Trang chủ --> Gương sáng --> Chàng mù “Vẽ” hạnh phúc bình dị
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Chàng mù “Vẽ” hạnh phúc bình dị

Nghe nhiều người dân ở phường Kim Tân, thành phố Lào Cai, kháo nhau rằng, anh Đỗ Văn Toàn, 32 tuổi, mù cả hai mắt vẫn hành nghề tẩm quất, nhờ đó mà anh tự nuôi được bản thân và có vợ.

Tôi bán tin, bán nghi, bởi các cụ có câu: "Giàu hai con mắt, khó hai bàn tay",  nhiều người đủ hai mắt, hai tay, song vẫn cúi đầu cam chịu số phận. Họ sống khép mình trong nghèo khó và bệnh tật suốt cuộc đời. Với nghị lực của mình, Toàn đã "vẽ" hạnh phúc bình dị trước sóng gió đời thường.

Một buổi chiều, tôi đến cơ sở tẩm quất của hội người mù, nằm ở đường Nhạc Sơn, phường Kim Tân, thành phố Lào Cai. Ấn tượng đầu tiên của tôi là hình ảnh người đàn ông mù cả hai mắt, tay dò dẫm tường tìm bước đi. Nghe tiếng động, biết là có người lạ, anh niềm nở hỏi và cất tiếng gọi: "Mình ơi, có khách". Đáp lại là người phụ nữ chạc tuổi ba mươi xuất hiện, dắt anh và đon đả mời tôi vào nhà. Căn phòng khá rộng được ngăn làm đôi, mỗi phòng kê gọn 3 chiếc gường. Anh Toàn với tay bật công tác điện, xoá đi sự tối tăm trong phòng. Lúc này tôi thấy tài sản đáng giá nhất là chiếc đệm ga trắng trải trên giường, chiếc quạt sưởi và điện thoại di động. Anh Toàn hỏi: "Bác đến tẩm quất hả". Tôi quan sát thấy sắc mặt anh Toàn sáng hồng, bàn tay đưa lên lau khoé mắt.

Anh Toàn quê ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ, bị mù hai mắt bởi chứng bệnh cam miệng chạy hậu, làm hỏng mắt từ năm 3 tuổi. Bố mất từ khi anh còn nhỏ, nhà có 7 anh chị em và Toàn là út, đến năm 2006 mẹ qua đời. Chính quyền địa phương đã xác nhận khuyết tật cho Toàn được hưởng chế độ 180.000 đồng/tháng. Cứ như vậy, anh sống nhờ vào anh, chị và khoản tiền nhỏ mà nhà nước "viện trợ". Không nghề, không biết chữ, tương lai mịt mù, không lẽ an phận ở vùng quê nghèo "chó ăn đá, gà ăn sỏi"? Anh tâm sự: "Sở dĩ tôi chọn nghề tẩm quất để sinh nhai là vì anh em "kiến giả nhất phận".

Ở nhà, anh chị, ai cũng thương em, nhưng vì nghèo nên sự cưu mang có hạn. Sau nhiều đêm suy nghĩ, tôi quyết định học nghề để tự nuôi thân. Nghe người ta nói ở Hà Nội có trường dạy nghề tẩm quất, tôi khăn gói, lần hồi tìm về cơ sở học nghề. Sau 3 tháng học, tôi thấy lòng mình vui hơn và tự tin lao vào kiếm sống. Đôi tay Toàn nhẹ nhàng mát-xa đầu, mặt, bấm huyệt tay, chân… khiến tôi cảm thấy người dễ chịu. Với những kiến thức cơ bản học được ở trường, cùng với kinh nghiệm xoa bóp tẩm quất lâu năm, anh Toàn xoa bóp các điểm đau, bấm huyệt phục hồi chức năng khá hiệu quả. Giá cả hợp lý, 60.000 đồng/giờ tẩm quất, 10.000 đồng/lượt giác hơi. Tuy nhiên, tẩm quất vẫn khiến nhiều người tò mò, kèm chút băn khoăn khám phá, bởi dư luận cho là tẩm quất là tệ nạn xã hội và ngại nói ra.

Trong lúc anh Toàn đang say sưa làm việc, một khách hàng chào anh Toàn và tôi, xưng là khách quen. Trò chuyện với khách, tôi biết anh là người hay đến đây và hài lòng với dịch vụ tẩm quất. Nghe vậy, tôi yên tâm vì mình đã chọn đúng chỗ được phục vụ tận tình và để lại ấn tượng tốt. Tôi gợi chuyện và được anh Toàn kể chuyện: Trước đây, tôi làm thuê cho anh Giang, người mù quê ở Thái Bình. Do hoàn cảnh, anh ấy về quê, chuyển lại cơ sở cho tôi quản lý. Tiền thuê nhà là 3 triệu đồng/tháng, tiền điện tính riêng. Còn về khách thì mùa xuân khách hàng không đông như mùa hè, nên tiền làm ra hạn chế. Thế chưa hết, hôm trước có ông say rượu, không trả tiền tẩm quất còn đuổi cả khách của em. Song, tôi tính rồi, nếu tiền thu được ít thì cho vợ về quê làm ruộng, còn tôi ở lại đi làm thuê. Vợ tôi à? Chúng tôi mới cưới nhau cuối năm ngoái. Ngày cưới, nhà gần nhau, nhưng chị, em vợ phản đối, không sang dự vì thương em lấy chồng…

Toàn cúi mặt giấu đi đôi mắt đang ướt nhoè. Bất chợt, một cảm giác đè nặng trong lòng tôi, giống như cảm giác hôm trước vào Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh, chứng kiến bao nỗi bất hạnh của những người số phận không may mắn. Bên ngoài cửa có tiếng xe máy nổ giòn, vợ Toàn đi chợ về, rồi tất tả bận bịu với công việc nội trợ và giúp việc cho chồng.

Với nghị lực, lòng nhân ái và sự hy sinh, đôi vợ chồng "tẩm quất" đã vượt qua được những sóng gió cuộc sống, bước trên con đường hạnh phúc./.

La Văn Tuất
 
Lượt xem : 28690 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo