Trang chủ --> Gương sáng --> Thiếu đôi mắt vẫn tròn chữ hiếu
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Thiếu đôi mắt vẫn tròn chữ hiếu

Mặc dù mù cả hai mắt nhưng anh Võ Văn Tâm (tổ 8, ấp Phú Sơn, xã Long Phú, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) vẫn có thể tự xuống sông bắt cá. Nhờ vào sức lao động của mình, anh đã phụ giúp phần nào cho mái ấm xiêu vẹo của gia đình.


Cuộc mưu sinh sông nước của một người mù.
Cuộc mưu sinh sông nước của một người mù.
 

Tận cùng cơ cực

Tai ương ập đến khi anh Tâm mới lên năm. Chưa hưởng được bao nhiêu niềm vui của tuổi thơ thì anh đã phải sống trong bóng tối do ảnh hưởng của chất độc màu da cam. Cảnh nhà thêm phần khó khăn khi ông Đặng Văn Hoàng – cha anh chẳng may bị tai biến, liệt nửa người. Từ một lao động chính trong gia đình, ông chỉ còn biết nằm một chỗ. Suốt bao năm ròng, bà Võ Thị Hành – mẹ anh phải lo cho chồng và đứa con trai đáng thương phải chìm trong mù loà tăm tối từ thơ ấu. Đôi tay yếu ớt và đau đớn vì bệnh viêm đa khớp của bà không thể làm lụng gì nhiều, nhưng người vợ người mẹ ấy vẫn sớm hôm tần tảo chăm lo cho gia đình.

Nhà không có ruộng, cả gia đình chủ yếu sống nhờ khúc sông. Thương cha mẹ, anh Tâm quyết san sẻ gánh nặng trên vai đứa em trai đang gồng gánh tất cả khó khăn thiếu thốn của gia đình. Hàng ngày, anh lần mò trên con rạch trước nhà cùng em bắt tôm cá. Đây là công việc không hề dễ dàng ngay cả với người sáng mắt, nhưng anh không bỏ cuộc. Để thích ứng với cuộc sống, anh tự rèn tính thích nghi cao độ. Khi đi bắt cá, anh tập bơi xuồng theo sự chỉ dẫn của em trai. Mỗi lần như thế, anh phải cố gắng rất nhiều chèo cho xuồng không bị tấp vào bờ hay vướng phải bụi rậm. Có những khi mệt rũ cả đôi tay, chiếc xuồng tấp vào bụi cây, anh phải nhanh tay chèo cho nó quay đầu lại. Đôi khi anh còn bị té sông nhưng chỉ hai, ba bữa, anh lại đi tiếp. Nặng nhất là té xuống đập phải vật gì đó, chảy cả máu đầu.

Ngoài bơi xuồng, anh còn biết cách quăng lưới, thả dớn để bắt cá. Khi con nước lớn là anh lại lên đường, bất kể trời mưa gió, đêm khuya, hễ nghe tiếng bìm bịp kêu là anh và em trai tìm ra bờ sông. “Làm ăn cái nghề này là vậy, hễ nước lớn là đi, không kể thời tiết hay giờ giấc gì hết…”, anh Tâm tâm sự. Mỗi chuyến đi của hai anh em như thế sau khoảng hai tiếng đồng hồ, chỉ được vài ba ký cá bống, cá chốt… Có hôm đủ ăn trong ngày, hôm nào trúng thì có tôm đem bán cũng được vài ba chục ngàn đồng. Công việc vốn vất vả với người bình thường, với anh còn vất vả bội phần. Khi kéo lưới, do không nhìn thấy gì nên chuyện anh bị gai cá chốt đâm rách tay chảy máu là bình thường.

Sông nước mênh mông nhưng những chiếc dớn cứ nhẹ dần sau mỗi lần được kéo lên, cuộc sống của gia đình anh càng lênh đênh theo con nước đầy vơi.

Vẫn tin vào ngày mai

Trong ngôi nhà tạm bợ của anh Tâm, vật đáng giá nhất có lẽ là cái bàn tiếp khách đầy bụi. Toàn bộ ngôi nhà là những tấm vách được chắp vá từ bàn tay bà Hành. Do gần đây bà bị đau khớp, đi lại phải bằng ghế đẩu nên mái vách đã trống đi vài chỗ, trời mưa có thể tạt ướt hết. Ngôi nhà đã cũ, cột mái thì xiêu vẹo nhưng vẫn cố gắng che chắn cho những con người bất hạnh.

Anh Tâm bên ba mẹ.

Giữa ngôi nhà thiếu thốn, giữa bóng tối của đôi mắt mù loà, trông anh Tâm vẫn tràn đầy nghị lực. Bươn chải với biết bao việc, ngoài đi ghe, anh còn biết xúc hến, đan lưới, đan bội gà, vá lưới… Cả ngày ròng rã ngụp lặn trên các kênh mương để xúc từng con hến, chân tay chai sần nhưng anh vui là có được 10.000 đồng lo tiền thuốc cho cha và mẹ. Dẫu cho nợ nần thiếu thốn luôn vây quanh, cuộc sống còn những ngày chật vật, anh Tâm vẫn tin vào một ngày mai tươi sáng hơn rồi sẽ đến.

Chúng tôi cảm thấy, những việc anh làm không chỉ để sinh tồn mà vì trách nhiệm của một người con.

Bạn đọc gửi  
Lượt xem : 19998 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo