Trang chủ --> PHCN --> Giúp trẻ khuyết tật cải thiện chức năng
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Giúp trẻ khuyết tật cải thiện chức năng

Chăm sóc người khuyết tật cần tập trung vào trẻ em, vì phòng ngừa tốt sẽ giảm các chi phí tốn kém trong việc khắc phục hậu quả

Chăm sóc người khuyết tật cần tập trung vào trẻ em, vì phòng ngừa tốt sẽ giảm các chi phí tốn kém trong việc khắc phục hậu quả. Đây cũng là một trong những hoạt động chính của Đề án trợ giúp người tàn tật giai đoạn 2006 - 2010: “Phát hiện sớm, can thiệp sớm và phục hồi chức năng cho người tàn tật dựa vào cộng đồng, đặc biệt ở trẻ em”.

CAN THIỆP SỚM - ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT CỦA HÒA NHẬP

“Phát hiện sớm, can thiệp sớm và giáo dục trẻ em khuyết tật”, là lĩnh vực ưu tiên thứ 3, trong 7 lĩnh vực ưu tiên của Khuôn khổ hành động thiên niên kỷ BIWAKO, trong thập kỷ thứ II về người khuyết tật khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này, nhằm đạt được mục tiêu 70% số trẻ em tàn tật được tham gia học tập dưới mọi hình thức vào năm 2010. Đề án trợ giúp người tàn tật, đã giao nhiệm vụ cho Bộ Y tế “Xây dựng và triển khai kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho người tàn tật. Trong đó, chú trọng xây dựng các chương trình phát hiện sớm, can thiệp sớm và phục hồi chức năng cho người tàn tật dựa vào cộng đồng”.

Thực tế lâm sàng cũng như các công trình nghiên cứu về phục hồi chức năng đối với trẻ khuyết tật cho thấy, việc phát hiện sớm, can thiệp sớm đóng vai trò rất quan trọng giúp trẻ khuyết tật phục hồi nhanh và phát huy tối đa khả năng còn lại. Đồng thời, ngăn chặn quá trình suy thoái và cải thiện chức năng, giúp trẻ phát triển tương đối bình thường so với trẻ không khuyết tật, phòng tránh khuyết tật thứ phát.

Phát hiện sớm là nhận ra các dấu hiệu khiếm khuyết trong sự phát triển về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tâm lý… so với ngưỡng phát triển bình thường của trẻ cùng lứa tuổi. Trên cơ sở đó, định danh khuyết tật, kịp thời can thiệp, phục hồi chức năng khi các dấu hiệu này mới xuất hiện. Khi trẻ còn nhỏ, sự phát triển chưa hoàn thiện, tổ chức cơ quan chưa ổn định, các đặc điểm sinh học, thần kinh, tâm sinh lý, hành vi chưa định hình nên còn khả năng can thiệp điều chỉnh thay đổi theo hướng phù hợp với hoàn cảnh, môi trường mới của trẻ. Phát hiện sớm khuyết tật giúp chúng ta xây dựng được các kế hoạch hỗ trợ can thiệp, điều trị tốt nhất cho trẻ. Đây được xem là nội dung ưu tiên hàng đầu trong chính sách hỗ trợ người khuyết tật nói chung và trẻ khuyết tật nói riêng.

Can thiệp sớm là những dịch vụ can thiệp sớm nhất ngay sau khi phát hiện trẻ khuyết tật trước 6 tuổi, với sự tham gia của nhiều ngành như giáo dục, y tế, gia đình, tâm lý xã hội... Can thiệp sớm còn là sự nhận diện, đánh giá, chẩn đoán sự thiếu chức năng ở trẻ và xây dựng chương trình can thiệp cho cha mẹ trẻ, nhà trường và giáo viên để giáo dục và điều trị y tế cho trẻ.

Chương trình can thiệp sớm sẽ xác định lựa chọn các chương trình giáo dục, y tế thích hợp nhất phục vụ cho nhu cầu cá nhân của từng trẻ. Các chương trình can thiệp sớm có thể tiến hành tại trung tâm, tại nhà hoặc kết hợp cả ở trung tâm và ở nhà. Tuỳ thuộc vào mức độ từng loại tật, trẻ được áp dụng những nội dung khác nhau, đây chính là nền tảng cho việc học tập sau này. Những công việc này cần phải được thực hiện càng sớm càng tốt nhằm phát huy tối đa những khả năng và đáp ứng nhu cầu giúp trẻ khuyết tật được phát triển trong môi trường thuận lợi nhất để tham gia học tập, hoạt động xã hội đúng độ tuổi.

SỰ KẾT HỢP GIA ĐÌNH, NHÀ TRƯỜNG

Dưới góc độ y tế, can thiệp sớm có thể ngăn chặn ảnh hưởng của khuyết tật, ngăn ngừa những nguyên nhân dẫn đến sự chậm phát triển hoặc rối loạn chức năng. Về giáo dục, giai đoạn từ 0-6 tuổi là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất về thể chất cũng như tâm lý. Trẻ càng được quan tâm giáo dục sớm, đúng lúc và hợp lý càng đẩy nhanh quá trình phát triển thể chất và tinh thần tạo ra những tiền đề thuận lợi cho các giai đoạn kế tiếp. Trẻ từ lọt lòng đến 6 tuổi là thời gian tốt nhất để phát triển ngôn ngữ và hình thành kỹ năng giao tiếp. Gia đình và trường mầm non hòa nhập là môi trường giáo dục tốt nhất cho trẻ khuyết tật trước khi vào học tiểu học.

Để công tác can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập có hiệu quả, cần đảm bảo những nguyên tắc cơ bản, đó là bắt đầu càng sớm càng tốt, có thể là từ khi còn trong bào thai, ngay khi mới sinh, dưới 1 tuổi, duới 3 tuổi, dưới 6 tuổi và trẻ phải được giáo dục hòa nhập ngay từ ban đầu. Sau khi trẻ có được hồ sơ chẩn đoán về y tế và tâm lý, thì cần phải được xây dựng ngay một kế hoạch can thiệp cho trẻ về 2 mặt y tế và giáo dục. Ở giai đoạn này, vai trò của giáo dục nổi lên như một vấn đề thiết yếu và chiếm ưu thế. Có 2 giai đọan can thiệp sớm. Giai đọan 1, là hướng dẫn phụ huynh, dành cho trẻ 0-3 tuổi khi trẻ được chăm sóc riêng tại gia đình. Giai đoạn 2, là giai đoạn mẫu giáo hòa nhập, dành cho trẻ 3-6 tuổi, trẻ được hòa nhập và được sự hỗ trợ trong lớp mẫu giáo bình thường. Các chuyên gia sẽ hỗ trợ, giúp đỡ giáo viên mầm non có khả năng cung cấp môi trường giáo dục thuận lợi nhất, phù hợp nhất cho trẻ khuyết tật

Một hệ thống can thiệp sớm có chất lượng phải đảm bảo: phát hiện loại tật sớm nhất khi có thể; chẩn đoán và đánh giá mức độ khuyết tật; xác định và xây dựng chương trình can thiệp về y tế và giáo dục phù hợp với nhu cầu cá nhân của trẻ khuyết tật; xác định chương trình học phù hợp; theo dõi tiến triển của các chương trình khác nhau; thường xuyên cung cấp thông tin cho cha mẹ trẻ, cộng đồng và trường học về các vấn đề về khuyết tật; tiến hành các nghiên cứu về can thiệp sớm; xây dựng các chương trình chuyển tiếp; xây dựng các chương trình tạo việc làm.

Bên cạnh đó, cũng cần xác định gia đình là quan trọng trong việc hỗ trợ trẻ về mặt tình cảm và các hoạt động xã hội, cung cấp thông tin cho giáo viên, thầy thuốc, hướng dẫn tạo môi trường phát triển tốt nhất cho trẻ. Luôn luôn tạo điều kiện cho trẻ được hòa nhập trong gia đình, nhà trường và cộng đồng.

Trẻ được can thiệp sớm, có khả năng hoà nhập vào xã hội tốt hơn trẻ không tham gia chương trình can thiệp sớm, đặc biệt là trong môi trường học đường. Chương trình can thiệp sớm không chỉ mang lại lợi ích cho trẻ khuyết tật mà còn cho cả phụ huynh, nhà trường và xã hội. Việc can thiệp sớm sẽ hỗ trợ phụ huynh thông qua các chương trình hướng dẫn, tư vấn những phương pháp, kỹ năng chăm sóc, giáo dục hiệu quả giúp trẻ phát triển đúng lứa tuổi. Khi trưởng thành, người khuyết tật có thể tự phục vụ bản thân, tham gia lao động sản xuất, sẽ giảm bớt được rất nhiều gánh nặng, áp lực chi phí cho gia đình và xã hội.   

Hoàng Thuý

Lượt xem : 10621 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo