Trang chủ --> Giáo dục trẻ khuyết tật --> Đặc điểm hành vi
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Đặc điểm hành vi

1.1.4. Đặc điểm hành vi.

          Bên cạnh những đặc điểm về nhận thức, ngôn ngữ - giao tiếp thì những đặc điểm hành vi của trẻ khuyết tật có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình dạy học cũng như lí luận dạy học cần phải làm sáng tỏ. Sau đây là một số đặc điểm hành vi của trẻ khiếm thính, khiếm thị và chậm phát triển trí tuệ.

1.1.4.1. Đặc điểm hành vi của trẻ khiếm thị.

·                     Những biểu hiện hành vi đặc trưng trong giao tiếp của trẻ khiếm thị:

          Những biểu hiện hành vi hay khả năng biểu đạt bằng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt của trẻ em bình thường được hình thành và phát triển trong quá trình giao tiếp chủ yếu nhờ tri giác nghe và nhìn trẻ dần dần bắt chước được lời nói và cử chỉ điệu bộ, nét mặt của người đối thoại.

          Khả năng bắt chước của trẻ khiếm thị qua nhìn bị suy giảm hoặc mất hoàn toàn nên khả năng biểu thị ngôn ngữ bằng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt bị suy giảm hoặc mất hoàn toàn. Trẻ khiếm thị thiếu khả năng biểu cảm bằng nét mặt với các sắc thái như vui, buồn, tức giận… nên có những biểu hiện hành vi rất đặc trưng về nét mặt, thiếu sự kết hợp giữa ngôn ngữ nói với ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ mà chủ yếu chỉ biểu lộ bằng lời nói và lắng nghe trong giao tiếp.

          Do không xác định được vị trí của đối tượng giao tiếp và chủ yếu sử dụng tri giác nghe để tiếp nhận thông tin nên trẻ khiếm thị đồng thời cũng có những hành vi giao tiếp không phù hợp trong những tình huống nhất định như ngồi hay đứng không đúng hướng, không đúng vị trí, khoảng cách, thường bị động trong quá trình thu nhận và xử lí thông tin đặc biệt trong trường hợp đối tượng giao tiếp không sử dụng ngôn ngữ nói.

          Điều này tất yếu dẫn đến tâm lí mặc cảm, tự ti và ngại giao tiếp ở trẻ khiếm thị. Trẻ khiếm thị thường cho rằng, chúng là những đứa trẻ bị khuyết tật, "giàu hai con mắt, khó hai bàn tay", không làm được việc gì cho bản thân và xã hội, chỉ biết sống dựa vào gia đình, xã hội. Trẻ khiếm thị thường có cảm giác cô đơn thờ ơ, lãnh đạm đối với những gì đang diễn ra xung quanh, đối với thậm chí cả những người thân trong gia đình, do đó thiếu đi sự hòa đồng với mọi người xung quanh.

          Nếu không có sự can thiệp phù hợp, tâm lí này càng được thể hiện và bộc lộ rõ khi trẻ khiếm thị đi học tại những trường phổ thông, trẻ thường ngồi thu lu một góc, tách biệt, không tham gia vào các hoạt động chung mặc dù vẫn có khả năng tham gia, chơi một mình hoặc chơi với những trẻ khiếm thị khác. Dần dần, trẻ khiếm thị hình thành nên một thế giới riêng của mình, ít thể hiện những điều nội tâm, sống thầm lặng và cảm giác tự ti ngày càng phát triển.

·                     Một số hành vi điển hình thường gặp ở trẻ khiếm thị:

          Hành vi điển hình là một loạt các hành vi hoặc các hoạt động có cùng một bản chất, được lặp đi lặp lại một cách thường xuyên và không có mục đích rõ ràng nhưng cá nhân trẻ khiếm thị thực hiện những hành vi và hành động này một cách đều đặn và thường xuyên. Phần lớn các hành vi điển hình là vô hại và chúng dường như không hạn định hoặc không can thiệp vào cuộc sống của cá nhân trẻ khiếm thị.

          Đối với trẻ khiếm thị ở độ tuổi thanh thiếu niên có thể không nhận thức được những thói quen, phong cách riêng của mình và chỉ nhận biết và ý thức được về những hành vi đó khi người khác nói cho biết. Tuy nhiên, một số trẻ khiếm thị lại thừa nhận rằng đó là sự lựa chọn của mình và tiếp tục những hành vi điển hình đó, hoặc cố gắng kiểm soát hành vi của mình để không làm ảnh hưởng đến người khác.

          Đôi khi những người mù bận bịu với thói quen, phong cách riêng của mình đến nỗi tách mình ra khỏi môi trường xung quan và khi đó những người khác khó có thể tiếp cận với họ. Họ có thể làm cho người khác có cảm giác rằng họ không muốn giao tiếp với bên ngoài, và có vẻ hoàn toàn hài lòng với thế giới riêng của mình.

          Đôi khi khó có thể tiếp cận với một người khi người đó thể hiện rằng họ thấy bản thân họ tự chơi một mình còn thú vị hơn nhiều so với việc tiếp xúc với người khác hoặc tham gia vào một hoạt động nào đó.

          Trẻ khiếm thị thể hiện những hành vi không phù hợp như: đung đưa người, chọc hoặc ấn tay vào mắt, nhìn chằm chằm vòa ánh sáng rất lâu, đánh hay búng ngón tay kêu lách cách, vỗ tay hoặc vẫy tay ngay trước mặt, thực hiện những động tác khác thường bằng đầu (lắc đầu thường xuyên, quay đầu từ bên nọ sang bên kia), mân mê các đồ vật, tạo ra những tiếng kêu lách cách bằng cách đặt lưỡi lên trên hầu trên và bật ra, ầm ừ…

          Có nhiều cách lí giải khác nhau, một trong những cách lí giải đó là hành vi điển hình có thể bù vào những ấn tượng từ vận động tri giác hoặc với những tiếp xúc với xã hội mà trẻ khiếm thị không có được. Trẻ tự đền bù vào đó bằng cách di chuyển.

          Các thuyết học tập cho rằng hành vi điển hình là do trẻ học bằng cách lắc lư người, trẻ tiếp nhận phản ứng của những người xung quanh, qua đó có thể củng cố hành vi điển hình, ngay cả khi phản ứng với người xung quanh là rất tiêu cực. Có thuyết lại cho rằng hành vi điển hình chính là thể hiện nỗi lo sợ, sự căng thẳng hoặc cơn cáu giận, hoặc để giải phóng bớt năng lượng của trẻ khiếm thị mà thôi.

          Những hành vi này cũng có thể là do thiếu kích thích và thiếu các hoạt động có ý nghĩa vào những lúc rảnh rỗi. Căn cứ vào hành vi điển hình, ta có thể biết được trẻ buồn chán, hay lúng túng trong môi trường có quá nhiều kích thích; Trẻ cần được chú ý hay muốn được ở một mình; Trẻ cáu giận hay thích thú,…

          Những đứa trẻ không nhận đủ kích thích vào tiền đình do sự vận chuyển của các chất lỏng ở tai trong thường hay lắc lư đầu hoặc đung đưa người để đáp ứng nhu cầu sinh lí cơ thể đối với sự cân bằng. Trẻ khiếm thị thích thú với hành vi chọc vào mắt. Nguyên nhân cơ bản là chúng muốn khám phá cảm giác thị giác. những hành vi này có thể gây nguy hiểm cho cấu trúc của mắt. Hành động búng (vẩy) ngón tay cho trẻ nhìn kém nhằm đạt được những kích thích thị giác. Sự chuyển động các ngón tay sẽ cho các kích thích khác nhau từ nguồn sáng. Hầu hết các hành vi này cuối cùng sẽ trở thành thói quen cho trẻ của có tác dụng xoa dịu trẻ.

          Việc thiếu kích thích vào tiền đình có thể giải quyết bằng việc cung cấp các hoạt động vận động phù hợp như: Đung đưa trong ghế xích đu, nhún nhảy, lăn tròn người, quay tròn người, nhún người xuống, lăn người trên quả bóng thể dục dụng cụ lớn, sử dụng bạt lò xo. Các hoạt động này có thể giúp trẻ hạn chế các hành vi tự kích thích.

          Chọc tay vào mắt, búng ngón tay, vỗ tay (Hand Flapping) và các hành vi điểu hình khác sẽ được giảm xuống tốt nhất bằng các hoạt động hoặc hành vi thay thế có mục đích, có động lực tương đương. Trong các trường hợp mà sự thay thế không có kết quả thì ta phải cần đến một kế hoạch hành vi được cấu trúc cụ thể hơn. Các hoạt động cạnh tranh nhau như mân mê sờ mó đồ chơi làm cho hai tay đều bận rộn có thể giảm nhu cầu thể hiện hành vi điển hình ở trẻ. Sự tăng cường thích hợp cũng có thể sử dụng trong các chương trình sửa đổi hành vi. Chỉ nhắc nhở bằng lời sẽ ít làm thay đổi hành vi đã thành thói quen và nếu bỏ qua các hành vi này thì vấn đề có thể trầm trọng hơn.

          Nhìn chung thì trẻ khiếm thị cần được tham gia tích cực vào các hoạt động và những nỗ lực về mặt xã hội. Sự thụ động và thiếu vận động thường làm tăng hành vi tự kích thích. Việc thiếu hụt thị giác đã ngăn cản xu hướng tự nhiên của trẻ trong việc di chuyển ra môi trường, khám phá và khởi đầu các mối tương tác với người khác. Xu hướng này có thể dẫn tới làm tăng tính ích kỉ, từ đó sẽ làm giảm cơ hội phát triển các hành vi xã hội phù hợp.

·                     Hành vi chống đối: Những cơn giận dữ của trẻ khiếm thị:

          Một hành vi chống đối được trẻ khiếm thị thể hiện ở mức độ thường xuyên là sự giận dữ. Hành vi giận dữ có thể được nhìn nhận theo cùng cách như những hành vi khác, giảm các hành vi gây rối không mong đợi.

          Trẻ khiếm thị giận dữ là một trong hai lí do sau: trẻ không có được cái mà trẻ muốn hoặc là không muốn làm điều mà bị bắt phải làm. Những cơn giận dữ là phản ứng có được nhờ học hỏi tới các tình huống xảy ra và có thể nó sẽ được tiếp tục nếu đứa trẻ nhận được phản hồi mong đợi hoặc một kết quả như mong muốn. Trẻ khiếm thị sẽ học được cách thể hiện hành vi mới khi chúng phát hiện ra rằng giận dữ sẽ không mang lại kết quả và rằng các hành vi có thể được chấp nhận hơn sẽ mang lại kết quả mong muốn.

          Hành vi giận dữ sẽ tăng lên về cường độ, độ thường xuyên, thời gian xảy ra cho tới khi trẻ nhận thấy rằng sự giận dữ không nhận được bất cứ sự quan tâm nào hoặc sẽ không cho một kết quả mong muốn nào. Trong trường hợp trẻ giận dữ và khóc lóc dài hàng giờ liền thì tốt nhất là cần xem xét hành vi này dưới góc độ chuyên môn y tế về các dấu hiệu về mặt thể chất rồi mới tính đến những giải pháp mang tính giáo dục.

 

Lượt xem : 7610 Người đăng : Kim Phiến

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo