Trang chủ --> Giáo dục trẻ khuyết tật --> . CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT

IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT

4.1. Hiểu khả năng và nhu cầu của trẻ khuyết tật

4.1.1. Nhu cầu và năng lực của trẻ khuyết tật.

4.1.1.1. Nhu cầu

          Nhu cầu là đòi hỏi cá nhân về những cái cần thiết để sinh sống và phát triển. Không kể đến nơi sống, mỗi cá nhân đều có một số nhu cầu căn bản như nhau nhưng cái nhu cầu đó không thường xuyên đáp ứng với cùng mức độ. Các nhu cầu khác nhau không thể xem xét một cách biệt lập. Không ai có thể tự mình đáp ứng được toàn bộ các nhu cầu đó. Nhu cầu của mỗi cá nhân chỉ có thể thực hiện được trong một cộng đồng với sự giúp đỡ của những người khác.

·                   Có các loại nhu cầu sau

          - Nhu cầu về vật chất: Gắn liền sự tồn tại của cơ thể như ăn mặc, nhà ở…

          - Nhu cầu về tinh thần: Gắn liền với sự văn minh nhân loại, như nghệ thuật, khoa học, học tập…

·                   Bậc thang về nhu cầu căn bản của con người.

          Theo nhà tâm lí học Mĩ Abraham Maslow, ai cũng có những nhu cầu nhất định và biểu hiện ở những mức độ khác nhau, thấp nhất là nhu cầu để tồn tại và cao nhất là nhu cầu phát triển nhân cách.. Nhu cầu căn bản của con người bao gồm:

 

 

 

 

 

         

 

 

 

          Trước khi con người có thể làm bất kì việc gì khác, trước hết họ phải đảm bảo duy trì sự sống. Để làm gì vậy? Họ phải có lương thực, thực phẩm để ăn, có nước uống và có dưỡng khí để thở. Nếu như những nhu cầu này không được đáp ứng thì người ta không thể nghĩ sang các nhu cầu khác.

          Sự an toàn

          An toàn ở đây có thể nhìn nhận theo hai dạng: Tinh thần và vật chất.

          Nhu cầu an toàn được thể hiện ngay từ khi đứa trẻ mới lọt lòng đồng cũng duy trì và tồn tại trong suốt đời người. Điều đó có thể lí giải tại sao trẻ em từ lúc sinh ra đến tuổi trưởng thành vẫn luôn luôn cần có người thân bên cạnh. Khi độc lập cũng thật vô cùng khó khăn để người ta làm việc có hiệu quả, nếu như họ sống trong sự sợ hãi hoặc bất ổn định. Khi người ta sợ, điều quan trọng nhất đối với họ là có được một môi trường an toàn.

          Về mặt vật chất, con người có nhu cầu về an toàn, tránh các rủi ro, tai nạn làm tổn thương đến cơ thể.

          Tình yêu thường và thân thiết

          Một trong những điểm quan trọng nhất đối với con người là cần được yêu thương. Chỉ một số ít người cảm thấy vui với cuộc sống cô đơn không cần giao tiếp với người khác. Người ta cần có cảm giác rằng họ là một phần của một gia đình, họ cần có bạn bè và sự yêu thương. Có người có nhu cầu yêu thương và bầu bạn lớn hơn so với người khác.

          Lòng tự trọng

          Lòng tự trọng hay là lòng tự tôn là cảm giác về giá trị và sự có ích của cá nhân mình. Để yêu thương người khác, người ta trước hết phải biết yêu thương chính bản thân mình… Người ta khó mà quan tâm tới hay giúp đỡ người khác khi mà họ không vui về cuộc sống của chính bản thân họ.

          Sự phát triển nhân cách

          Đặt ra những mục đích thực tế và đạt được chúng. Những mục đích này có  thể khác nhau ở mỗi cá nhân vì nó phụ thuộc vào khả năng, vào tinh thần hay thể chất và các mối quan tâm ở mỗi cá nhân. Nó cũng thay đổi theo tiềm năng, cơ hội và môi trường trực tiếp của mỗi cá nhân.

·                   Những nhu cầu cần sự hỗ trợ đặc biệt cụ thể của trẻ khuyết tật:      

          Trẻ khuyết tật trước hết cũng có những nhu cầu cơ bản như mọi trẻ em, đồng thời có thể có thêm những nhu cầu hỗ trợ đặc biệt do những khó khăn khuyết tật gây ra, cần sự giúp đỡ từ gia đình, cộng đồng…

Nhu cầu của trẻ

Nhu cầu của trẻ khuyết tật cần được đáp ứng

1. Nhu cầu về thể chất: thức ăn, nơi ở, nước uống, đủ ấm

·    Một trẻ hở hàm ếch hoặc bại não thường gặp khó khăn khi nuốt thức ăn, cần được giúp đỡ đặc biệt khi ăn uống

2. Sự an toàn, sự che chở ổn định

·    Một trẻ bị chứng động kinh hoặc lên cơn co giật ở cơ quan phát âm khi nói, cần có thuốc để kiểm soát các cơn động kinh, co giật và ngăn ngừa chấn thương

3. Sự yêu thương và gắn bó: Bạn bè, gia đình,…

·    Trẻ khuyết tật cần được gia đình chấp nhận và thương yêu, cha mẹ cần xóa bỏ cảm giác tội lỗi, cộng đồng cần làm cho cha mẹ của trẻ chấp nhận.

4. Lòng tự trọng, sự thừa nhận những điều đạt được học tập, sự tôn trọng đúng mức

·    Thái độ của gia đình và hàng xóm là phải thấy được năng lực của trẻ, đánh giá được cái mà trẻ có thể đóng góp, đánh giá được vai trò của trẻ trong gia đình hơn là nhìn em như một gánh nặng, tỏ lòng thương hại.

5. Sự phát triển nhân cách, sự hoàn thiện, tính sáng tạo

·    Trẻ khuyết tật cần được đi học, vì nhà trường là môi trường tốt nhất, có điều kiện cần thiết để trẻ có thể phát triển. Một số trẻ khuyết tật cần có những thiết bị hay phương tiện di chuyển đặc biệt để có thể đến trường.

     

 

          Lưu ý: Xét dưới góc độ tâm lí học, nhu cầu còn là động cơ để phát triển:

          - Nhu cầu của trẻ được hình thành, thay đổi và phát triển trong những điều kiện cụ thể.

          - Nhu cầu là nguồn gốc tính tích cực của hoạt động.

          - Nhu cầu nảy sinh và phát triển trong hoạt động

          - Nhu cầu của học sinh có thể được hình thành nhờ việc tổ chức tốt những hoạt động phong phú, đa dạng phù hợp với các em.

          - Giáo dục nhu cầu không có nghĩa là giảng giải thuyết giáo bằng những lời khuyên hoặc sự răn đe mà phải tổ chức những hoạt động phong phú và đa dạng phù hợp với từng lứa tuổi nhất định.

4.1.1.2. Năng lực

          Năng lực là tổng hợp những thuộc tính độc đáo của mỗi cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt nhất trong lĩnh vực hoạt động ấy.

          Năng lực có thể được chia thành 3 mức độ sau: 1) Mức độ 1: năng lực là danh từ chung nhất, chỉ mức độ thấp nhất của năng lực là hoàn thành có kết quả một hoạt động nào đó. 2) Mức độ 2: Tài năng chỉ mức độ cao hơn năng lực, người có tài năng chính là người có khả năng giải quyết được các vấn đề lí luận và thực tiễn một cách sáng tạo, tạo ra được những giá trị trong cuộc sống; 3) Mức độ 3: Thiên tài là chỉ mức độ cao nhất của năng lực. Người thiên tài biểu hiện sự hoàn thành một cách xuất chúng một hoạt động nào đó, chỉ là những vĩ nhân trong lịch sử.

          Howard Gardner, một nhà giáo dục học người Mĩ, đã đưa ra Học thuyết nhiều dạng trí khôn (còn gọi là Học thuyết đa năng lực). Ông cho rằng, dù là trẻ em hay người trưởng thành, không có ai là không có năng lực, ai cũng có năng lực nhất định và ở các mức độ khác nhau. Ông đề xuất 08 dạng năng lực, bao gồm:

          1) Năng lực giao tiếp và ngôn ngữ, gồm: Học đọc, từ vựng, ngôn ngữ chính thức, ghi chép nhật kí, cách viết sáng tạo, thơ ca, tranh luận bằng ứng khẩu, những câu nói hài hước, kể chuyện…

          2)Tư duy logic và toán học, gồm: Những kí hiệu công thức, lập dàn ý, biểu đồ hình vẽ, các chữ số, tính toán, mã số, những mối quan hệ bắt buộc, tam đoạn luận, giải quyết vấn đề,…

          3) Không gian, gồm: Hình tượng, tưởng tượng hình ảnh, biểu đồ màu, các mẫu thiết kế, tranh, mô hình, tranh ảnh…

          4) Âm nhạc, gồm: Cảm thụ âm nhạc, nghe nhạc…

          5) Nội tâm, gồm: Phương pháp phản ánh nội tâm, kĩ năng nhận thức, suy nghĩ, diễn biến tâm lí, tự khám phá bản thân, sự tập trung, thực hành xoay quanh trọng tâm…

          6) Quan hệ tương tác, quan hệ xã hội, gồm: Đưa ra sự phản hồi, nhận biết cảm giác của người khác, chiến lược học nhóm, giao tiếp cá nhân, phân công công việc, kĩ năng hợp tác, thu nhận phản hồi, làm việc theo dự án nhóm…

          7) Thể thao động năng, gồm: Các điệu nhảy truyền thống, các điệu nhảy sáng tạo, đóng vai, thể dục thể thao, đóng kịch, võ thuật, ngôn ngữ cơ thể, kịch câm, trò chơi thể thao…

          8) Tìm hiểu thiên nhiên, gồm: Cảm thụ cái đẹp của thiên nhiên, hiểu thiên nhiên

          Những năng lực không nhất thiết phải bộc lộ hết ở một con người. Một người phát huy được một hay nhiều dạng năng lực sẽ đạt được nhiều thành tựu trong cuộc sống. Thiếu đi một dạng năng lực, con người vẫn có thể có nhiều thành tựu không thấp. Mỗi cá nhân có năng lực nhất định, sự khác biệt về năng lực của mỗi người tạo nên các bức tranh nhân cách riêng.

          Trẻ khuyết tật trước hết là trẻ em, vì vậy các em cũng có những năng lực nhất định và thể hiện ở mức độ khác nhau. Mặc dù có những hạn chế nhất định do khuyết tật gây nên nhưng nếu được đáp ứng phù hợp trên cơ sở quy luật bù trừ năng lực thì trẻ khuyết tật cũng sẽ đạt đến khả năng phát triển nhất định. Chẳng hạn: Sự nhạy cảm thính giác của trẻ mù, sự nhạy cảm thị giác của trẻ điếc hay sự khéo léo đôi chân của trẻ liệt chi trên. Do đó, nhà trường cần tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ khuyết tật được tham gia các hoạt động. Thông qua hoạt động, trẻ khuyết tật sẽ được thỏa mãn các nhu cầu khác nhau và phát triển các năng lực của các em.

 

Lượt xem : 3989 Người đăng : Kim Phiến

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo