Trang chủ --> Giáo dục trẻ khuyết tật --> . Cơ sở pháp lí
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

. Cơ sở pháp lí

 

3.3.3.4. Cơ sở pháp lí

          Vấn đề bình đẳng trong việc có cơ hội học tập và nhiều quyền khác đã được nêu trong Công ước Quốc tế và quyền trẻ em (điều 18, 23), trong công ước về giáo dục cho mọi người và gần đây nhất, trong tuyên ngôn về giáo dục đặc biệt Salamanca (Tây Ban Nha, 1945): "Giáo dục là quyền của con người và những người khuyết tật cũng có quyền được học trong các trường phổ thông và các trường đó phải được thay đổi để tất cả trẻ em đều được đi học".

          Tuyên ngôn về quyền của con người của Liên hiệp quốc được bổ sung bởi tuyên ngôn về quyền của những người tàn tật trong đó đã nêu rõ: "Những người tàn tật phải có quyền được tôn trọng phẩm giá. Những người tàn tật dù họ có nguồn gốc gì, bản chất ra sao và sự bất lợi do bệnh tật gây ra như thế nào cũng đều có quyền bình đẳng như mọi người khác".Khái niệm bình đẳng được làm sáng rõ. Những nguyên tắc về quyền bình đẳng đối với người tàn tật (không có sự ám chỉ đến tật nguyền cụ thể) là những nhu cầu của mỗi người và của mọi cá nhân trong xã hội đều có tầm quan trọng như nhau. "Những nhu cầu đó cần được tôn trọng và đáp ứng nhằm đảm bảo cho mọi cá nhân đếu có cơ hội phát triển để tham gia một cách bình đẳng vào công việc trong xã hội".

          Năm 1983, 120 Quốc gia thành viên của Liên hợp quốc đã chấp nhận những nguyên tắc cơ bản về quyền của người tàn tật. Đặc biệt là quyền được  giáo dục. Vấn đề giáo dục trẻ khuyết tật được thực hiện trong hệ thống nhà trường chung. Những luật pháp liên quan đến nền giáo dục bắt buộc sẽ bao gồm tất cả mọi trẻ em thuộc mọi dạng khuyết tật, kể cả những em bị khuyết tật nặng.

          Vấn đề đã được mở rộng trong tuyên ngôn thế giới về giáo dục cho mọi người (1990). Tuyên ngôn đã khuyến nghị các quốc gia phải quan tâm đến nhu cầu giáo dục đặc biệt của trẻ khuyết tật và tạo điều kiện bình đẳng trong giáo dục cho mọi trẻ khuyết tật như là một bộ phận thiết yếu của hệ thống giáo dục quốc dân.

Công ước của liên hợp quốc của quyền trẻ em một lần nữa nhấn mạnh đến các quyền cơ bản của trẻ khuyết tật. Khái niệm về quyền trẻ em được làm sáng tỏ trên nguyên tắc cơ bản của các quyền trẻ em là xã hội có trách nhiệm đáp ứng nhu cầu cơ bản của trẻ em và cung cấp các dịch vụ, sự giúp đỡ cần thiết cho sự phát triển của mỗi cá nhân về mọi mặt, nhân cách, năng lực, tài năng…

 

 

 

 
 

Những lợi ích tốt nhất

của trẻ em

 

 

 

 

 

       
 
   

Quyền được

tham gia

 

 

 

 

 

 

 


          Trong luật phổ cập giáo dục, Luật Chăm sóc và bảo vệ trẻ em, Luật Chăm sóc sức khoẻ ban đầu; Luật giáo dục, Pháp lệnh về người tàn tật,… cũng đều có đề cập đến vấn đề trẻ khuyết tật được có quyền như mọi trẻ em và Nhà nước phải tạo mọi điều kiện, ưu tiên thực hiện các quyền đó.

3.3.3.5. Sự gia tăng dân số và trẻ khuyết tật

          Sự gia tăng dân số kéo theo số trẻ khuyết tật ngày càng gia tăng. Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới, khi nền văn minh nhân loại càng phát triển, thì tỉ lệ trẻ khuyết tật tăng theo nền văn minh nhân loại. Cũng theo Tổ chức này, hiện tại tỉ lệ người khuyết tật trên thế giới là 8-10% dân số con số này sẽ tăng lên 12 -15% vào năm 2020. So sánh giữa hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh ta thấy Tp. HCM được đô thị hoá mạnh hơn, có thu nhập cao hơn thì số trẻ điếc cũng cao hơn. Và cũng theo số liệu của Ông Barry Wright, Giám đốc chương trình giáo dục trẻ khiếm thính tại Việt Nam do Uỷ ban II Hà Lan tài trợ, hàng ngày có 8 trẻ em sinh ra có khuyết tật thính giác, như vậy hàng năm nước ta sẽ có khoảng 3.000 trẻ khiếm thính ra đời; Mặt khác trong quá trình sinh sống, do những nguyên nhân khác nhau hàng ngày có khoảng 12 trẻ em bị mắc bệnh thính giác. Như vậy, với 15 năm trong độ tuổi đi học chúng ta sẽ có tới khoảng 100.000 trẻ khiếm thính. Với số lượng như vậy, chúng ta sẽ tổ chức giáo dục như thế nào, trong khi với sự nỗ lực trong nhiều năm các trường chuyên biệt của chúng ta mới chỉ có chỗ ngồi cho chưa đến 4000 trẻ trong 92 cơ sở giáo dục chuyên biệt loại trẻ này.

3.3.3.6. Tính kinh tế

          - Đỡ tốn kém.

          - Giải quyết được nhiều trẻ đi học

          Như ta biết, kinh phí giáo dục cho một trẻ khuyết tật là rất đáng quan tâm, gồm các chi phí cho học sinh, đào tạo giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học,… Theo số liệu tổng hợp từ các cơ sở, chi phí cho một trẻ khiếm thính trong một năm (1994):  Trung tâm Lái Thiêu (nội trú) - khoảng 4 triệu, Trường Xã Đàn Hà Nội (ban trú) - khoảng 2 triệu trong đó chưa tính đào tạo giáo viên và máy trợ thính. Chi phí cho cơ sở vật chất ban đầu cũng là điều cần đề cập; Xây dựng cơ sở vật chất của Trung tâm Vinh, Nghệ An trên 5 tỉ cho lưu lượng học sinh khoảng 200 trẻ.

          Trong chương trình giáo dục hoà nhập tại Thường Tín, chi phí cho một trẻ khiếm thính khoảng 600 nghìn (đào tạo giáo viên và lương cho giáo viên). Con số đưa ra đây không phải nhằm vào sự so sánh. Vì bất kể sự so sánh nào cũng là khập khễnh và nếu so sánh thì phải tập trung tất cả các mặt như kết quả giáo dục, tính duy trì, sự tham gia của cộng đồng.v.v. Chúng ta biết rằng giáo dục hoà nhập không chỉ để giải quyết vấn đề ngân sách, chúng ta cần nhìn nhận vấn đề làm thế nào để trẻ hưởng lợi nhiều nhất. Tuy nhiên, không là sai khi nói về hiệu quả mà không tính đến mặt trách nhiệm chi phí. Như ta biết, giáo dục thường bị coi là phung phí qua việc phối kết hợp trong các nguồn lực trong chương trình, những người trực tiếp tham gia vào chương trình.v.v…

          Cũng cần tránh tư tưởng cho rằng giáo dục hoà nhập là ít tốn kém hơn nhiều so với giáo dục chuyên biệt, nên không cần chi phí nhiều. Trên thực tế tại nhiều nước, giáo dục hoà nhập nhiều khi cần có nguồn chi phí không kém giáo dục chuyên biệt như Niu Dilân. Còn ở Têchdat Hoa Kì do chi phí cho trẻ khuyết tật trong lớp hoà nhập chỉ bằng 1/10 so với trường chuyên biệt nên hệ quả là nhà trường không muốn nhận trẻ khuyết tật và tỉ lệ học sinh hoà nhập là 5% trong tổng số trẻ khuyết tật, so với các bang khác là 53%.

3.3.3.7. Giáo dục hoà nhập là mô hình giáo dục trẻ khuyết tật có nhiều hiệu quả nhất

          Trong giáo dục hoà nhập, trẻ khuyết tật được học ở môi trường bình thường, học ở trường gần nhà nhất. Điều này tạo cho các em không có sự tách biệt với bố, mẹ, anh, chị trong gia đình. Các em luôn gần gũi với bạn bè, người thân, người quen ở làng, xã. Sống trong môi trươìng như vậy ở các em luôn có niềm tin về sự an toàn. Những xúc động, vui, buồn trong tình cảm diễn ra một cách khác, không có sự hẫng hụt đáng tiếc. Trong điều kiện đó các em yên tâm phấn đấu, học tập và phát triển.

