Trang chủ --> Sống khỏe --> Ngày tết nói về tục thờ thành hoàng làng
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Ngày tết nói về tục thờ thành hoàng làng

(Hoàng Kim) - Tục thờ Thành hoàng làng có nguồn gốc từ Trung Hoa cổ, sau khi du nhập vào làng xã Việt Nam đã nhanh chóng bám rễ vào tâm thức của người nông dân Việt trở nên hết sức đa dạng. 

 

 Hình minh họa (tẩm quất, người mù, Hoàng Kim)

            Thành Hoàng có thể là một vị thiên thần như Phủ đổng Thiên vương, một thần núi như Tản Viên Sơn thần, một vị nhân thần có công với dân với nước như: Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Yết Kiêu, Dã Tượng….lại có khi là các yêu thần, tả thần ….với nhiều sự tích hết sức lạ lùng, đôi khi có vẻ vô lý. Tuy nhiên, các Thành Hoàng được sắc vua phong (trừ những tà thần, yêu thần….) luôn luôn tượng trưng cho làng xã mà mình cai quản là biểu hiện của lịch sử, của đạo đức, phong tục, pháp luật cũng như hi vọng sống của cả làng. Thành Hoàng có sức tỏa sáng vô hình như một quyền uy siêu việt, khiến cho làng quê trở thành một hệ thống chặt chẽ.

 

            Theo tục lệ xưa, các đời vua thường phong các vị Thành Hoàng thành ba bậc: Thượng đẳng thần, Trung đẳng thần, và Hạ đẳng thần, tùy theo sở thích và các công trạng của các vị thần với nước với dân với làng xóm. Các vị thần cũng được xét đưa từ thứ vị nọ lên thứ vị kia, nếu trong thời gian cai quản các vị này đã phù hộ, giúp đỡ được nhiều cho đời sống vật chất và tâm linh của dân chúng. Việc thanh phong các vị thành hoàng căn cứ vào sớ tâu của làng xã về công trạng của các vị thần. Sớ này phải nộp về triều đình trong một thời gian quy định . Mỗi lần thăng phong triều đỉnh đều gửi sắc vua ban rất linh đình và cất nó trong hòm sắc thờ ở hậu cung đình làng.

 

            Thành hoàng cũng được gọi là phúc thần, tức vị thần ban phúc cho dân làng, thường mỗi làng thờ một Thành hoàng, song cũng có khi một làng thờ hai, ba hoặc hai ba làng thờ một vị. Thành hoàng có thể là một nam thần hay nữ thần, tùy sự tích mỗi làng.

 

            Đình làng là nơi thờ phụng Thành Hoàng và trở thành một biểu tượng văn hóa tâm linh của mỗi người dân quê Việt. Làng nào cũng có đình, có khi mỗi thôn lại có một đình riêng. Đình để thờ một Thành hoàng nhưng đồng thời cũng trở thành nơi hội họp của chức sắc trong làng, hay là nơi sinh hoạt của cộng đồng làng xã. Mọi hoạt động này đều xảy ra ở đình với sự chứng kiến của Thành hoàng.

 

            Trong tâm thức người dân quê, Đức thành hoàng, là vị tối linh có thể bao quát, chứng kiến toàn bộ đời sống của dân làng, bảo vệ, và phù hộ cho dân làng, làm ăn phát đạt, khỏe mạnh. Các thế hệ dân cứ tiếp tục sinh sôi nhưng Thành hoàng thì còn mãi, trở thành một chứng tích không thể phủ nhận được của một làng qua những cơn chìm nổi.

 

            Có thể cho rằng, Thành hoàng chính là vị chỉ huy tối linh của làng xã không chỉ về mặt tinh thần mà còn một phần về mặt đời sống sinh hoạt vất chất của dân làng. Cho nên sự thờ phụng Thành hoàng xét cho cùng là sự thờ phụng luật lệ làng xã, lề thói gia phong của làng.

 

            Chính sự thờ phụng này là sợi dây liên lạc vô hình, giúp dân làng đoàn kết, nếp sống cộng cảm hòa đồng, đất nề quê thói được bảo tồn. Vì lẽ đó, các hương chức cũng như các gia đình trong làng, mỗi khi muốn mở hội hoặc tổ chức việc gì đều phải có lễ cúng Thành hoàng để xin phép trước. Có lẽ, sự ngưỡng mộ thành hoàng cũng chẳng kém gì sự ngưỡng mộ tổ tiên.

 

            Ngày nay, lễ hội làng đang phát triển mạnh mẽ và nở rộ khắp nơi. Tục thờ cúng Thành hoàng diễn lại thần tích, rước xách, tế lễ đang được phục hồi ngày càng nhiều, vì có như vậy mới ghi nhớ được công lao của các vị tiền bối với nước với làng.

 

Nguồn: Hoàng Kim 

Lượt xem : 21421 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo