Trang chủ --> Gương sáng --> Vượt qua số phận để làm giàu
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Vượt qua số phận để làm giàu

Họ  là những tấm gương sáng người khuyết tật, nghị lực phi thường, tự vượt qua những mặc cảm, rào cản, vươn lên trong cuộc sống, tự mình học thêm một nghề để nuôi mình, giúp gia đình và tạo thêm nhiều việc làm cho người cùng cảnh ngộ.
 


Với anh Quách Đức Mạnh đi giao dịch làm ăn và tìm hiểu nguồn hàng là khó khăn nhất với anh bởi anh không đi được.

Người thanh niên làm giàu từ đôi tay tài hoa

Không đầu hàng số phận, vượt lên chính mình, trở thành ông chủ, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương, đó là Anh Quách Đức Mạnh (xã Cao Dương - Thanh Oai - Hà Nội). Một người thanh niên khuyết tật đã vượt lên số phận để xây dựng cho mình một cuộc sống mới.

Sinh ra trong gia đình 4 anh chị em, anh Mạnh là con cả lại bị bại liệt do di chứng của sốt vi rut nên đôi chân dần bị teo và không đứng vững. Dù vậy, từ bé anh Mạnh đã mơ ước được giúp đỡ bố mẹ trong mọi công việc, đỡ đần cho bố mẹ đỡ khổ. "Tôi cố gắng để trở thành người có ích", anh Mạnh chia sẻ.

Lớn lên Mạnh đã học nghề khâu nón, rồi năm 2004, anh quyết định học nghề mộc vì nghề này có thu nhập cao hơn. Sau hơn hai năm đi học nghề, anh đã được nhận làm công và có thu nhập. Một thời gian sau đã mạnh dạn đầu tư mở xưởng tại nhà, nhận đơn hàng từ các ông chủ lớn.

Nụ cười vẫn luôn hiện hữu trên môi dù rằng hàng ngày anh phải di chuyển bằng nạng.

Có thể nói người luôn đồng hành cùng Mạnh là bố và cậu em trai kém 6 tuổi. Nhận thấy sự đam mê và khả năng của anh, gia đình đã không quản khó khăn, đầu tư cho anh đi học nghề và phát triển nghề hơn nữa. Mặc dù có bố và em cùng làm nhưng những việc chủ chốt Mạnh lại là người quyết định. Năm 2009 anh mở xưởng mộc, mới đầu chỉ mới 3 người và gặp rất nhiều khó khăn trong khâu chọn vật liệu và đưa sản phẩm ra thị trường. Đến đầu năm 2012, Mạnh thuê nhà xưởng ở mặt đường lớn để mở rộng quy mô xưởng sản xuất. Cơ sở sản xuất của Mạnh đã và đang giải quyết việc làm cho hơn 11 thanh niên khỏe mạnh trong làng với thu nhập ổn định khoảng 150.000 đồng/ngày công.

Xưởng của anh Mạnh đã tạo việc làm cho 11 người thanh niên trong làng có thu nhật ổn định 3/triệu / tháng.

Ông Vũ Duy Thức, Chủ tịch Hội Người khuyết tật huyện Thanh Oai tặng quà cho người thanh niên biết vượt lên làm giàu.

Nói về những dự định trong tương lai, Mạnh cho biết: "Tôi rất muốn tiếp tục mở rộng quy mô xưởng sản xuất, nhập gỗ về làm ra thành phẩm để bày bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, với điều kiện hiện nay chưa đủ tiền đầu tư. Tôi biết đến chương trình cho người khuyết tật vay vốn ưu đãi nên đã đề nghị Hội Người khuyết tật huyện Thanh Oai và rất mong được vay để phát triển nghề nghiệp, tạo việc làm cho nhiều người địa phương hơn".

Làm giàu từ nghề may

 

Ông Hùng bên xưởng may của mình với những trăn trở về việc xây dựng xưởng và việc làm cho công nhân.

Với đôi tay tài hoa và chiến lược kinh doanh đúng đắn, mỗi năm thu nhập hơn 100 triệu từ xưởng may của mình. Hơn thế ông còn tạo việc làm cho người dân trong huyện, trong đó có 3 công nhân là người khuyết tật.

Tiếp chúng tôi trong một ngôi nhà 3 tầng khang trang, rộng rãi, kiến trúc kiểu mới độc đáo và đẹp, ông Hà Sĩ Hùng (thôn Cát Động - TT Kim Bài - Thanh Oai - hà Nội) hồ khởi nói: "Gia đình tôi xây dựng ngôi nhà này cũng được 2 năm rồi, nó là một trong những thành quả của nghề may mà gia đình tôi đã tạo nên trong những năm gần đây". Ông nói với chúng tôi về công việc của mình từ những ngày chập chững bước vào học nghề cho đến khi trưởng thành trong nghề như bây giờ. May mắn được sinh ra trong gia đình có nghề may, từ khi giải ngũ về năm 1974 do thương tật ở chân gây khó khăn trong đi lại, ông Hùng đã bắt đầu học nghề may và nhờ có sự giúp đỡ của gia đình tay nghề của ông ngày càng khá. Sau đó ông mở một xưởng may nhỏ chủ yếu là mấy người ở trong gia đình để sinh sống qua ngày. Năm 2006, ông đã phát triển xưởng may. Việc tìm kiếm nguồn hàng cùng thị trường nhiều lần đã làm ông nản lòng. Không đầu hàng trước khó khăn ông đã tiếp cận với loại máy móc thiết bị mới về phục vụ xưởng may gia đình của mình cũng như tìm hiểu được thị trường.

"Buổi đầu đứng ra tự chủ cũng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là về vốn cũng như một số kỹ thuật mặc dù đã học tập được rất nhiều từ gia đình. Nhà nước giúp đỡ cũng chỉ được tầm hơn 2 triệu đồng. Sau đó tôi lại cố gắng đi vay mượn nhều nơi. Nhưng xưởng của mình lúc đó còn nhỏ lại không có gì đảm bảo nên vay vốn cũng rất khó khăn." Ông Hùng hồi tưởng lại.

Giờ đây sản phẩm của xưởng đầy đủ các loại mẫu mã, nhiều khi ông còn ra các chợ để tìm hiểu nhu cầu của thị trường, thiết kế mẫu mã cho phù hợp với thị hiếu của người dân. Sản phẩm của xưởng may được đưa tới các địa điểm đặt hàng làm hàng xuất khẩu, hay nhập cho các cửa hàng nội địa.

Lực lượng nhân công làm việc cho ông chủ yếu là thanh niên, những người còn trong độ tuổi trẻ vì đặc thù công việc. Tuy nhiên, ông cũng nhận thêm 3 người khuyết tật vào làm việc vì phần nào thấu hiểu được sự khó khăn của người khuyết tậ khi hòa nhập vào xã hội. Theo đó thu nhập bình quân của mọi người khoảng từ 1.5 - 3 triệu đồng/ tháng.

 

Chị Hà Thị Vân đã được tạo điều kiện tốt nhất cho công việc.

Chị Hà Thị Vân là người khuyết tật, - nhân công của gia đình ông Hùng chia sẻ: "Mình là người làng bên đến làm cho ông Hùng 2 năm rồi. Được học nghề xong mình làm luôn, công việc phù hợp và ổn định nên hàng tháng mình có thu nhập tốt, cuộc sống đỡ hơn so với ngày trước. Làm may là công việc tạo ra thu nhập chủ yếu để mình có tiền trang trải cuộc sống của gia đình. Bị thương tật ở chân nên đi lại rất khó khăn, làm việc ở xưởng may phần nào giải quyết được khó khăn đó. Ngày trước khi chưa làm cho ông Hùng, mình chỉ ở nhà bó rau cho gia đình, suốt ngày chỉ ở nhà không biết mọi việc xung quanh mình như thế nào. Nhưng nay thì tốt rồi, tiếp xúc với nhiều người mình đã không còn ngại ngần khi là một người khuyết tật nữa". chị Vân xúc động nói.

Chị cũng nói đối với người khuyết tật khi làm việc là rất khó khăn, học việc cũng khó, lại không đi lại được nhanh nhẹn. Nhiều sản phẩm đối với người bình thường thì dễ, nhưng với người khuyết tật làm mãi mới xong, rất khó khăn.

Chia sẻ với chúng tôi ông Hùng cho biết sẽ nhận thêm người khuyết tật, nhưng với điều kiện là được dạy nghề trước, như vậy hòa nhập với công việc sẽ dễ dàng hơn. Để tạo điều kiện tốt nhất cho công nhân, ông sẵn sàng cho công nhân nào xa nhà ở trọ trong gia đình mình.

"Muốn nhận người khuyết tật, nhưng giờ một phần vốn liếng còn thiếu, xưởng may còn nhỏ. Mình muốn mở rộng xưởng may hơn nữa, tìm được nhiều nguồn hàng vừa tăng thu nhập cho gia đình và công nhân, còn tạo được thu nhập cho người dân trong làng" Ông Hùng chia sẻ.

 

Anh Thắng là một người khuyết tật đa tài. Khi máy móc trong xưởng bị hỏng anh có thể sửa chữa trong khi chưa qua một trường lớp nào.

Hiện tại xưởng may có 12 công

Hội Người khuyết tật nhân, nguồn hàng chủ yếu xưởng ông nhập về là khu vực Khuất Duy Tiến hoặc nhận hàng làm từ các công ty.

Theo ông Vũ Duy Thức, Chủ tịch Hội Người khuyết tậthuyện Thanh Oai cho biết: Chương trình vay vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội dành cho người khuyết tật của huyện năm 2012 đã giải quyết cho 20 hộ vay với mức 15 triệu đồng/hộ để phát triển chăn nuôi và kinh doanh nhỏ. Hiện tại, trong số hơn 300 hội viên có tới hơn 100 người khuyết tật có nhu cầu vay vốn tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo; có khoảng chục hộ có nhu cầu vay để mở rộng sản xuất, kinh doanh. Nhất là năm 2013 hội có nguồn vốn được đầu tư khoảng 7 tỷ ,sẽ cố gắng cho những hộ có nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh được vay. Tuy nhiên, được vay ở mức nào còn phụ thuộc vào sự phân bổ của thành phố và Ngân hàng chính sách xã hội. Chắc hắn Hội sẽ cố gắng ủng hộ tốt nhất cho các thành viên trong hội muốn làm giàu.
Hy vọng, với sự quan tâm, tạo điều kiện của chương trình vay vốn ưu đãi, các cơ quan chức năng cũng như chính quyền địa phương, những con người muốn làm giàu cho quê hương đất nước có điều kiện hơn nữa để thực hiện nguyện vọng. 
 
Theo Xã Luận
Lượt xem : 19867 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo