Trang chủ --> Tin cộng đồng --> Những cảnh đời bi đát ở một hội người mù
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Những cảnh đời bi đát ở một hội người mù

Theo chân đoàn làm chương trình truyền hình “Khát vọng sống”, chúng tôi đã tìm đến Hội người mù Thành phố Phan Thiết, Bình Thuận. Gần 370 hội viên người mù nơi đây, mỗi người đều có một hoàn cảnh đáng thương, nhưng trong họ đang ấp ủ những khát vọng vươn lên từ chính đôi tay của mình.

Trong đó, hai cô gái mù đang làm việc tại cơ sở Dịch vụ Tẩm quất - Giác hơi, TP. Phan Thiết là trường hợp mà khi nhắc đến, nhiều người không nén được xúc động…

Bị mù vì thương cha mẹ

Trong gần 370 hội viên người mù, mỗi người đều có những nguyên nhân khác nhau. Người do bẩm sinh, bị hành hạ hoặc do tai nạn… nhưng ở cô gái 26 tuổi Thu Hồng thì nguyên nhân dẫn đến bị mù nghe thật xót xa. Gia đình nghèo, sống ở vùng quê của Bình Thuận, lúc nhỏ Hồng vẫn khỏe mạnh và mắt sáng rõ như bao đứa trẻ khác.

 

Người chồng dã tâm đã cướp đi con mắt còn lại của Thanh Tuyết Nỗi buồn phảng phất trên khuôn mặt Thu Hồng
 

Nhưng từ lúc nào, trong người cô đã ẩn chứa một căn bệnh quái ác - viêm não, khiến cô bé nhỏ nhắn thường xuyên phải chịu hành hạ bởi từng cơn đau đến điên loạn. Nhìn thấy cảnh gia đình quá khó khăn, ba bán vé số, mẹ lượm ve chai, nên dù chỉ mới lên 9, Hồng đã ý thức được sự khó nhọc, thiếu hụt của gia đình. Vậy là Hồng đã âm thầm chịu đựng.

Cho đến một ngày căn bệnh kia trở nặng, đầu nhức như búa bổ, hai mắt tối sầm. Gia đình chạy tiền khắp nơi để đưa Hồng đi khắp các bệnh viện từ Phan Thiết đến Sài Gòn, chỉ mong sao cứu chữa cho đứa con hiếu thảo. Nhưng mọi cố gắng cũng không thể giữ được đôi mắt của Hồng, cô bị mù vĩnh viễn từ đó.

Đầu thì nhức, mắt lại không thấy đường, cô bé Hồng chỉ còn biết ở nhà lo việc gia đình và trông chờ vào sự chăm sóc của ba mẹ. Nhiều lúc thấy mình quá cô đơn, không bạn bè tâm sự. Hồng cảm thấy bất mãn với chính mình. Nhưng cô tự động viên, an ủi mình vượt qua sự” khắc nghiệt trong cuộc sống.

 

Đại diên Hội người mù nhận ủng hộ từ chương trình

 

“Khát vọng sống”
 

Đến năm 18 tuổi, thấy con gái bệnh tật triền miên, mẹ Hồng không muốn cô lấy chồng, nhưng cuối cùng thì Hồng cũng lập gia đình và có con với một thanh niên trong làng. Tháng ngày hạnh phúc chưa được bao lâu, người chồng bắt đầu tỏ ra khinh miệt gia đình vợ, thường xuyên đánh đập và chửi cả ba mẹ vợ… rồi dẫn đứa con trai bỏ nhà đến một nơi khác sinh sống.

Hồng nói trong nghẹn ngào: “Thấy em bệnh tật thế này, lúc đầu mẹ chỉ muốn em tìm ai đó đàng hoàng “xin” một đứa con, chứ không muốn em cưới hỏi làm gì. Vì biết rằng, khó có ai sẽ thương yêu thật lòng với người vợ bệnh tật triền miên. Bây giờ em chỉ mong sao gặp lại con, được sống và chăm sóc cho nó…”. Vậy là ước ao duy nhất - được làm mẹ của Hồng cũng bị người ta cướp mất.

 

Căn bệnh viêm não vẫn thường hành hạ Hồng

 

từng cơn
 

Tiếp theo đó là chuỗi ngày Hồng gia nhập Hội người mù TP. Phan Thiết. Ở đây, cô được chia sẻ bởi những con người cùng cảnh ngộ. Động viên nhau, cùng nhau tiếp tục sống và làm việc trong khả năng của mình, để thấy cuộc đời có ý nghĩa hơn.

Cơ sở Dịch vụ Tẩm quất - Giác hơi, 123 Nguyễn Tương, TP. Phan Thiết là ngôi nhà thứ 2 của Hồng. Nói là nơi chăm sóc sức khỏe nhưng nơi đây vỏn vẹn chỉ có 4 cái giường nhỏ trong không gian chật chội, nóng nực. Hằng ngày, Hồng cùng 3 anh chị em khác phục vụ xoa bóp, giác hơi cho khách. Ngoài tiền vé 30.000đ/người, do Hồng là người có tay nghề tốt nên thỉnh thoảng có khách bồi dưỡng thêm 10.000 - 20.000đ. Chỉ chừng ấy thôi cũng là niềm vui khôn xiết với cô gái mù. “Em cố gắng làm việc thật tốt để dành dụm chút ít, với mong ước phụ giúp ba mẹ và một ngày nào đó được chăm sóc cho con” - Hồng nói.

Nhìn nét mặt thanh tú, phảng phất chút buồn, ít ai có thể hiểu được cuộc đời bên trong cô gái mù lại gặp nhiều sóng gió đến thế. Tuy vậy, Hồng là người rất lạc quan trong cuộc sống. Cô hát rất hay, làm việc chăm chỉ và hy vọng vào một tương lai tốt đẹp đang chờ mình phía trước.

 

Thu Hồng trong giờ phục vụ khách
 

Hậu quả của bạo hành gia đình

Tại cơ sở Dịch vụ Tẩm quất - Giác hơi, ngoài Hồng còn có một phụ nữ khác, đó là Thanh Tuyết, 27 tuổi. Nếu Hồng bị mù do bệnh tật, thì Thanh Tuyết bị mù do chính người chồng dã tâm của mình gây nên. Năm lên 3 tuổi, Tuyết bị trái rạ nặng phải đi chữa trị khắp nơi. Nhưng căn bệnh đã cướp đi một con mắt của cô.

Khi đến tuổi lấy chồng, chẳng may lại gặp người chồng vũ phu. Đánh đập Tuyết suốt ngày và trong một lần, Tuyết bị đánh đến mù luôn con mắt còn lại. Lúc đó cô đang mang trong mình đứa con mới tròn hai tháng tuổi. Cũng may mắn là Tuyết vẫn giữ được đứa con trong bụng, và đến nay đã là bé trai 3 tuổi kháu khỉnh.

Nhìn lại gia cảnh của mình, Tuyết buồn nói: “Em bị như vậy đã đành, ba em vì muốn có thêm thu nhập nên mở một quán cà phê nhỏ. Một lần, có mấy người say rượu đến đây quậy phá, ba em ra can ngăn thì bị chúng ném cái ly vào mặt, kết quả là ba bị mù một con mắt. Hiện nay, con mắt còn lại cũng không thấy đường vì bị ăn luồng. Chắc không lâu nữa ba em cũng mù cả 2 mắt như em…”.

Khó khăn chồng chất, kinh tế gia đình đè lên đôi vai già yếu của người mẹ. Tuyết đành bỏ quê Long Hải xuống Bình Thuận, gia nhập Hội người mù nơi đây để mong có được sự yên bình và tìm một việc làm phù hợp cho mình. Cũng như Thu Hồng, Tuyết hằng ngày phục vụ cho khách với mong muốn kiếm chút tiền ít ỏi gửi về phụ giúp gia đình và nuôi con…

Có đến Hội người mù TP. Phan Thiết mới thấy hết được sự khó khăn, thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần của những con người nơi đây. Hồng và Tuyết cũng chỉ là 2 trong rất nhiều trường hợp có cảnh đời bi đát, đáng thương. Và còn nhiều, rất nhiều con người nữa có gia cảnh bi thương không kém.

Như trường hợp anh Nguyễn Phú Huy (1969) ở xã Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận. Anh Huy và 3 người em kế trong gia đình bị mù bẩm sinh. Đứa em út thì bị tâm thần nặng, cha bị tai biến, mẹ bị liệt. 4 anh em mù mỗi người một nơi, tìm cách kiếm tiền sinh sống và phụ giúp gia đình. Nhưng hiện tại gia đình anh Huy chỉ trông chờ vào sự giúp đỡ của hàng xóm, các đơn vị xã hội…

Với mục đích giúp đỡ những mảnh đời, chương trình truyền hình “Khát vọng sống” cũng chỉ hỗ trợ một phần và giới thiệu cái nhìn cận cảnh về những số phận khó khăn trong xã hội. Để từ đó, mọi người cùng chung tay, trợ giúp cho biết bao mảnh đời bất hạnh khác trên khắp Việt Nam.

Video 4 anh em khiếm thị tại cơ sở tẩm quất - 131 Nguyễn Tương - Thành phố Phan Thiết - Bình Thuận. (Nguồn: CT Khát vọng sống)

 

  • Lê thị Thu Hồng- 26 : mẹ lượm ve chai, ba bán vé số , bị mù từ lúc lên 9 do chứng bại não để lại
  • Em Mai thị Thanh Tuyết: bị mù 1 mắt do bệnh trái rạ khi còn nhỏ. Sau khi lập gia đình, bị chồng ngược đãi, nên con mắt còn lại cũng bị hỏng , hiện nay ở với ba mẹ, gia đình rất nghèo.
  • Anh Trần Văn Dần35 tuổi, bị mù từ 10 tuổi do mìn của chế độ cũ để lại – gia đình nghèo, có 1 bà mẹ và một đứa em
  • Anh Trần Duy Vinh, 27 tuổi, năm 17 tuổi do tai nạn giao thông, bị mù 1 mắt và ảnh hưởng đến mắt còn lại. Do không có tiền chạy chữa, con mắt còn lại bị nhiễm trùng nặng và không thể chữa trị được. Nhà phải bán đang ở nhà lá, đang sống với mẹ trên 60 tuổi.

Tất cả 4 người mù nói trên đều có hoàn cảnh gia đình khó khăn, bản thân những người thân trong gia đình không đủ sức và điều kiện lo cho họ nên chính bản thân họ phải tự bươn chải trong cụôc sống để mưu sinh. Tuy nhiên, họ gặp nhiều khó khăn do bị mù .

Hội người mù Thành phố Phan thiết đã tổ chức cho họ đi học về tẩm quất tại Đồng nai thời gian 3 tháng, sau khi có chứng chỉ nghiệp vụ và cấp phép của Sở y tế, Thành hội đứng ra thành lập cơ sở tẩm quất cho họ có việc làm và tự nuôi sống bản thân, tuy nhiên, hiện nay , cơ sở phải thuê , không có tiền, họ phải vay tiền mua trang thiết bị như giường nằm , quạt… Nhiều người đến và bỏ đi vì thấy họ chỉ tẩm quất mà chưa có sauna, do chưa có tiền mua sắm…

Nếu có kinh phí từ chương trình , họ có ước muốn mua máy sauna, thiết kế trang trí lại phòng để thu hút người đến dịch vụ. 

Lượt xem : 26292 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo