Trang chủ --> Tin cộng đồng --> Người mù không có khả năng tình dục?
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Người mù không có khả năng tình dục?

“Người ta ngỡ ngàng khi thấy mình mang bầu, khám xong vị bác sĩ còn bảo “mù mà cũng đẻ à?”. Chị L. đau xót chia sẻ. 

 

Trên thực tế, nhu cầu tình dục của hàng triệu người khuyết tật của Việt Nam đang bị bỏ ngỏ vì những định kiến “người khuyết tật không nên có đời sống tình dục”. Trường hợp chị M bị khuyết tật nhưng cũng ít hiểu biết về sức khỏe tình dục dành cho những người như mình. M tâm sự: “Em bị khuyết tật vận động từ nhỏ nên thường mặc cảm, không giao lưu với xã hội, tìm hiểu trên các trang mạng cũng có rất ít tài liệu nói về vấn đề sức khỏe tình dục, sức khỏe sinh sản dành cho người khuyết tật”.

Trường hợp của chị Trần Thị L, 25 tuổi, quê ở Thái Bình, gương mặt xinh xắn, bị khuyết tật vận động, phải đi lại bằng xe lăn kể: “Em cũng muốn kết hôn, sinh con nhưng nhiều người nghĩ rằng người khuyết tật không nên kết hôn vì họ không thể làm tròn nghĩa vụ làm vợ, làm mẹ”.

Người mù không có khả năng tình dục?, Tin tức trong ngày, Nguoi khuyet tat, nhu cau tinh duc, doi song tinh duc, suc khoe sinh san, dinh kien, tu ti, cham soc suc khoe sinh san, suc khoe, bao.

Sức khỏe tình dục của người khuyết tật còn bị bỏ ngỏ. (Ảnh minh họa)

Bà Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu xã hội (ISDS) từng trả lời báo chí rằng, người khuyết tật thường bị coi là vô dục hoặc thiếu khả năng tình dục nên tình dục của họ thường bị gia đình hoặc người chăm sóc bỏ qua. Đối với những người không hoàn hảo về mặt cơ thể, mọi người thường cho rằng, việc nghĩ đến tình dục là một điều xa xỉ, không phù hợp.

Tại Hội thảo “Kết nối truyền thông với các tổ chức xã hội dân sự”, bà Đinh Thị Phương Nga, thành viên nhóm nghiên cứu về quyền sinh sản và tình dục thuộc Trung tâm Sáng kiến sức khỏe và dân số (CCIHP) cho biết: “Rào cản kỳ thị và tự kỳ thị là cản trở chính đối với cơ hội có tình yêu và hôn nhân của người khuyết tật. Bên cạnh đó, kênh thông tin về sức khỏe sinh sản và tình dục cho người khuyết tật còn rất hạn chế, họ không có điều kiện để tiếp cận. Tất cả những người khuyết tật trong nghiên cứu đều nói rằng, họ chưa bao giờ tiếp cận với các thông tin sức khỏe sinh sản và tình dục dành riêng cho người khuyết tật mà chỉ là những thông tin chung chung dành cho mọi người.

Bà Nga dẫn chứng, với người khuyết tật chân tay sẽ gặp tương đối nhiều khó khăn trong việc làm thế nào để thỏa mãn bạn tình và thỏa mãn chính mình nhưng hầu như không có thông tin hướng dẫn. Hay với người khiếm thị họ thiếu hụt hình ảnh và họ vẫn chưa nhận được thông tin nào chỉ ra cách khắc phục, bù đắp sự thiếu hụt ấy.

Người mù không có khả năng tình dục?, Tin tức trong ngày, Nguoi khuyet tat, nhu cau tinh duc, doi song tinh duc, suc khoe sinh san, dinh kien, tu ti, cham soc suc khoe sinh san, suc khoe, bao.

Bà Nga cho rằng rào cản kỳ thị và tự kỳ thị là cản trở chính đối với cơ hội có tình yêu và hôn nhân của người khuyết tật.

Thêm vào đó, cơ sở hạ tầng tại các cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, tình dục hiện tại vẫn còn những rào cản với người khuyết tật. Cán bộ y tế vẫn “bất thường” khi thăm khám cho người khuyết tật. Một phụ nữ bị khiếm thị chia sẻ: “Khi đi khám thai, người ta ngỡ ngàng khi thấy mình mang bầu. Lúc khám, vị bác sĩ còn bảo “mù mà cũng đẻ à?”. Từ những định kiến này đã làm cho người khuyết tật bị tổn thương.

Chia sẻ với báo chí, bà Hoàng Tú Anh, Giám đốc Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CHHIP) cho biết: “Nhiều người vẫn cho rằng người khuyết tật ngay cả việc tự chăm sóc bản thân đã có nhiều khó khăn chứ chưa nói gì đến việc sinh con, chăm sóc con. Vì thế, họ hầu như chỉ được quan tâm đến việc ăn ở, sinh hoạt hàng ngày mà bị bỏ qua quyền tình dục. Tỷ lệ thanh niên khuyết tật nước ta có quan hệ tình dục vô cùng thấp, gần như không”.

Theo thống kê của CHHIP, người khuyết tật là nhóm thiểu số lớn nhất trên thế giới với 10% dân số tương đương 650 triệu người và có mặt ở mọi cộng đồng dân cư. Hiện tại, Việt Nam có khoảng hơn 5 triệu người khuyết tật (chiếm trên dưới 6% dân số).
Thu Trịnh (Khampha.vn) 
Lượt xem : 12806 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo