Trang chủ --> Tin cộng đồng --> Người khuyết tật gập ghềnh xây tổ ấm
tin tức nổi bật
- Hoàng Xuân Hạnh - Hoàng Kim: Doanh nhân người khiếm thị được biểu dương năm 2018
- Tôi mách bạn 6 Giải pháp hàng đầu để trở thành chuyên gia trong trị liệu: chữa bệnh và làm đẹp
- Hoàng Kim Massage thông kinh lạc toàn thân thải độc tố cơ thể, phục hồi sức khỏe, thổi bay những cơn đau bằng Công nghệ điện sinh học DDS
- Tẩm quất người mù Hoàng Kim tổ chức lớp Tập huấn kỹ thuật massage làm đẹp da mặt, massage giảm mỡ bụng cạo gió, giác hơi ống trúc cho nhân viên
- Góp máy tính cho người khuyết tật
- Chương trình tài trợ 1000 máy xông hơi cho thành viên hội người mù việt nam
- Những ngón tay dệt nên thần thoại
- Quyển sách: Món ngon ngày tết
- Giám đốc Trung tâm Hoàng Kim được ghi nhận là thành viên tích cực của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (năm 2012)
- video người mù vượt qua bóng tối (P1) (năm 2012)
- Giới thiệu 2: Đĩa âm nhạc tẩm quất người mù Hoàng Kim
- Tuyển dụng nhân viên làm tẩm quất ở Hoàng Kim
- Người giàu không ở... hai con mắt
- Biển tẩm quất người mù bị trịch thu vì ảnh hưởng đến làng văn hóa
- Những ngón đàn xuyên suốt màn đêm
- Hoàng kim trước thềm xuân mới.
- Massage của người khiếm thị từ góc nhìn của một người “ngoại đạo”
- Xoa xát mắt để phòng cận thị và hoa mắt ở tuổi già
Người khuyết tật gập ghềnh xây tổ ấm
Thay vì buông xuôi, nhiều phụ nữ khuyết tật đã vượt lên số phận để sống đàng hoàng, xây dựng tổ ấm hạnh phúc…
Người phụ nữ ấy rất ít nói, chân đi liêu xiêu không vững. Thế nhưng, chị lại là chỗ dựa của 2 cô con gái và người chồng thương binh 2/4. Chị là Trần Thị Kim Bằng, ngụ tại quận 1 - TPHCM. Câu chuyện của chị được chia sẻ tại buổi họp mặt 48 gia đình phụ nữ khuyết tật vượt khó năm 2013 do Hội LHPN TPHCM phối hợp cùng các đơn vị tổ chức hôm 18-4 đã khiến nhiều người phải thán phục.
Chị Trần Thị Kim Bằng (bìa trái) đang làm việc tại nhà may Vương Bằng
Nương tựa nhau mà sống
Bị tật ở chân nhưng chưa bao giờ chị Bằng mặc cảm về khiếm khuyết của mình. Gia cảnh khó khăn nên năm 16 tuổi, chị phải nghỉ học, xin ba mẹ cho đi học nghề. Cha mẹ nghèo, không có tiền đóng học phí, Bằng kiên trì “gõ cửa” các tiệm may xin học nghề với học phí rẻ. Cuối cùng, cũng có một ông chủ thương tình nhận chị. Ham học lại chăm chỉ, chỉ một thời gian ngắn chị đã thành thạo nghề may. Rồi chị gặp anh, người thương binh đã mang đến cho chị nỗi khát khao về một gia đình hạnh phúc vốn đã bị mặc cảm khuyết tật làm cho nguội lạnh. “Sự chân thành của anh khiến tôi mạnh mẽ, tự tin vào tương lai, hạnh phúc của mình”- chị Bằng tâm sự. Gần 25 năm qua, cuộc sống của gia đình chị có lúc khó khăn nhưng chưa bao giờ mất đi tiếng cười hạnh phúc.
Với chị Lê Thị Miền, tình yêu cũng chính là sức mạnh khiến chị can đảm nắm bắt hạnh phúc của mình. Bị bại liệt chân tay từ nhỏ, phải sống trong sự đùm bọc của gia đình, thế nhưng khi ba chị mất đi, thấy gánh nặng cơm áo đè lên vai mẹ, chị quyết định vào Nam phụ anh chị bán trái cây. Tại đây, chị gặp chàng trai khuyết tật chân Lê Thái Thuận. Cô gái hiền lành, chăm chỉ đã khiến anh đem lòng yêu mến nhưng không dám ngỏ lời. Chính chị là người mạnh dạn đề nghị: “Chỉ cần có lòng tin, nương tựa vào nhau mà sống, nhất định chúng ta sẽ vượt qua khó khăn”. Và họ nên vợ nên chồng, có một cặp con gái sinh đôi. Năm nay, các cháu đã 12 tuổi. Hằng ngày, vợ chồng dìu nhau đi bán bong bóng dạo để nuôi con và mẹ già. Có những lúc túng quẫn, nhiều người khuyên chị cho 2 cháu nghỉ học phụ giúp cha mẹ nhưng chị lắc đầu. “Ba mẹ cầm bong bóng đi ngoài mưa nắng để con được cầm cây viết ngồi trong nhà. Nếu 2 con không chịu khó học thì ba mẹ chẳng còn sức lực mà đi tiếp đâu” - chị dặn con như vậy. Như thấu hiểu lời dặn của mẹ, 2 con chị đều học giỏi, chăm ngoan.
Hạnh phúc được nhân lên
Không chỉ chăm lo, vun đắp cho tổ ẩm riêng của mình, chị Đinh Thị Tuyết Đào, ở phường Tân Hưng, quận 7 - TPHCM, còn tạo điều kiện và giúp đỡ giải quyết việc làm cho nhiều chị em khác cùng cảnh ngộ. Dù bị khuyết tật ở chân nhưng chị không đầu hàng số phận. Từ những đồng vốn vay, chị mạnh dạn thành lập cơ sở đan len. Ban đầu gặp nhiều khó khăn nhưng đến nay đã ổn định và giải quyết việc làm cho 30 lao động. Cậu con trai duy nhất của chị đã học lớp 9 và là học sinh giỏi cấp TP. Chị bộc bạch: “Mong cho cơ sở sản xuất ổn định để tôi có điều kiện dạy nghề và giải quyết việc làm nhiều hơn cho chị em khuyết tật, giúp họ giảm bớt khó khăn trong cuộc sống, xây dựng gia đình hạnh phúc”.
Vượt lên trên tất cả khó khăn của một người bại liệt, chị Huỳnh Anh, ở quận Tân Bình - TPHCM, ra sức học tập và thi đỗ vào 3 trường ĐH là ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Kinh tế và ĐH Ngoại ngữ - Tin học TPHCM. Hiện nay, chị là chủ doanh nghiệp Mậu Anh làm hàng thủ công và giải quyết việc làm cho nhiều người cùng cảnh ngộ.
Điển hình về nghị lực và tình yêu
Bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, Phó Chủ tịch Hội LHPN TPHCM, cho rằng xây dựng gia đình hạnh phúc ở những cặp vợ chồng bình thường đã khó, việc này càng khó khăn gấp trăm lần đối với người khuyết tật. Thế nhưng, họ vẫn không ngại gian khổ, luôn cháy bỏng trong tim hy vọng tạo dựng cho mình một mái ấm thật sự. Lấy gia đình làm điểm tựa cuộc đời để đi lên, 48 gia đình tiêu biểu chính là 48 câu chuyện về nghị lực, tình yêu và hạnh phúc gia đình. Đó là những bông hoa tươi thắm trong vườn hoa gia đình hạnh phúc của TPHCM.
Bài và ảnh: NGUYỄN PHAN
Người phụ nữ ấy rất ít nói, chân đi liêu xiêu không vững. Thế nhưng, chị lại là chỗ dựa của 2 cô con gái và người chồng thương binh 2/4. Chị là Trần Thị Kim Bằng, ngụ tại quận 1 - TPHCM. Câu chuyện của chị được chia sẻ tại buổi họp mặt 48 gia đình phụ nữ khuyết tật vượt khó năm 2013 do Hội LHPN TPHCM phối hợp cùng các đơn vị tổ chức hôm 18-4 đã khiến nhiều người phải thán phục.
Chị Trần Thị Kim Bằng (bìa trái) đang làm việc tại nhà may Vương Bằng
Nương tựa nhau mà sống
Bị tật ở chân nhưng chưa bao giờ chị Bằng mặc cảm về khiếm khuyết của mình. Gia cảnh khó khăn nên năm 16 tuổi, chị phải nghỉ học, xin ba mẹ cho đi học nghề. Cha mẹ nghèo, không có tiền đóng học phí, Bằng kiên trì “gõ cửa” các tiệm may xin học nghề với học phí rẻ. Cuối cùng, cũng có một ông chủ thương tình nhận chị. Ham học lại chăm chỉ, chỉ một thời gian ngắn chị đã thành thạo nghề may. Rồi chị gặp anh, người thương binh đã mang đến cho chị nỗi khát khao về một gia đình hạnh phúc vốn đã bị mặc cảm khuyết tật làm cho nguội lạnh. “Sự chân thành của anh khiến tôi mạnh mẽ, tự tin vào tương lai, hạnh phúc của mình”- chị Bằng tâm sự. Gần 25 năm qua, cuộc sống của gia đình chị có lúc khó khăn nhưng chưa bao giờ mất đi tiếng cười hạnh phúc.
Với chị Lê Thị Miền, tình yêu cũng chính là sức mạnh khiến chị can đảm nắm bắt hạnh phúc của mình. Bị bại liệt chân tay từ nhỏ, phải sống trong sự đùm bọc của gia đình, thế nhưng khi ba chị mất đi, thấy gánh nặng cơm áo đè lên vai mẹ, chị quyết định vào Nam phụ anh chị bán trái cây. Tại đây, chị gặp chàng trai khuyết tật chân Lê Thái Thuận. Cô gái hiền lành, chăm chỉ đã khiến anh đem lòng yêu mến nhưng không dám ngỏ lời. Chính chị là người mạnh dạn đề nghị: “Chỉ cần có lòng tin, nương tựa vào nhau mà sống, nhất định chúng ta sẽ vượt qua khó khăn”. Và họ nên vợ nên chồng, có một cặp con gái sinh đôi. Năm nay, các cháu đã 12 tuổi. Hằng ngày, vợ chồng dìu nhau đi bán bong bóng dạo để nuôi con và mẹ già. Có những lúc túng quẫn, nhiều người khuyên chị cho 2 cháu nghỉ học phụ giúp cha mẹ nhưng chị lắc đầu. “Ba mẹ cầm bong bóng đi ngoài mưa nắng để con được cầm cây viết ngồi trong nhà. Nếu 2 con không chịu khó học thì ba mẹ chẳng còn sức lực mà đi tiếp đâu” - chị dặn con như vậy. Như thấu hiểu lời dặn của mẹ, 2 con chị đều học giỏi, chăm ngoan.
Hạnh phúc được nhân lên
Không chỉ chăm lo, vun đắp cho tổ ẩm riêng của mình, chị Đinh Thị Tuyết Đào, ở phường Tân Hưng, quận 7 - TPHCM, còn tạo điều kiện và giúp đỡ giải quyết việc làm cho nhiều chị em khác cùng cảnh ngộ. Dù bị khuyết tật ở chân nhưng chị không đầu hàng số phận. Từ những đồng vốn vay, chị mạnh dạn thành lập cơ sở đan len. Ban đầu gặp nhiều khó khăn nhưng đến nay đã ổn định và giải quyết việc làm cho 30 lao động. Cậu con trai duy nhất của chị đã học lớp 9 và là học sinh giỏi cấp TP. Chị bộc bạch: “Mong cho cơ sở sản xuất ổn định để tôi có điều kiện dạy nghề và giải quyết việc làm nhiều hơn cho chị em khuyết tật, giúp họ giảm bớt khó khăn trong cuộc sống, xây dựng gia đình hạnh phúc”.
Vượt lên trên tất cả khó khăn của một người bại liệt, chị Huỳnh Anh, ở quận Tân Bình - TPHCM, ra sức học tập và thi đỗ vào 3 trường ĐH là ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Kinh tế và ĐH Ngoại ngữ - Tin học TPHCM. Hiện nay, chị là chủ doanh nghiệp Mậu Anh làm hàng thủ công và giải quyết việc làm cho nhiều người cùng cảnh ngộ.
Điển hình về nghị lực và tình yêu
Bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, Phó Chủ tịch Hội LHPN TPHCM, cho rằng xây dựng gia đình hạnh phúc ở những cặp vợ chồng bình thường đã khó, việc này càng khó khăn gấp trăm lần đối với người khuyết tật. Thế nhưng, họ vẫn không ngại gian khổ, luôn cháy bỏng trong tim hy vọng tạo dựng cho mình một mái ấm thật sự. Lấy gia đình làm điểm tựa cuộc đời để đi lên, 48 gia đình tiêu biểu chính là 48 câu chuyện về nghị lực, tình yêu và hạnh phúc gia đình. Đó là những bông hoa tươi thắm trong vườn hoa gia đình hạnh phúc của TPHCM.
Bài và ảnh: NGUYỄN PHAN
Lượt xem : 17405
Người đăng :
Ý kiến độc giả
Các tin liên quan
- Để người khiếm thị bớt khổ!
- Vòng chung khảo liên hoan tin học dành cho người mù lần thứ nhất
- Nghề Tẩm quất người mù – Cơ sở pháp lý và cơ hội hòa nhập
- Hội người mù TP Hà Nội Khai mạc hội thảo “Dịch Vụ Tẩm Quất người mù - Thực trạng và giải pháp”
- NỘI DUNG THI LIÊN HOAN TIN HỌC DÀNH CHO NGƯỜI MÙ TOÀN QUỐC
- Thư mời tham dự hội thảo Dịch vụ Tẩm Quất người mù thực trạng và giải pháp
- HỘI NGƯỜI MÙ TỈNH BẾN TRE VỚI CÔNG TÁC DẠY NGHỀ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
- HỘI NGƯỜI MÙ TỈNH BÌNH THUẬN VỚI HOẠT ĐỘNG DẠY CHỮ, DẠY NGHỀ VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO HỘI VIÊN
- HỘI NGƯỜI MÙ TỈNH HẢI DƯƠNG VỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC DẠY NGHỀ VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI MÙ
- HỘI NGƯỜI MÙ TP HỒ CHÍ MINH VỚI HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ CHO NGƯỜI MÙ VÀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TIỀN HOÀ NHẬP CHO THIẾU NIÊN MÙ
Ảnh & vi deo sự kiện
-
Dự án tài trợ máy xông hơi cho Hội ng...
-
Hoàng Kim ra mắt Công ty cổ phần tư v...
-
Sinh nhật Website Hoàng Kim tròn 1 tu...
-
Tẩm quất người mù Hoàng Kim với công...
-
Kỷ niệm ngày người khuyết tật Việt na...
-
Tổng kết năm 2010 của Trung tâm Hoàng...
-
Tin nhanh
-
Sản phẩm - Dịch vụ
-
Khách hàng thân thiện
-
Nhân viên Hoàng Kim
tin tức mới
- Hoàng Xuân Hạnh - Hoàng Kim: Doanh nhân người khiếm thị được biểu dương năm 2018
- Doanh nhân khiếm thị tâm huyết / Chàng trai khiếm thị thành lập doanh nghiệp hỗ trợ nghề
- Tôi mách bạn 6 Giải pháp hàng đầu để trở thành chuyên gia trong trị liệu: chữa bệnh và làm đẹp
- Giáo trình dạy học DDS – Điện sinh học
- Ưu thế nổi bật của công nghệ DDS – Điện sinh học trong chữa bệnh và làm đẹp
tin tức xem nhiều
- Hoàng Kim Massage thông kinh lạc toàn thân thải độc tố cơ thể, phục hồi sức khỏe, thổi bay những cơn đau bằng Công nghệ điện sinh học DDS
- Xoa xát mắt để phòng cận thị và hoa mắt ở tuổi già
- Dịch vụ đăng quảng cáo đặt Banner giá rẻ - Hiệu quả bất ngờ
- Massage của người khiếm thị từ góc nhìn của một người “ngoại đạo”
Bình luận