Trang chủ --> Gương sáng --> Cặp vợ chồng mù vượt khó
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Cặp vợ chồng mù vượt khó

 

Chiều cuối năm, chúng tôi tìm đến nhà cặp vợ chồng mù Trần Văn Nhĩ và Đoàn Thị Bé ở số nhà 9A/37 phố Minh Khai, phường Minh Khai, quận Hồng Bàng (Hải Phòng).
 

 

Căn nhà hơn 10 m2 được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tạm cấp, là nơi sinh hoạt, ăn ở và sản xuất của hai ông bà cùng con gái là Trần Thị Thuỷ. Mấy chục năm nay, họ đã dựa vào nhau, vượt lên số phận, tạo nên một câu chuyện xúc động về niềm tin, hạnh phúc giữa đời thường. Nghề kiếm sống chính của hai ông bà là sản xuất chổi chít. Dừng tay, hai ông bà mời nước, trò chuyện rất tự nhiên, vui vẻ.

Ông Nhĩ sinh ra và lớn lên ở Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Năm 4 tuổi, ông bị bệnh sởi, nhà nghèo, không lo được thuốc thang, không được kiêng khem nên bị chạy hậu, đôi mắt bị mờ rồi mù hẳn. Không đầu hàng số phận, năm 18 tuổi ông nhờ người quen dẫn đường ra Hải Phòng tìm việc làm lo cho bản thân. Ông được nhận vào HTX Thuỷ tinh (Kiến An), công việc chủ yếu là đan lồ, sọt. Hồi đó, ngoài 40 tuổi, ông không dám mơ về một mái ấm gia đình vì sợ mình sẽ trở thành gánh nặng cho người khác.

Làm tại HTX Thuỷ tinh, ông quen bà Đoàn Thị Bé, cũng bị mù, kém ông 10 tuổi, quê ở Tiên Lãng (Hải Phòng). Mẹ mất sớm, nhà lại đông anh chị em, bà Bé bươn chải kiếm kế mưu sinh. Rồi cơ duyên đến, khiến hai ông bà yêu nhau thành vợ, thành chồng. Ngày ông đưa bà Bé về ra mắt gia đình xin cưới, không ai chấp thuận vì sợ hai phận mù, lấy gì mà sống. Song, với tình yêu chân tình và quyết liệt của hai người, hai bên gia đình cũng phải chấp nhận.

Ông Trần Văn Nhĩ, bà Đoàn Thị Bé bện chổi.
Hơn một năm sau, niềm hạnh phúc lớn nhất đối với hai ông bà là sinh được đứa con gái. Vui đấy, nhưng nỗi vất vả vừa nuôi con vừa kiếm sống của hai người thì không sao tả xiết. Vợ chồng ông sống lay lắt bữa no bữa đói giữa phố phường tấp nập, có lúc tưởng chừng không thể vượt qua. Với ý thức tự lập, bản tính cần cù từ bé, vợ chồng ông không chịu ngồi yên. Những việc khó không làm được thì ông bà cậy nhờ người sáng mắt giúp đỡ. Thấy việc làm thuê ở HTX Thuỷ tinh không đủ sống, vợ chồng ông chuyển sang nghề bán tăm, bán chổi rong. Cuối cùng thì nghề làm và bán chổi rong đã trở thành nguồn sống chính của gia đình ông bà cho đến nay.

 

Nhìn những chiếc chổi được bện tỉ mỉ, chắc chắn, xinh xắn, không ai có thể nói là chổi của những người mù làm ra. Mỗi ngày hai vợ chồng ông bện được 4-5 chổi, trừ chi phí nguyên liệu mỗi cái chổi chỉ lãi 10 nghìn đồng, cộng với 360 nghìn đồng trợ cấp hằng tháng của hai ông bà. Thu nhập ít ỏi là vậy nhưng ông bà vẫn kiên trì bám nghề. Chổi của ông bà làm ra tới đâu bán hết tới đó. Cứ vài ngày ông bà lại mang chổi đi bán một lần ở nội thành, thậm chí ở cả ven đô. Có lần, bà Bé đẩy xe đi bán chổi thì bị xe máy tông vào phía sau, bà ngã vật xuống đường, chân bị gãy, phải điều trị gần một tháng mới lành. Thế là những đồng tiền cóp nhặt dành dụm được từ chổi của ông bà bỗng hết sạch.

Gần đây, sức khoẻ của ông Nhĩ yếu nên việc đi bán chổi chỉ do bà Bé đảm nhiệm. Ở nhà, ông Nhĩ bện chổi, lo việc cơm nước. Thương bố mẹ không nhìn thấy gì, đi lại khó khăn nên ngoài giờ học ở trường về, Thuỷ tranh thủ giúp đỡ bố mẹ mọi việc. Bây giờ Thuỷ đã là sinh viên năm thứ ba Trường Đại học dân lập Hải Phòng. Ngày nào được nghỉ, Thủy lại chở mẹ đi bán chổi rong. Thấy hoàn cảnh gia đình ông bà Nhĩ nghèo, lam lũ, ai cũng động lòng thương, mua chổi giúp ông bà có thêm chút thu nhập.

Sĩ Thoại

 

Hoàng Kim (theo Báo Người Cao Tuổi)  

Lượt xem : 33021 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo