tin tức nổi bật
- Hoàng Xuân Hạnh - Hoàng Kim: Doanh nhân người khiếm thị được biểu dương năm 2018
- Tôi mách bạn 6 Giải pháp hàng đầu để trở thành chuyên gia trong trị liệu: chữa bệnh và làm đẹp
- Hoàng Kim Massage thông kinh lạc toàn thân thải độc tố cơ thể, phục hồi sức khỏe, thổi bay những cơn đau bằng Công nghệ điện sinh học DDS
- Tẩm quất người mù Hoàng Kim tổ chức lớp Tập huấn kỹ thuật massage làm đẹp da mặt, massage giảm mỡ bụng cạo gió, giác hơi ống trúc cho nhân viên
- Góp máy tính cho người khuyết tật
- Chương trình tài trợ 1000 máy xông hơi cho thành viên hội người mù việt nam
- Những ngón tay dệt nên thần thoại
- Quyển sách: Món ngon ngày tết
- Giám đốc Trung tâm Hoàng Kim được ghi nhận là thành viên tích cực của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (năm 2012)
- video người mù vượt qua bóng tối (P1) (năm 2012)
- Giới thiệu 2: Đĩa âm nhạc tẩm quất người mù Hoàng Kim
- Tuyển dụng nhân viên làm tẩm quất ở Hoàng Kim
- Người giàu không ở... hai con mắt
- Biển tẩm quất người mù bị trịch thu vì ảnh hưởng đến làng văn hóa
- Những ngón đàn xuyên suốt màn đêm
- Hoàng kim trước thềm xuân mới.
- Massage của người khiếm thị từ góc nhìn của một người “ngoại đạo”
- Xoa xát mắt để phòng cận thị và hoa mắt ở tuổi già
Giáo dục hòa nhập (Inclusive Education
3.3. Giáo dục hòa nhập (Inclusive Education)
3.3.1. Khái niệm về giáo dục hòa nhập
Hòa nhập là khái niệm tương đối mới ở Hoa Kì, dần được sử dụng nhiều hơn trong các tuyên ngôn của Liên hợp quốc để chỉ một khái niệm linh hoạt nhằm biểu đạt quan điểm "quây quần lại chúng ta sẽ tốt hơn lên". Động từ gốc tiếng Latinh là Includere, có nghĩa là đóng cửa lại sau khi một người nào đó vào nhà. Định nghĩa thông thường của động từ tiếng Anh là Includere, có nghĩa là xem xét và nhìn nhận một cái gì đó như một phần của tổng thể.
Giáo dục hoà nhập được phân biệt với "trường hòa nhập" nhằm tránh nguy cơ hiểu giáo dục hòa nhập chỉ diễn ra và thực hiện trong môi trường nhà trường. Theo Tony Booth và Mel Ainsow, khi bàn đến giáo dục hòa nhập thường đề cập đến trẻ khuyết tật hay "trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt". Tuy nhiên, giáo dục hòa nhập được hiểu là giáo dục cho tất cả mọi trẻ em, xây dựng môi trường giáo dục hòa nhập không chỉ là phương hướng hoàn thiện nhà trường theo các giá trị hòa nhập mà còn nhằm xây dựng các mối quan hệ hợp tác và cải thiện tốt hơn môi trường dạy và học hòa nhập. Hòa nhập có liên quan đến sự thay đổi. Đó là quá trình không có hồi kết của hoạt động học tập và tham gia hoạt động học tập ngày càng tích cực hơn của trẻ. Nhà trường hòa nhập là nhà trường sẵn sàng cho sự thay đổi để phát triển.
Tác giả Irine Lopez, Trường đại học Gotenborgs Thụy Điển, nhìn nhận giáo dục hoà nhập theo tiến trình lịch sử phát triển của giáo dục và không chỉ dành riêng cho đối tượng trẻ khuyết tật. Theo đó, sau giai đoạn giáo dục tách biệt, trẻ khuyết tật trong các trường đặc biệt cần được tái hội nhập vào hệ thống giáo dục chính quy. Điều này được gọi là giáo dục hội nhập. Hội nhập được hiểu theo hai nghĩa, thứ nhất đó là quá trình phối hợp hoặc đưa một hoặc nhiều phần khác nhau hợp lại thành một. Với nghĩa này, thuật ngữ hội nhập được dùng ở Thụy Điển để chỉ sự giải thể của các cơ sở nuôi dạy trẻ khuyết tật lớn tuổi và đưa trẻ gần với xã hội. Thứ hai, đó là quá trình đưa đến các hoặc tham gia các thành viên cộng đồng. Hai nghĩa này chỉ ra mục đích cuối cùng của hội nhập là tạo điều kiện cho mỗi người sống trong một cộng đồng đóng góp phần bình đẳng vào mọi hoạt động và công tác cộng đồng.
Giáo dục hoà nhập có tầm rộng hơn giáo dục hoà nhập. Giáo dục hoà nhập là dành cho mọi trẻ em, kể cả trẻ khuyết tật, trẻ có năng khiếu, trẻ em đường phố, trẻ em lao động sớm, trẻ em thuộc các dân tộc sống hẻo lánh hoặc dư cư, các nhóm thiếu số về mặt ngôn ngữ, hoặc nhóm cư dân thiệt thòi hoặc bị đẩy ra ngoài lề xã hội.
Giáo dục hoà nhập được tến hành với các tiền đề mà theo dó nhà trường sẽ tốt đối với mọi người nếu nhà trường thu nhận mọi trẻ em trong cộng đồng. Giáo viên sẽ tốt hơn khi họ có trách nhiệm với trẻ em. Đảm đương được trách nhiệm này, giáo viên sẽ trở nên tích cực hơn, sáng tạo hơn, hiểu được nhu cầu của từng trẻ.
Nguyên lí của các giáo dục hoà nhập là thừa nhận tính đa dạng, nhận thức khác biệt giữa mọi cá nhân của từng trẻ chứ không bắt buộc từng trẻ phải chịu sự chi phối của các giả thuyết sẵn có trong nội dung, tiến độ và tính cách của quá trình học tập.
Giáo dục hoà nhập không phải là một từ mới để biểu đạt một khái niệm cũ. Nếu hội nhập có nghĩa là giải thể các trường học và đưa trẻ khuyết tật nặng và hoạt động của trẻ vào xã hội thì giáo dục hoà nhập cần hiểu là một chiến lược không chỉ là đưa trẻ khuyết tật đến các nhà trường bình thường. Mục tiêu của giáo dục hoà nhập: 1) Phấn đấu tiến tới một nền giáo dục cho mọi trẻ em, chấp nhận sự đa dạng của con người bằng cách quan tâm đến mọi trẻ em trong một lớp học; 2) Giáo dục hoà nhập không phải là sự hoà đồng. Nó đề ra một thế giới mà ở đó mọi người khác biệt nhau. Đó là điều có thể phát huy nhưũng sự khác biệt ấy của trẻ khi đưa nó vào cuộc sống chung.
Giáo dục hoà nhập có nghĩa là đón nhận mọi trẻ em, không có sự phân biệt, vào học ở các trường bình thường. Bằng cách thay đổi thái độ như vậy, sự khác biệt giữa các cá nhân có thể được nhìn nhận ở góc độ tích cực hơn. Đồng thời nó cũng đòi hỏi trẻ em phải để biết sống và biết học hỏi lẫn nhau. Giáo dục hoà nhập có ý nghĩa sâu sắc đó là các thành viên cộng đồng sẵn sàng chấp nhận một thực tế mới.
Khái niệm giáo dục hoà nhập có tính chất linh hoạt. Hoà nhập là một hoạt động và trong tất cả mọi hoạt động. Điều cần phẩi có là sự tận tuỵ, chăm chỉ và khả năng hài hước của tất cả mọi người trước những thách thức của giáo dục hoà nhập.
Giáo dục hoà nhập không có nghĩa là giáo dục hay dạy học cá nhân mà là sự trang bị cho giáo viên những kiến thức, kĩ năng cần thiết để dạy học hợp tác và đáp ứng nhu cầu, năng lực cá nhân. Giáo dục hoà nhập là môi trường mọi người thể hiện được thái độ ủng hộ và sự thừa nhận các nhu cầu của con ngưòi. Nó là thay đổi kiểu suy nghĩ truyền thống về sự cô lập, sự khinh miệt và quan tâm với mọi trẻ và trong toàn bộ môi trường. Giáo dục hoà nhập mang ý nghĩa lao động tập thể, cuối cùng là trách nhiệm với toàn bộ học sinh và nhà trường. GDHN còn là mnột công cụ vận động cho quyền mọi người, khuyến khích và củng cố các nguyên tắc được nêu trong các công ước quốc tế và nhiều tài liệu quan trọng khác.
Theo những nghiên cứu của các chuyên gia giáo dục trẻ khuyết tật nước ta, thuật ngữ giáo dục hoà nhập được xuất phát từ Canada và được hiểu là những trẻ ngoại lệ được hoà nhập, quy thuộc vào trường phổ thông. Giáo dục hoà nhập là giáo dục mọi trẻ em, trong đó có trẻ khuyết tật, trong lớp học bình thường có trường phổ thông. Giáo dục là nhập là "Hỗ trợ mọi học sinh, trong đó có trẻ khuyết tật, cơ hội bình đẳng tiếp nhận dịch vụ giáo dục với những hỗ trợ cần thiết trong lớp học, phù hợp tại trường phổ thông nơi trẻ sinh sống, nhằm chuẩn bị trở thành những thành viên đầy đủ của xã hội". Hoà nhập không có nghĩa là "xếp chỗ" cho trẻ khuyết tật trong trường, lớp phổ thông và càng không phải, tất cả mọi trẻ em đều đạt trình độ như nhau trong mục tiêu giáo dục. Giáo dục đòi hỏi sự hỗ trợ cần thiết để mọi học sinh phát triển hết khả năng". Sự hỗ trợ được thể hiện trong điều chỉnh chương trình, đồ dùng dạy học, dụng cụ hỗ trợ đặc biệt, và trong kĩ năng giảng dạy đặc thù,… Giáo viên và nhân viên và nhân viên nhà trường, cần thấm nhuần tư tưởng hoà nhập để trẻ khuyết tật được phụ thuộc lẫn nhau, được chấp nhận, có giá trị và được hỗ trợ của bạn bè,…"Trường hoà nhập tổ chức giải quyết vấn đề đa dạng, nhằm chú trọng đến việc học của trẻ. Mọi giáo viên, cán bộ và nhân viên nhà trường cam kết làm việc cùng nhau, tạo ra và duy trì môi trường đầm ấm, có hiệu quả cho việc học tập. Trách nhiệm cho mọi trẻ được chia sẻ".
Như vậy: Giáo dục hoà nhập là phương thức giáo dục trong đó trẻ khuyết tật cùng học với trẻ em bình thường, trong trường phổ thông ngay tại nơi trẻ đang sinh sống. Giáo dục hoà nhập có những đặc trưng cơ bản: 1)Giáo dục cho mọi đối tượng trẻ em, không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo, điềukiện kinh tế, thành phần xã hội; 2) Trẻ đi học ở cơ sở giáo dục tại nơi trẻ đang sinh sống; 2) không đánh đồng mọi trẻ, mỗi trẻ là khác nhau; 4) điều chỉnh phù hợp với khả năng và nhu cầu của trẻ về mục tiêu, nội dung, phương pháp, đánh giá kết quả giáo dục.
Ý kiến độc giả
Các tin liên quan
- Đối tượng và nhiệm vụ của khoa học giáo dục trẻ khuyết tật
- Hình thành và phát triển kĩ năng xã hội
- Sự hình thành và phát triển khoa học giáo dục trẻ khuyết tật
- Giáo dục trẻ khuyết tật ở Việt Nam
- Những tồn tại của mô hình giáo dục chuyên biệt
- TRẺ KHUYẾT TẬT VÀ SỰ TỒN TẠI CỦA TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG CỘNG ĐỒNG
- Tính lịch sử của mô hình giáo dục chuyên biệt
- Bản chất của giáo dục hoà nhập
- Tính tất yếu của quá trình hoà nhập
- . Cơ sở pháp lí
Ảnh & vi deo sự kiện
-
Dự án tài trợ máy xông hơi cho Hội ng...
-
Hoàng Kim ra mắt Công ty cổ phần tư v...
-
Sinh nhật Website Hoàng Kim tròn 1 tu...
-
Tẩm quất người mù Hoàng Kim với công...
-
Kỷ niệm ngày người khuyết tật Việt na...
-
Tổng kết năm 2010 của Trung tâm Hoàng...
-
Tin nhanh
-
Sản phẩm - Dịch vụ
-
Khách hàng thân thiện
-
Nhân viên Hoàng Kim
tin tức mới
- Hoàng Xuân Hạnh - Hoàng Kim: Doanh nhân người khiếm thị được biểu dương năm 2018
- Doanh nhân khiếm thị tâm huyết / Chàng trai khiếm thị thành lập doanh nghiệp hỗ trợ nghề
- Tôi mách bạn 6 Giải pháp hàng đầu để trở thành chuyên gia trong trị liệu: chữa bệnh và làm đẹp
- Giáo trình dạy học DDS – Điện sinh học
- Ưu thế nổi bật của công nghệ DDS – Điện sinh học trong chữa bệnh và làm đẹp
tin tức xem nhiều
- Hoàng Kim Massage thông kinh lạc toàn thân thải độc tố cơ thể, phục hồi sức khỏe, thổi bay những cơn đau bằng Công nghệ điện sinh học DDS
- Xoa xát mắt để phòng cận thị và hoa mắt ở tuổi già
- Dịch vụ đăng quảng cáo đặt Banner giá rẻ - Hiệu quả bất ngờ
- Massage của người khiếm thị từ góc nhìn của một người “ngoại đạo”
Bình luận