Trang chủ --> Tin cộng đồng --> Cần có sự cân nhắc đầy đủ, thấu tình, đạt lý trước khi quyết định đổi hay không đổi tên Hội Người mù Việt Nam
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Cần có sự cân nhắc đầy đủ, thấu tình, đạt lý trước khi quyết định đổi hay không đổi tên Hội Người mù Việt Nam

(Hoàng Kim) - Tôi viết bài này để góp một phần nhỏ vào việc cân nhắc tên Hội người mù Việt nam, chủ yếu ở giai đoạn trước đây, khi tôi còn hoạt động cho Hội, còn ở giai đoạn hiện nay, xin dành cho những cán bộ, hội viên trẻ hơn, hiện đang hoạt động cho Hội cân nhắc là chính.  

 

 

> I. Giá trị tên Hội người mù Việt nam.

>    Việc cho phép thành lập và tạo điều kiện thành lập Hội người mù Việt nam là một chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước được ghi trong thông tư số  202-cp ngày 26-11-1966 về chính sách đối với người già cả neo đơn, trẻ mồ côi không nơi nương tựa và những người tàn tật, trong đó có câu: Nhà nước giúp cho người mù được học chữ brai và thành lập hội của những người mù. Việc Đảng, nhà nước cho phép thành lập Hội người mù là đáp ứng với nguyện vọng thiết tha của người mù, trong đó có những  học sinh trường chữ nổi Ba đình Hà nội từ năm 1960 đến 1964. Bộ Thương binh và xã hội lúc bấy giờ là cơ quan Nhà nước chủ  trì và giúp đỡ để thành lập Hội. Trong trách nhiệm này,  năm 1968, Bộ đã thành lập ban Trù bị Thành lập Hội người mù Việt nam, gồm những nhân vật tiêu biểu như: cụ Nguyễn Công Tiễu, kỹ sư nông học mù, các ông Huỳnh Đình Thảo, Đinh Thuyên, Trần Công Nhuận… Bộ cũng dự thảo điều lệ đầu tiên của Hội, trong đó có các mục như: tên Hội, tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của hội… Bản dự thảo này được đưa ra thảo luận, bổ sung, sửa đổi ở ban Trù bị, ở các tổ chân rết của ban Trù bị, gồm những người mù ở một số tỉnh, nhưng chủ yếu là người mù nội thành Hà nội; sau đó, trình ra đại hội thành lập hội thông qua vào ngày 17-4-1969. Như vậy từ “” và tên Hội người mù Việt nam đã được Nhà nước lựa chọn và trưng cầu ý kiến người mù để quyết định. Tên ấy không phải do người mù lựa chọn trước và thông qua chấp thuận của Nhà nước. Theo nói lại, qua thảo luận  ở ban Trù bị, các tổ chân rết, về tên hội cũng có sự trao đổi, thảo luận nhất định, nhưng không nhiều và sôi nổi, đa số nhất trí, tuy nhiên cũng có những tên khác được nêu ra như: Hội những người hỏng mắt, Hội những người kém mắt, nhưng cuối cùng tên Hội người mù Việt nam được lựa chọn.

  Xét về tình hình lúc ấy, lựa chọn tên Hội như vậy, không những không sai mà còn rất đúng, rất cần thiết, tên đó thật rõ ràng, dễ hiểu không gây nhầm lẫn,  mơ hồ về đối tượng mà Hội phải kết nạp vào hội, chăm lo, giúp đỡ họ về các mặt. Họ là những người không nhìn thấy  tí nào hay chỉ thấy một cách lờ mờ không rõ ràng (những người lòa), có nghĩa là những người thị lực trung tâm, tức thị lực nhìn thẳng trước mặt, sau khi chỉnh kính, thị lực dưới một phần mười. Những người thị lực như vậy, không thể nhìn thấy những ngón tay xòe ra trên một bàn tay để cách mặt người ấy 30 phân. Người ấy không thể nhìn mà đọc chữ thường, phải sờ soạng  hay quờ quạng mới cầm được các đồ vật để trên bàn hay rơi xuống đất; ngồi trong phòng nhìn qua cửa sổ chỉ thấy ánh sáng  lờ mờ.