          Các em cùng được học một chương trình với các bạn bình thường khác. Chương trình và phương pháp ở đây sẽ được điều chỉnh, đổi mới cho phù hợp với nhu cầu, năng lực của các em. Dạy học như vậy sẽ đưa đến hiệu quả cao, các em sẽ phát triển hết khả năng của mình.

          Giáo dục hoà nhập coi trọng sự cân đối giữa kiến thức và kĩ năng xã hội. Môi trường giáo dục thay đổi, các em tự do giao lưu, giúp đỡ lẫn nhau làm cho các em phát triển toàn diện hơn và thích ứng với môi trường xã hội.

Giáo dục hoà nhập sẽ tạo ra cơ hội, môi trường để các lực lượng tham gia giáo dục có điều kiện hợp tác với nhau vì mục tiêu chung. Đây cũng là môi trường mà mọi người trong cộng đồng có dịp tiếp cận với trẻ khuyết tật nhiều hơn, thấy rõ hơn những nhu cầu, tiềm năng của các em, những mặt mạnh, khó khăn của các em, từ đó thấy cần phải làm những gì để hỗ trợ các em nhiều hơn. Càng có nhiều người hiểu các em, giúp đỡ các em, chắc chắn các em sẽ có sự trưởng thành vượt bậc.

3.3.3.8. Giáo dục hoà nhập là môi trường hoàn thiện nhất trong các môi trường giáo dục trẻ khuyết tật

          Hoàn thiện nhất vì nó tạo ra môi trường, cơ hội để trẻ khuyết tật phát triển tốt nhất khả năng của mình.

          Giáo dục hoà nhập có cơ sở lí luận vững chắc về đánh giá con người, về mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng và các giải pháp thích hợp trong tổ chức cũng như trong giáo dục.

          Giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật được áp dụng những lí luận dạy học hiện đại - lấy người học là trung tâm. Chương trình được điều chỉnh, phương pháp được đổi mới thích hợp cho học sinh.

          Giáo dục hoà nhập là giáo dục mô hình kinh tế nhất, mang tính nhân văn nhất. Mô hình này làm cho mọi trẻ em đi học đều vui, đều thấy rõ trách nhiệm của mình. Nó cũng làm cho người lớn gần gũi nhau hơn, có cơ hội hợp tác với nhau vì sự nghiệp giáo dục trẻ khuyết tật.

          Sự khác biệt giữa các mô hình giáo dục

          UNICEF và UNESCO đã giới thiệu bảng tổng hợp khái quát sự khác nhau giữa các hình thức giáo dục trong 11 tiêu chí so sánh như sau:

Hình thức

 giáo dục

Chuyên biệt

Hội nhập

Hoà nhập

Trẻ

Đặc biệt

Được đưa càng gần "bình thường" càng tốt

Đứa trẻ tồn tại như chính bản than nó

Trường học

Chuyên biệt

Lựa chọn trường "phổ thông"

Trường hay ngay tại nơi trẻ sinh sống

Chương trình,

phương pháp

Đặc biệt

Môn học làm trung tâm

Lấy trẻ làm trung tâm

Hình thức

 giáo dục

Chuyên biệt

Hội nhập

Hoà nhập

Giáo viên

Chuyên biệt

Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên chuyên biệt, chuyên gia của các lĩnh vực liên quan

Giáo viên chủ nhiệm

Hiệu quả giảng dạy của giáo viên

Chuyên biệt cho nhóm trẻ cùng dạng tật

Không thay đổi; chỉ có khả năng dạy trẻ "lành"

Có khả năng giúp mọi trẻ trong quá trình học

Sự tự tin ở trẻ

Thấp, cảm giác mình bị khác biệt

Có cảm giác tốt hơn

Cảm giác hoàn toàn tốt về bản thân

Môi trường

Gần như bị tách biệt, từ chối

Không thay đổi được bổ sung

Giới hạn thấp nhất, mở rộng ngang bằng với những trẻ khác

Ngân sách

Rất cao

Đỡ đắt hơn

Hầu hết đèu có hiệu quả

Tính bền vững

Không bền vững

Không chứng minh được bền vững

Hoàn toàn bền vững

Cơ hội cho tham gia

Rất hạn chế

Một phần

Bình đẳng như mọi trẻ

Quyền học tập của trẻ em

Đối tượng của từ thiện

Được thừa nhậnlà có quyền nhưng không thực thi

Thực tế và cấp thiết

 

Lượt xem : 2532 Người đăng : Kim Phiến

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo