tin tức nổi bật
-
Hoàng Xuân Hạnh - Hoàng Kim: Doanh nhân người khiếm thị được biểu dương năm 2018
-
Tôi mách bạn 6 Giải pháp hàng đầu để trở thành chuyên gia trong trị liệu: chữa bệnh và làm đẹp
-
Hoàng Kim Massage thông kinh lạc toàn thân thải độc tố cơ thể, phục hồi sức khỏe, thổi bay những cơn đau bằng Công nghệ điện sinh học DDS
-
Tẩm quất người mù Hoàng Kim tổ chức lớp Tập huấn kỹ thuật massage làm đẹp da mặt, massage giảm mỡ bụng cạo gió, giác hơi ống trúc cho nhân viên
-
Góp máy tính cho người khuyết tật
-
Chương trình tài trợ 1000 máy xông hơi cho thành viên hội người mù việt nam
-
Những ngón tay dệt nên thần thoại
-
Quyển sách: Món ngon ngày tết
-
Giám đốc Trung tâm Hoàng Kim được ghi nhận là thành viên tích cực của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (năm 2012)
-
video người mù vượt qua bóng tối (P1) (năm 2012)
-
Giới thiệu 2: Đĩa âm nhạc tẩm quất người mù Hoàng Kim
-
Tuyển dụng nhân viên làm tẩm quất ở Hoàng Kim
-
Người giàu không ở... hai con mắt
-
Biển tẩm quất người mù bị trịch thu vì ảnh hưởng đến làng văn hóa
-
Những ngón đàn xuyên suốt màn đêm
-
Hoàng kim trước thềm xuân mới.
-
Massage của người khiếm thị từ góc nhìn của một người “ngoại đạo”
-
Xoa xát mắt để phòng cận thị và hoa mắt ở tuổi già

Người khuyết tật tạo việc cho thanh niên khỏe mạnh
Bị bại liệt từ nhỏ, nhưng với nghị lực kiên cường, Quách Đức Mạnh đã lập nghiệp từ đôi nạng gỗ và trở thành ông chủ xưởng mộc. Không chỉ làm giàu cho bản thân, Mạnh còn tạo việc làm cho hàng chục thanh niên trai tráng.
Sinh ra trong gia đình nghèo ở thôn Cao Xá, xã Cao Dương, H.Thanh Oai, Hà Nội, sau một trận ốm, vì thiếu tiền chạy chữa, đôi chân của Quách Đức Mạnh teo tóp dần. Đến tuổi đi học, Mạnh vẫn lủi thủi ở góc nhà vì không có tiền học. Mãi đến năm 10 tuổi, thấy em gái đi học lớp 1, Mạnh nằng nặc đòi bò theo em đến trường. Nhưng rồi cậu cũng chỉ bò được đến lớp 3. “Mình là con đầu, dưới còn 3 đứa em. Nhà nghèo, sức bố mẹ lo không nổi, mình xin nghỉ để các em có điều kiện ăn học. Vả lại, mình lớn tuổi bò mãi đi học cũng ngại”, Mạnh kể.
|
Ngồi không mãi cũng chán, vốn gần làng nón Chuông, Mạnh bắt đầu tập tành đan nón lá. Việc đan nón cần sự tỉ mẩn tưởng chỉ dành cho chị em phụ nữ, song Mạnh làm nhanh thoăn thoắt, đường kim mũi cước thẳng đều, mềm mại. Công việc không vất vả lắm, nhưng do sức khỏe yếu, ngồi lâu mỏi lưng, đau cổ nên có cố gắng lắm, mỗi ngày Mạnh chỉ làm được 5 chiếc, tổng tiền công chỉ khoảng hơn 20.000 đồng. Mạnh quyết định tìm công việc có thu nhập cao hơn, có thể tự nuôi sống bản thân, đỡ phần gánh nặng cho gia đình.
Năm 2004, trong làng bắt đầu có nhiều hộ gia đình chuyển đổi sang nghề mộc. Mạnh quyết định “tầm sư học đạo”. Mạnh bộc bạch: “Nghề mộc vất vả, ngoài sự khéo léo, rất cần sức khỏe dẻo dai. Nhưng mình đã đam mê và quyết tâm rồi, khó mà dứt bỏ. Hơn nữa, mình muốn tìm một nghề, sau này lỡ bố mẹ mất đi, còn có công việc để sống”. Nhìn chàng trai nhỏ bé với đôi nạng gỗ dò dẫm từng bước đi học nghề khiến ai cũng ái ngại.
Khi bắt tay vào công việc, Mạnh mới thấy khó gấp chục lần làm đan nón. Sức vóc nhỏ bé, đi lại khó khăn khiến Mạnh luôn phải đánh vật với những khúc gỗ. Đôi bàn tay yếu, vốn đã quen cầm kim nay chuyển sang cầm đục, cầm dùi trở nên lóng ngóng vụng về. Thời gian đầu chưa quen việc, đôi bàn tay sưng vù, xây xước, tóe máu vì đinh không đóng, lại đóng nhầm vào tay. “Vẽ hoa văn đã khó, nhưng với mình phần tạo hình, đục đẽo trên thớ gỗ mới là khó nhất. Nhìn khúc gỗ xù xì, xấu xí, hoa chẳng ra hoa, lá chẳng ra lá, nhiều người khuyên thôi nghỉ đi cho lành. Bản thân mình cũng đã có lúc nhụt chí, chán nản, muốn bỏ dở, nhưng nghĩ nếu bỏ thì thật uổng công đã theo đuổi và bắt tay vào việc khác chắc gì đã thành công. Vậy là mình quyết tâm học nghề mộc bằng được”, Mạnh kể.
|
Thấy Mạnh chăm chỉ, chịu khó học hỏi, ngày nghỉ, thậm chí đổ bệnh vẫn đi học, thầy dạy thương tình truyền nghề cho. Trời lấy đi của Mạnh đôi chân, nhưng bù lại cho Mạnh trí thông minh và đôi bàn tay khéo léo. Càng học, Mạnh càng chứng tỏ được khả năng. 2 năm học và 4 năm làm thuê, khi đã tích lũy được vốn kiến thức kha khá, Mạnh về nhà mở xưởng riêng.
Lúc đầu chỉ có Mạnh và 2 người thợ, nguồn hàng hiếm nên Mạnh chấp nhận làm gia công cho các ông chủ lớn. Với phương châm vừa làm vừa tích lũy, đầu tư, chàng trai khuyết tật dần mở rộng kinh doanh. Tiếng lành đồn xa, sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ như: tủ thờ, kiệu, cửa võng, bệ tượng, ngai, hoành phi… với những họa tiết chạm khắc tinh xảo được nhiều người tìm đến đặt hàng. Hiện xưởng mộc của Mạnh có 13 lao động, trong đó có 2 lao động khuyết tật, với mức lương trung bình 100.000 - 150.000 đồng/ngày.
Từ ánh nhìn thương hại, người dân quay sang cảm phục chàng trai khuyết tật. Không những thế, thanh niên trong làng chưa có việc làm kéo đến học nghề ngày một đông. Thậm chí, có những bạn trẻ ở tỉnh xa như Hưng Yên, Hà Nam biết tiếng cũng đến xin học nghề. Nguyễn Hữu Trường, quê Khoái Châu (Hưng Yên), bộc bạch: “Mình ở quê thất nghiệp, bạn bè lôi kéo đi chơi suốt ngày. Qua một người bà con, mình biết một người khuyết tật như anh Mạnh mở xưởng mộc giúp thanh niên tạo việc làm nên sang đây xin học nghề. Mới hơn một năm, mình thấy anh ấy quả là con người đầy nghị lực. Không chỉ hướng dẫn tỉ mỉ, anh còn đối xử rất tốt với anh em. Chính tấm gương của anh đã cảm hóa và tạo việc làm cho nhiều thanh niên lêu lổng ở quê”.
Mong được vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất Nói về dự định trong tương lai, Mạnh chia sẻ: "Mình muốn chứng minh cho mọi người thấy rằng, người khuyết tật không phải là một gánh nặng của xã hội. Họ cũng giống như những người bình thường, tự lập và làm được những việc có ích cho xã hội. Mình rất muốn tiếp tục mở rộng quy mô xưởng sản xuất, nhập gỗ về làm ra thành phẩm để bày bán trực tiếp cho người tiêu dùng, tạo nhiều công ăn việc làm cho thanh niên địa phương. Để làm được điều đó, mình mong muốn nhà nước có chính sách hỗ trợ người khuyết tật vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất”. Theo Quách Đức Mạnh, nghề mộc đang rộng mở cơ hội việc làm cho thanh niên nông thôn. Khi tay nghề vững vàng, họ có thể tự đứng ra mở xưởng riêng hoặc làm thợ chính tại các xưởng mộc với mức lương 4 - 5 triệu đồng/tháng. |
Hải Bình
Ý kiến độc giả
Các tin liên quan
- Tài năng đáng kinh ngạc của cậu bé mù
- Chuyện cổ tích về người phụ nữ nguyện lấy chồng mù, bại liệt
- » Nghị lực của một người khiếm thị
- Người đàn ông mù ở Hà Nội biết đi xe đạp và có… 10 vợ
- Nghị lực cô gái mù vì u não giành giải thưởng của Bill Gates
- Chuyện cổ tích về ông lão mù nơi xứ Mường
- Người đàn ông mù hành nghề chụp ảnh
- Nghị lực đến trường của cô bé khiếm thị
- Nghị lực phi thường vượt qua số phận của người đàn ông mù tự tay đóng gạch để xây nhà
- Ông già mù có biệt tài "chinh phục" mọi loại khóa
Ảnh & vi deo sự kiện
-
Dự án tài trợ máy xông hơi cho Hội ng...
-
Hoàng Kim ra mắt Công ty cổ phần tư v...
-
Sinh nhật Website Hoàng Kim tròn 1 tu...
-
Tẩm quất người mù Hoàng Kim với công...
-
Kỷ niệm ngày người khuyết tật Việt na...
-
Tổng kết năm 2010 của Trung tâm Hoàng...
-
Tin nhanh
-
Sản phẩm - Dịch vụ
-
Khách hàng thân thiện
-
Nhân viên Hoàng Kim
tin tức mới
-
Hoàng Xuân Hạnh - Hoàng Kim: Doanh nhân người khiếm thị được biểu dương năm 2018
-
Doanh nhân khiếm thị tâm huyết / Chàng trai khiếm thị thành lập doanh nghiệp hỗ trợ nghề
-
Tôi mách bạn 6 Giải pháp hàng đầu để trở thành chuyên gia trong trị liệu: chữa bệnh và làm đẹp
-
Giáo trình dạy học DDS – Điện sinh học
-
Ưu thế nổi bật của công nghệ DDS – Điện sinh học trong chữa bệnh và làm đẹp
tin tức xem nhiều
-
Hoàng Kim Massage thông kinh lạc toàn thân thải độc tố cơ thể, phục hồi sức khỏe, thổi bay những cơn đau bằng Công nghệ điện sinh học DDS
-
Xoa xát mắt để phòng cận thị và hoa mắt ở tuổi già
-
Dịch vụ đăng quảng cáo đặt Banner giá rẻ - Hiệu quả bất ngờ
-
Massage của người khiếm thị từ góc nhìn của một người “ngoại đạo”
Ủng hộ từ thiện

Bình luận