   Thực ra từ “mù” chẳng có gì là xấu, nó chỉ nói ra một tình trạng về mắt không nhìn thấy hay nhìn thấy rất khó. Người mù thực sự vẫn còn khả năng, tiềm năng; nếu được giúp đỡ, tạo điều kiện thích hợp, người mù vẫn có thể học văn hóa, học nghề, sản xuất, làm việc thích hợp, vẫn có thể vươn lên hòa nhập bình đẳng trong gia đình và ở xã hội, thậm chí cũng có những người mù đạt được các đỉnh cao về nhiều mặt của cuộc sống. Tuy nhiên, do trình độ phát triển của xã hội và do thiếu chính sách quan tâm, giúp đỡ nên người mù  bị bỏ mặc tự lo toan bằng cách ăn mày, ăn xin, hát xẩm, tẩm quất, không được học chữ, học nghề, sản xuất, làm việc thích hợp, bị gạt bỏ ra lề xã hội hoặc giúp đỡ theo kiểu ban ơn, bố thí cưu mang, thương hại. Từ đó, từ “mù” đồng nghĩa  với dốt nát, đói khổ, thấp kém, phụ thuộc, tất lực là thảm họa, gánh nặng   cho gia đình và  xã hội.   Đó không phải là tội của người mù mà là nỗi bất hạnh mà họ phải gánh chịu. Nhận thức, quan niệm về người mù trên đây là phổ biến trước đây. Nó có trong gia đình, ở xã hội, ở trong các cán bộ, cơ quan Nhà nước và ngay người mù cũng tự cho mình là như vậy, bị mù là xấu hổ, tủi nhục, thấp hèn…

   Để thay đổi quan niệm trên đây, Không thể đơn thuần chỉ bằng tuyên truyền, giáo dục hay bằng cách đổi tên gọi sao cho tế nhị, nhẹ nhàng mà chủ yếu phải tập tập hợp những người  mù lại, động viên, cổ vũ họ, giúp cho họ được học chữ, học nghề, sản xuất, làm việc thích hợp, có cuộc sống ổn định, cải thiện, hòa nhập, bình đẳng vào gia đình và xã hội, đóng góp trở lại cho cộng đồng.

    Chính quán triệt quan điểm trên đây, trong mấy chục năm qua, đứng vững trên danh hiệu hội viên Hội người mù Việt nam đã đi đến từng hang sâu, ngõ hẻm, gặp gỡ những người mù đích thực, động viên cổ vũ họ là từ “mù” không có gì là xấu, là đáng hổ thẹn, tự ti, tủi nhục mà họ còn có khả năng và tiềm năng để học tập, sản xuất và làm việc thích hợp đểổn định và cải thiện cuộc sống cho bản thân và gia đình, và xã hội; từ đó, giúp họ học chữ brai, học nghề, sản xuất bằng nhiều nghề, nhiều mặt hàng, tích cực xây dựng Hội ngày càng vững mạnh. Đối với họ không thể tự xưng mình hay gọi họ bằng cái tên khác như khiếm thị chẳng hạn, họ không tin, không hiểu  và không thể khơi dậy lòng tin và khả năng của họ. Lúc đầu, khi đến gặp người mù, có người hổ thẹn, xấu hổ  lánh mặt không để cho gặp, nhưng quá trình, họ hiểu ra và vươn lên mạnh mẽ.

   Gia đình và người thân của người mù cũng vậy. Khi đầu mới gặp  thì ngỡ ngàng, cho là người mù còn làm được gì mà vào hội, người mù làm sao học được, làm sao mà sản xuất, làm việc. Cuối cùng khi được hiểu và nhất là khi được trực tiếp chứng kiến sự đổi thay các mặt của người mù qua tham gia hoạt động Hội, họ hiểu ra và thay đổi cách nhìn về tật mù. Nếu Hội mang tên khác, chưa dễ để giải thích cho gia đình, người thân hiểu.

   Về các cơ quan và cán bộ, như đã nói quan niệm sai lầm về người mù và tật mù không chỉ có ở bản thân người mù, gia đình,  người thân hay ở trong xã hội, nó cũng ở trong các cơ quan, cán bộ.  Với sự tạo điều kiện giúp đỡ của Đảng, Nhà nước, sau khi Hội được thành lập, một số cơ quan, cán bộ hiểu về Hội, họ không hiểu  sai về đối tượng hay về nội dung, vì tên Hội đã nói lên một cách rõ ràng, không lẫn lộn, mập mờ. Họ từng bước giúp đỡ Hội vượt qua khó khăn, thiếu thốn ban đầu, tạo cho Hội từng bước tiến lên, mang lại lợi ích và sự đổi thay cho người mù. Tuy nhiên cũng có cơ quan, cán bộ, kể cả cán bộ cấp cao cho rằng lập ra Hội làm gì, người mù làm sao hoạt động được, làm sao mà học chữ, học nghề, sản xuất, làm việc. Thậm chí có cán bộ cao cấp còn nói: “đụng đến lũ âm binh ấy làm gì; chỉ cần vài phết, phẩy tiền trong ngân sách cũng đủ để trợ cấp cho người mù, làm chi phải lập Hội, tổ chức ọc chữ, học nghề, sản xuất, làm việc cho thêm tốn kém, rắc rối. Dĩ nhiên, trước các quan niệm chưa  đúng ấy, Hội phải giải thích, thuyết phục một cách tế nhị, khéo léo.

   Do danh chính, ngôn thuận, không tráng né, mập mờ cái tên Hội người mù Việt nam, trong những năm qua là chỗ dựa vững chắc để Hội vận> động, thuyết phục người mù, gia đình, người thân, các cơ quan, ban ngành hiểu đúng về người mù, tật mù và Hội người mù và triển khai các mặt hoạt động và đã thu được kết quả     rất đáng kể. không những cuộcsống, vị trí người mù thay đổi mà quan niệm nhận thức của xã hội, của các cơ quan, cán bộ, của gia đình và bản thân người mù đối với tật mù cũng thay đổi rõ rệt. Trong nhiều năm qua,  cũng có nhiều cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước đến thăm Hội như: đồng chí Vũ Oanh, đồng chi Phan Văn Khải, đồng chí Đỗ Mười, đồng chi Nguyễn Minh Triết (đi thăm hai lần). các đồng chí đều ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực và các thành tựu của Hội, của người mù  và không ai gợi ý phải đổi tên Hội cho đỡ nặng nề. Vừa qua, Hội đã làm đúng quan niệm: thay đổi ý nghĩa và cách hiểu về từ “mù” chứ không phải bằng cách tránh né, đổi tên để nghe cho được nhẹ nhàng, tuy là tên kém mắt nghe nhẹ nhàng, nhưng phải giải thích mới hiểu được đúng.

   Sau nhiều năm với tên gọi là Hội người mù Việt nam, Hội đã làm thay đổi rất rõ nét  nhận thức, quan niệm  về tật mù và về  người mù trong gia đình, xã hội, các cơ quan, cán bộ và ở cả bản thân người mù. Tuy nhiên, các quan niệm không đúng vẫn còn và mang hình thái mới, đặc biệt là những địa phương Hội chưa vươn tới. Do vậy, bên cạnh tiếp tục triển khai các mặt hoạt động, Hội vẫn cần quan tâm tới công tác tuyên truyền giáo dục củng cố  lại những quan niệm không đúng dó, dù nó xẩy ra ở đâu trong gia đình, ngoài xã hội hay trong các cơ quan, cán bộ.

   Tuy nhiên, trong giao dịch chính thức, chúng ta phải dùng đúng tên Hội là Hội người mù Việt nam và đối tượng kết nạp và hoạt động là những người mù, được hiểu theo nghĩa là những người mù tịt và người kém mắt nặng, thị lực trung tâm sau khi đã chỉnh kính dưới một phần mười.  Tuy nhiên, trong giao tiếp bình thường, không chính thức, chúng ta có thể dùng các từ tương đương để thay thế như: không nhìn thấy, không sáng mắt hay khiếm thị để có vẻ tế nhị, nhẹ nhàng hơn,  như một số người quan niệm. Tuy nhiên, trong giao dịch chính thức,  nếu người đối thoại có quan niệm không đúng về tật mù và cố ý tránh né nó,  thì theo kinh nghiệm nhiều nước, người mù phải giáo dục khéo léo, tế nhị bằng cách nói: “Tôi không sợ bị xúc phạm đâu. Bị mù chẳng có gì xấu, hãy gọi tôi đúng với con người của tôi.” Hay “Tên hội của tôi là Hội người mù Việt nam. Hãy gọi đúng như vậy”.

   Trên thế giới, cho đến  hiện nay, đa số các tổ chức của người mù đều dùng từ “mù” trong tên của họ. Số dùng các từ khác như: nhìn thấy một phần, tàn tật thị lực chỉ chiếm số ít. Thí dụ ở Mỹ có hai tổ chức của người mù. Đó là Liên đoàn Quốc gia của những người mù Mỹ Hội đồng Quốc gia của những người mù Mỹ,  ở Tây ban nha có tổ chức Quốc gia của  những người mù Tây ban nha, ở Úc, có Hội các công dân mù Ô-stra-li-a… Tổ chức Quốc tế đầu tiên của người mù trên thế giới có tên là Liên đoàn Quốc tế của những người mù, hiện nay là Hiệp hội người mù thế giới, gồm 06 Hiệp hội người mù khu vực như Hiệp hội người mù châu Âu, Hiệp hội người mù  châu Phi, Hiệp hội người mù khu vực  Bắc Mỹ-Ca-ri-bê, Hiệp hội Người mù châu Mỹ La-tinh, Hiệp hội Người mù Nam á và Trung đông, Hiệp hội Người mù châu Á-Thái bình dương…. Chưa kể đến nhiều cơ quan hay tổ chức vì người mù, nhiều trung tâm huấn luyện, phục hồi chức năng cho  người mù, nhiều thư viện, câu lạc bộ cho người mù. Trường hợp của Thụy điển và Na uy khi mới thành lập, tổ chức của người mù ở hai nước này cũng mang tên là Hội người mù Thụy điển, Hội người mù Na uy. Nhưng do hai nước này, dân số ít, Thụy điển chỉ có 08 triệu dân, còn na uy 04 triệu dân; do vậy người mù cũng ít. Họ đổi tên để kết nạp thêm hội viên,  như Thụy điển đổi thành Liên đoàn những người tàn tật thị lực Thụy điển; còn Na uy đổi thành Hội người mù và nhìn thấy một phần Na uy. Ở, hai nước này, các trẻ em mùtàn tật khác đều học ở trường công cộng, việc phục hồi  chức năng làm tại nhà hay dựa vào cộng đồng. Hai nước này có bình quân thu nhập đầu người  rất cao; trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cũng rất cao; do đó, các hội này ít phải chăm lo đến đời sống hội viên. Không những vậy, hai hội này còn được Nhà nước cấp kinh phí để trợ giúp các tổ chức của người mù và kém mắt ở nhiều nước trên thế giới.

   Cũng giống như ở nước ta, khi giao dịch chính thức, họ đều dùng tên chính thức của họ được pháp luật bảo vệ, coi như tài sản không thể vi phạm của tổ chức, nhưng trong giao dịch thông thường, họ cũng dùng các từ ương đương thay thế cho từ như: không nhìn thấy, không sáng mắt, phi thị lực. Dĩ nhiên, khi cần thiết, họ cũng thẳng thừng,  tuy tế nhị và  khéo léo gọi bản thân họ hay tổ chức của họ  theo đúng tên đích thực của họ, không tránh né, xấu hổ hay hổ thẹn. Họ đấu tranh rất mạnh và bằng nhiều hình thức: hành chính, pháp lý, tuyên truyền, giáo dục, kể cả biểu tình, kiện ra tòa án để đảm bảo các quyền và lợi ích của người mù, người kém mắt nặng  nhằm đạt được mục tiêu bình đẳng, tự do, độc lập, tiếp cận, hòa nhập, tham gia đầy đủ và cũng đã đạt được nhiều thành tựu rất đáng kể.

 

II. Về việc đổi tên Hội.

>    Như đã nói ở trên, phần này, tôi không phát biểu cụ thể có hay không nên đổi tên Hội, vì tôi đã nghỉ hoạt động 14 năm, thiếu thực tế ít cập nhật thông tin mới để cân nhắc. Việc này, tôi để cho cán bộ, hội viên trẻ tuổi hơn và hiện đang hoạt động cho Hội suy nghĩ, cân nhắc. Tuy nhiên, để làm việc này, theo tôi, các cán bộ, hội viên phải phân tích tên Hội hiện đang dùng đúng hay sai, đã có tác dụng như thế nào trong làm việc với người mù, gia đình của họ, với các cơ quan, ban ngành, với cán bộ và xã hội, đã góp phần được gì trong xây dựng, phát triển Hội, mang lại được lợi ích gì cho người mù; dùng nó hiện nay có thuận lợi gì, trở ngại gì, thay đổi  tên gây ra vấn đề       gì cho hội. Qua hoạt động nhiều năm, tên Hội  người mù xuất hiện trên nhiều văn bản của Đảng, Nhà nước, như chỉ thị số 51-ct-tư ngày 12-4-1989 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa 06 về giúp đỡ Hội  người  mù, bản kết luận số 73-kl-tư ngày 16-06-2010 của ban Bí thư Trung ương Đảng khóa 10 về 20 năm thi hành chỉ thị số 51-ct-tư. Tên của Hội cũng dùng để mở các tài khoản, để làm các dự án cho vay vốn, làm việc với ngân hàng Chính sách xã hội và nhiều cơ quan,  ban, ngành, tổ chức trong và ngoài nước. Tình hình này đòi hỏi phải cân nhắc nếu đổi tên có gây ra ách tắc, trở ngại, tốn kém gì không.

   Mặt khác, nếu đổi tên thì tên mới có rõ ràng, chính xác không, có thể gây ra mơ hồ, lẫn lộn sẽ không thuận lợi gì cho việc giao dịch, làm việc với các cơ quan, ban, ngành, gia đình, xã hội và với bản thân người mù, tên mới giúp được gì cho việc xây dựng, phát triển Hội. Cần dựa trên các lý lẽ có tính thực chất, chứ không đơn thuần là để cho nhẹ nhàng, đỡ nặng nề.

   Trường hợp cần đổi tên, tôi có một số ý kiến sau:

    Trước hết, tôi không tán thành quốc hội  thay từ tàn tật bằng từ khuyết tật,  cho rằng từ tàn tật nghe nặng nề hơn từ khuyết tật, từ tàn tật gợi ý tàn nhẫn, tàn ác. Thật ra từ tàn tật là nói chệch đi của từ “tàng tật”; từ tàng ở đây có tỏng cụm từ: tàng trữ, bảo tồn, bảo tàng. Do nói chệch đi như vậy, nên từ tàn tật gợi ra ý tàn tạ, tàn lụi, chứ không thể là tàn nhẫn, tàn ác. Tuy nhiên, từ tàn tật đã nằm trong câu nói nổi tiếng của Bác Hồ kính yêu: tàn nhưng không phế. Có thời gian, Bộ Thương binh và xã hội  đã dùng từ “người có tật” thay cho “người tàn tật”. Đây là một từ đúng nên dùng. Có thể dùng từ này hay dùng từ “người hữu tật”; chứ không nên dùng từ “người khuyết tật”. Theo tôi, từ này gợi ra những ý nghĩa hay hình ảnh còn  nặng nề hơn từ người tàn tật. Khuyết là thiếu, lõm, không tốt. Ghép từ này với từ tật, làm cho tật trở nên nặng nề, trầm trọng hơn, một con người thiếu

> sót hơn. Không những không dùng từ khuyết tật mà cũng không dùng cụm

> từ khuyết tật thị lực vì có tật về thị lực bao gồm rất nhiều loại: mù (miền Nam gọi là đui), lòa, lác (hay lé), hiếng, thông manh, quáng gà, loạn thị, cận thị, viễn thị, thị lực hình ống, thị lực ngoại vim quáng, lóa… còn về từ khiếm thị, hiểu thật đúng nghĩa của  từ là không có mắt (thị là mắt). Nếu muốn thật chính xác, có thể dùng cụm từ Hội những người khiếm thị lực, tức là Hội của những người mất sức nhìn.

   Dù có đổi tên hay không đổi tên Hội, thì cần khẳng định là tiêu chuẩn kết nạp hội viên của Hội vẫn không thay đổi, cụ thể là những người mù bao gồm mù tịt, kém mắt nặng, thị lực trung tâm sau khi đã chỉnh kính thấp hơn một trên mười. Không vì đổi tên Hội mà kết nạp những người kém mắt thị lực trên một phần mười, vì những người này vẫn đọc được chữ thường, vẫn tự đi lại không cần gậy, vẫn có thể dùng mắt để làm nhiều công việc trong cuộc sống hàng ngày, họ không cần học chữ brai, không học đi lại bằng gậy, không thể kết hợp hai loại tàn tật khác nhau vào cùng một tổ chức; khó chăm lo, khó hoạt động. Cần tránh quan niệm mở rộng đối tượng kết nạp để cho Hội thêm đông. Vấn đề là nội dung, chất lượng, hiệu quả, chứ không phải là số lượng và kém hiệu quả. Liên đoàn người mù Mỹ hoạt động ở một nước có 50 bang, hơn hai trăm triệu dân, 1,3  triệu người mù, hiện nay cũng chỉ có 50.000 hội viên, nhưng họ hoạt động rất sôi nổi, đạt hiệu quả rất cao. Cũng cần tránh quan niệm như một thời đã có ở tỉnh Hội  Hà Tĩnh, đưa người kém mắt vào để giúp đỡ người mù trong đi lại, trong làm việc, khiến cho người mù không thể vươn lên được. Đây không phải là vấn đề người mù tranh giành vị trí mà là mục đích lập ra Hội để tạo cho người mù có môi trường  và điều kiện để khắc phục tật  nguyền  vươn  lên hòa nhập trong gia đình và xã hội.

 

> Lê Hồng Thủy.

> (nguyên chủ tịch Thành hội người mù Hà nội,

> nguyên phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hội người mù Việt Nam).

  

Lượt xem : 27896 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo