỉ biết ký hiệu ấy là chữ A. Kết quả tổng, kết hợp này người bình thường và người mù đều có.

 

Tóm lại: Tuy không phong phú, dồi dào bằng, lại không có màu sắc, nhưng các thông tin, cảm súc do sờ mó cung cấp vẫn là một nguồn thông tin chính xác, trung thực về không gian, cần khai thác phát huy cao để phục vụ cho người mù trong hoàn cảnh mất giác quan quý giá nhất của con người.

 

5/ Các yếu tố khác của trí tuệ người mù có đặc điểm nào cần nói không?

Cần nói thêm về 4 yếu tố sau đây: trí nhớ, tư duy, trừu tượng, nghị lực, và tác phong người mù.

 

a/ Bị mù trí nhớ tăng lên hay giảm đi:

 

Có người nói bị mù trí nhớ sẽ giảm đi, trí nhớ người mù kém vì không nhìn thấy, có gì mà nhớ và nhớ là điều khó khăn.

 

Người bình thường có nhiều người nhớ rất giỏi, nhất là nhớ kiến thức học tập và kiến thức nghề nghiệp. Tuy nhiên người bình thường cũng có nhiều thuận lợi để đỡ phải nhớ, cho nên họ chưa phải dùng đến trí nhớ ở trình độ cao. Chẳng hạn muốn nhớ một điều gì họ ghi vào sổ tay cần giở ra tham khảo dễ dàng đồ đạc để chỗ nào, họ không cần nhớ kỹ lắm cần đưa mắt là thấy ngay. Mắt nhìn giúp họ nhận ra nhiều điều, không cần nhớ làm gì như: tên đường, số nhà, số điện thoại…..

 

Đối với người mù, do hoàn cảnh bắt buộc phải nhớ rất nhiều thứ. Trước hết là kiến thức cần cho học tập, làm việc, họ còn phải nhớ các thông tin cần thiết cho hoạt động giác quan, họ phải nhớ các tín hiệu để nhận ra đồ đạc của họ, chỗ để của chúng để dễ tìm nhớ số điện thoại, địa chỉ, số nhà bạn bè, các mấp mô trên đường hay đi ….không thể mỗi thứ mỗi ghi chép hoặc hỏi han, nhờ người giúp đỡ. Cho nên theo tôi, khi bị mù trí nhớ phải hoạt động nhiều hơn và nếu có trí nhớ tốt, người mù gặp nhiều thuận lợi. Tất nhiên muốn có trí nhớ tốt phải rèn luyện.

 

b/ Trí tưởng tượng và tư duy trừu tượng của người mù như thế nào?

 

Có người nói người mù kém trí tưởng tượng, khó tư duy trừu tượng.

Thực ra người mù khó về nguồn thông tin, nhưng lại có nhiều điều kiện để suy nghĩ, tưởng tượng. Họ có thể suy nghĩ, tưởng tượng những lúc rảnh rỗi ban ngày ngay cả ban đêm, lúc thức giấc, không ngủ được. Những gì họ tiếp thu được lúc có điều kiện họ lại suy nghĩ, lại đi lại vấn đề. Đây cũng là một thú vui trong cuộc sống của người mù làm cho trí tuệ khỏi trống rỗng dễ sinh ra buồn phiền, từ suy nghĩ họ xây dựng các chương trình, dự định, ước mơ, họ tổng kết, nhận xét họ sắp xếp ngôn từ, văn vẻ để khi đến cơ quan ngồi vào bàn làm việc là có thể viết được ngay, không phải vừa viết, vừa suy nghĩ như người bình thường .

 

Pi-e Vi-jay ( Pierre Villey), người mù phấn đấu Tiến sỹ đầu thế kỷ 20 này bằng luận văn nghiên cứu về Mông- te- nhơ ( Montđigne) đã viết: “ Cái khó nhất trong quá trình nghiên cứu là tập hợp, sưu tầm tài liệu. Còn khi đã sưu tầm, tập hợp đủ thì việc phân tích tổng hợp, rút ra nhận xét, kết luận, người mù có thể làm được dễ dàng và không cần người giúp đỡ. Tất nhiên để làm được việc trên, người mù phải rèn luyện, phải có khả năng trình độ nhất định, phải kiên trì chịu khó.

 

c/ Ý chí nghị lực người mù như thế nào?

 

Do bị đặt vào hoàn cảnh khó khăn, nói chung người mù đều có quyết tâm, nghị lực vươn lên để thoát ra khỏi số phận. Họ không muốn mang tiếng sống dựa, sống nhờ không muốn bị xem thường, thậm chí xúc phạm. Chính trong phấn đấu vươn lên, họ lại tìm ra nguồn vui vì phát hiện ra nhiều điều mới lạ, nhiều khả năng giúp họ tiến lên. Càng bị bỏ mặc coi thường, nghị lực vươn lên của người mù càng lớn, có người đã bỏ nhà ra đi cũng để tìm cuộc sống tự cứu tự lập, tuy nhiên trong hoàn cảnh được nuông chiều hoặc bị ngăn cấm không cho làm bất cứ việc gì có thể lại nảy sinh ra tâm lý ngược lại, trông chờ ỷ lại, thụ động, tự ty, an phận thủ thường. Chúng ta khuyến khích ủng hộ quyết tâm, nghị lực vươn lên đúng đắn của người mù giúp đỡ khắc phục cho được tâm lý ỷ lại, thụ động tự ti, an phận. Đây cũng là việc làm cần thiết để tạo sức vươn lên cho người mù.

 

d/ Còn về tác phong người mù thì thế nào?

 

Do hoàn cảnh đòi hỏi người mù mà có tác phong cẩn thận để tránh tai nạn, nguy hiểm để khỏi mất công tìm kiếm.

 

Trong đi đứng họ luôn thận trọng, nhẹ nhàng nhất là đối với những nơi họ không quen thuộc. Chân họ không bao giờ nhấc quá cao mà lướt nhẹ để đề phòng va vào đá hoặc rơi xuống các hố, các chỗ lên xuống cầu thang. Tay họ luôn lướt theo một vật chuẩn như một bức tường hoặc tay vịn cầu thang hoặc dơ trước mặt để tránh va chạm khi tìm các vật, họ đưa tay khéo léo để khỏi rơi đồ vật như cốc, chén, phích nước. Khi cầm các dụng cụ nguy hiểm, như dao sắc, dùi nhọn đừng sợ họ bị đứt tay, sử dụng bếp điện, than lửa, ít khi họ để bị điện giật hoặc bị bỏng, để cháy lan ra ngoài. Đồ dùng người mù để có nơi có chốn và họ tự tìm được rất dễ dàng, họ chỉ lúng túng, bị động khi có người vô tình đã thay đổi chỗ để hoặc thứ tự của họ. Người mù rất muốn có một khu vực riêng để họ chủ động bố trí đồ đạc và nơi làm việc, sinh hoạt cố gắng tránh thay đổi vị trí, thứ tự đồ đạc của họ. Khi cần giao người mù làm việc gì, cần giao tận tay, chỉ tận nơi, tránh chỉ nói bằng miệng, sau khi đã nhận đầy đủ người mù sẽ làm tốt đến nơi đến chốn.

 

6/ Ý nghĩa, tác dụng của việc rèn luyện trí tuệ đối với người mù như thế nào?.

 

Qua trình bày trên, ý nghĩa, tác dụng của việc rèn luyện tư duy, trí tuệ đối với  người mù đã rõ. Nó quyết định sự vươn lên của người mù cần tiến hành khi người mù còn nhỏ hay sau khi mới bị mù. Việc rèn luyện trí tuệ gắn liền với rèn luyện giác quan ngoài ra cần chú ý rèn luyện về trí nhớ, về tư duy  trừu tượng về tổng hợp, phân tích, nhận xét, đánh giá ……cần chú ý rèn luyện tinh thần, ý chí, nghị lực, rèn luyện tác phong …Đó là những nội dung rất quan trọng, rất cần thiết, phải lợi dụng mọi hoàn cảnh để rèn luyện trong sinh hoạt, học tập làm việc, thông qua giao tiếp, thể dục thể thao, trò chơi, du lịch, đọc sách, báo nghe đài….

 

Về rèn luyện giác quan, tư duy trí tuệ người ta đã phân chia người mù thành ba loại :

- Loại năng động: luôn luôn tìm tòi, suy nghĩ, không thoả mãn với tư duy kiến thức đã có. Loại này sẽ tiến bộ.

- Loại tích cực, năng động vừa phải: thường chỉ đòi hỏi vừa mức, nặng về nghe, bằng lòng với những kiến thức thay thế, sơ lược không đi sâu. Loại này chỉ tiến bộ mức trung bình.

- Loại lười biếng: ít suy nghĩ, động não, không thích sờ mó, tìm hiểu. Loại này sẽ chậm tiến bộ.

 

 

Lượt xem : 2406 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo