Trang chủ --> Tin cộng đồng --> Người khuyết tật vẫn khó có việc làm
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Người khuyết tật vẫn khó có việc làm

Lần theo thông tin trên mạng, Nguyễn Văn Tùng (bị yếu dây thần kinh vận động, ở Chương Mỹ, Hà Tây) đến sàn giao dịch việc làm ở Trung Kính mong tìm được việc. Nhưng “mình cũng không dám hi vọng lắm đâu, vì chẳng có bằng cấp gì, chân tay lại yếu, cứ run run” – Tùng chia sẻ.

Dù rất muốn tự nuôi sống bản thân, không trở thành gánh nặng của gia đình nhưng việc này với Tùng xem ra là rất khó. Không chỉ vậy, rất nhiều người khuyết tật khác cũng gặp trắc trở trong nỗ lực tìm kiếm một công việc phù hợp với bản thân như Tùng.

Những rào cản khó bỏ

Chuẩn bị tốt nghiệp Đại học Khoa học Tự nhiên, chuyên ngành Công nghệ sinh học, nhưng Đoàn Thu Huyền tỏ ra rất lo lắng: “Mình cũng thử nộp hồ sơ xin việc vài nơi, nhưng chắc cũng chỉ thế thôi, nhìn mình thế này chắc gì họ còn muốn tuyển?”.

Rất nhiều người khuyết tật khác, dù đã tốt nghiệp Đại học hồ hởi mang hồ sơ đi xin việc nhưng cuối cùng đều không có kết quả. Chỗ thì từ chối ngay khi vừa gặp, có công ty lịch sự hơn hẹn gọi lại nhưng cũng không thực hiện. “Tôi luôn phải gọi điện hỏi trước xem họ có tuyển người khuyết tật không, họ nói có nhưng khi cầm hồ sơ đến, họ nhìn tôi với ánh mắt rất khác lạ, thậm chí có nơi còn từ chối thẳng. Điều đó khiến tôi rất buồn và thất vọng” – Oanh, tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ Hà Nội bức xúc khi kể lại quá trình xin việc của mình.

DSC04976

Người khuyết tật đến sàn giao dịch việc làm mong tìm được việc

“Người khuyết tật do không tìm được việc làm nên phải sống dựa vào gia đình. Số khác muốn kiếm sống phải bỏ vốn ra làm những công việc tại nhà để trang trải. Mà không phải gia đình nào cũng có điều kiện chu cấp vốn, những hộ đã nghèo nay lại càng túng hơn” – anh Dương Văn Hùng, một người khuyết tật quê ở Thanh Hóa đưa ra nhận định.

Trong khi đó, lại có rất nhiều doanh nghiệp đã tuyển dụng người khuyết tật vào những vị trí hết sức phù hợp, như nhân viên tư vấn qua điện thoại, chat trực tuyến mà những người khuyết tật như, hay khiếm thị, khiếm thính…đều làm được.

Thậm chí, Chi cục thuế Quận 1 (TP HCM) cũng đã tuyển người khuyết tật liệt chi dưới làm công việc nhập liệu hồ sơ thuế. Chỉ cần kĩ năng tin học cơ bản là đã có thể làm được việc này. Trên thực tế họ làm việc rất chăm chỉ, hiệu quả công việc không khác gì những người bình thường là đồng nghiệp.

Có một thực tế cho thấy, không phải người khuyết tật không làm được việc, mà các doanh nghiệp không muốn bỏ nhiều công sức, chi phí để nghiên cứu những công việc phù hợp có thể bố trí cho những người khuyết tật. Bên cạnh đó, họ cũng không tin tưởng vào năng lực làm việc của “nhóm thiểu số” này.

Gửi niềm tin, trao cơ hội

Theo thống kê, cả nước ta hiện có 5,3 – 5,5 triệu người khuyết tật, trong đó có 2 – 3 triệu người còn khả năng lao động và muốn làm việc để cải thiện cuộc sống của mình, cũng như đóng góp cho sự phát triển của xã hội.

Nước ta cũng đã có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp thu hút từ 1- 3% lao động là người khuyết tật vào làm việc. Nhưng khi thực hiện còn gặp phải rất nhiều khó khăn. Người khuyết tật vẫn phải tự bơi bằng chính sức của mình.

“Quá trình học tập của người khuyết tật vô cùng khó khăn. Người bình thường chỉ cần cố 1 thì chúng tôi phải cố gắng gấp 4, 5 lần họ. Đi học vất vả, cầm được tấm bằng trong tay vừa hạnh phúc, vừa mong chờ. Nhưng hi vọng thì cứ bị lụi dần đi” – Oanh chia sẻ.

Ngày 17/4 vừa qua, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ tôn vinh Người lao động khuyết tật và Doanh nghiệp vì người khuyết tật của Hội đồng Dải băng xanh (BREC) năm 2014. 9 doanh nghiệp có đống góp lớn trong việc thúc đẩy, tạo cơ hội việc làm cho người khuyết tật đã được nhận thưởng.

Các doanh nghiệp được tôn vinh sử dụng khá nhiều lao động khuyết tật. Công ty Trách nhiệm hữu hạn thiết bị và sản phẩm an toàn Việt Nam Protec có 25 nhân viên là người khuyết tật. Ông Greig Craft rất hài lòng về những nhân viên khuyết tật của công ty: “Họ làm việc rất chăm chỉ và đóng góp tốt cho công việc”. Hiện công ty của ông cũng đang rất nỗ lực tuyển dụng thêm những lao động khuyết tật vào làm.

Hay doanh nghiệp may mặc Chula Fashion ở Tây Hồ, Hà Nội. 49 trong 56 nhân viên làm việc ở đây là người khuyết tật, đa số là khiếm thính. Họ đảm nhiệm mọi khâu quan trọng, từ thêu, ren, cắt may, thiết kế trang web, đến bán hàng…Công việc đòi hỏi sự khéo léo, sáng tạo và rất thú vị, mang lại cho họ nguồn thu nhập khá ổn định.

Trần Bá Trường, sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội bị tật bẩm sinh ở chân. Trường rất hiểu người khuyết tật gặp khá nhiều khó khăn khi tìm việc: “Họ không có điều kiện để tiếp cận nguồn thông tin đào tạo và tuyển dụng”. Theo bà Dương Thị Vân, Chủ tịch Hội người khuyết tật Thành phố Hà Nội thì người khuyết tật còn gặp khó khăn khi xin việc ở chỗ các doanh nghiệp chưa thật sự tạo điều kiện tốt nhất cho NKT phát triển. Chỉ riêng việc đi lại, đối với người khuyết tật vận động là đã rất bất tiện. Họ không thể di chuyển ở những nơi nhiều bậc cầu thang, cao và không có hệ thống thang máy.

DSC_1158 admin-ajax

 

Trần Bá Trường tham gia ngày hội việc làm cho người khuyết tật

Bên cạnh nhiều chính sách quan tâm, ưu đãi của Nhà nước, giải quyết việc làm cho người khuyết tật vẫn cần sự chung tay của toàn thể xã hội, đặc biệt là các doanh nghiệp. Cần nhiều hơn nữa việc phổ biến rộng rãi và mang cơ hội học nghề, làm việc đến với người khuyết tật; thấu hiểu và tin tưởng vào năng lực của họ để không lãng phí nguồn nhân công.

Đặng Văn Tĩnh, một người khuyết tật ở Yên Mỹ, Hưng Yên bày tỏ mong muốn: “Đừng nhìn chúng tôi bằng con mắt thương hại, hãy cảm thông. Chúng tôi muốn có cơ hội tìm được việc làm, nuôi sống bản thân, thoát ra khỏi cái vỏ bọc của mình sống có ích cho gia đình và xã hội”.

Lương Lý 

Lượt xem : 17075 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo