Trang chủ --> Gương sáng --> Chuyện về cô giáo mù dạy vi tính
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Chuyện về cô giáo mù dạy vi tính

 

Chuyen ve co giao mu day vi tinh
Minh Thúy, người đứng giữa trong buổi nhận bằng khen

Ở Bến Tre có một câu chuyện lạ : Một học sinh khiếm thị đi học vi tính về làm cô giáo dạy học trò khiếm thị.

Đó là câu chuyện cô giáo mù Nguyễn Thị Minh Thuý ở Trung tâm dạy chữ, dạy nghề thuộc Hội người mù tỉnh Bến Tre.

Sinh ra trong một gia đình nông dân rất nghèo, gồm 3 anh em ở xã An Thuận, huyện Thạnh Phú (Bến Tre). Chưa đầy 3 tuổi, chẳng may Minh Thuý bệnh nặng làm mù cả hai mắt. Năm lên 9 tuổi, Thuý được Trường nuôi dạy trẻ khuyết tật Bến Tre nhận vào nuôi dưỡng.

Nhiều năm học ở bậc phổ thông dành cho người khiếm thị, Thuý luôn cố gắng và học rất giỏi. Năm 2001, Hội người mù tỉnh Bến Tre chọn Thuý cử đi học lớp vi tính dành cho người mù do Trung tâm tin học Sao Mai của TP.Hồ Chí Minh tổ chức.

Hay tin ấy cô lo ngại thật sự vì chưa hình dung ra máy vi tính có thể dành cho người mù học. Đó là chưa kể đến việc không biết tiếng Anh, không nhìn thấy màn hình… Hết lo lắng đến không còn tự tin vào bản thân, hoang mang nên Minh Thuý nằng nặc xin thầy cô rút tên. Khi lên thành phố học thầy giáo Phúc cũng mù dạy và động viên cô rất nhiều để cô thêm nghị lực, quyết tâm học vi tính.

Do chưa quen máy vi tính, nên hàng ngày sau giờ học, Thuý nán ngồi lại ôn luyện, học thêm, tập thực hành trên máy. Ban đêm Thuý theo học lớp tiếng Anh căn bản sử dụng cho việc học vi tính thuận lợi hơn. Kết quả thật không thể tưởng tượng nổi : sau 6 tháng, cô học viên xứ dừa Bến Tre tốt nghiệp loại giỏi và được Trung tâm tin học Sao Mai giữ lại học tiếp học chương trình nâng cao.

Minh Thuý có thể đánh văn bản một cách thành thạo, vào mạng truy cập thông tin, nghe đài, đọc báo, thiết kế trang web, gửi e-mail rất thành thạo, theo hệ điều hành đặc biệt dành cho người khiếm thị (không sử dụng chuột, chỉ dùng phím và hỗ trợ bằng ngôn ngữ âm thanh…).

Hết khóa học nâng cao, Minh Thuý lại tốt nghiệp hạng ưu, mà ngay cả những người sáng mắt cũng phải khâm phục. Minh Thuý trở lại quê nhà, với nguyện vọng dạy cho học trò mù thiếu may mắn, bất hạnh như cô được học vi tính… Cô giáo dạy học viên mù bằng chính kinh nghiệm, cách tưởng tượng dễ nhất và cảm nhận của bản thân nên học trò dễ tiếp thu, tiến bộ rất nhanh.

Cô rất tự tin cho biết: Dạy người mù phải nói nhiều dữ lắm họ mới tưởng tượng ra được.

Ước mơ của cô giáo mù

Trở về tỉnh để dạy học trò, nhưng Trung tâm dạy chữ dạy nghề (thuộc Hội người mù tỉnh Bến Tre) chưa trang bị thiết bị dạy và học còn thiếu thốn mọi bề. Chỉ có vài máy vi tính đã quá cũ, lèo tèo lại thêm nguồn điện chập chờn.

Lương của Thuý 600 ngàn đồng/tháng chỉ đủ để trang trải cho cuộc sống tiết kiệm, nhưng Hội người mù còn không đủ tiền trả lương cho Thuý. Nhờ tiết kiệm, nên Thuý để dành mua quà về thăm ngoại, cho ba mẹ. Đó là chưa kể có khi cô còn gửi tiền giúp mẹ nuôi cậu em trai ăn học.

Minh Thuý ấp ủ ước mơ được học Đại học như các bạn bình thường, nhưng tỉnh Hội người mù cho biết: bó tay thôi, thương Thuý mà không tìm đâu ra kinh phí giúp em… Thúy tự xoay xở theo cách của mình: học nghề massage: Sau đó cô làm đơn gửi lên Hội người mù thành phố xin làm massage ở trung tâm người mù…

Cô cho biết: Em sẽ kiếm tiền để học hết chương trình Đại học và chương trình nâng cao tin học cho người mù… Trong điều kiện Trung tâm dạy chữ, dạy nghề dành cho người mù của tỉnh chưa có nguồn kinh phí đầu tư về thiết bị dạy và học cho người khuyết tật, Minh Thuý vẫn không chút nản chí: em sẽ học tiếp và kiếm tiền để học nữa và về quê dạy học trò mù…

Hiện nay, mới chỉ có 200 em khuyết tật có may mắn được nuôi dạy tại Trường nuôi dạy trẻ em khuyết tật còn quá ít ỏi so với con số thống kê chưa đầy đủ trên 3.500 trẻ em khuyết tật của tỉnh Bến Tre. Hàng ngày, với 4 máy vi tính đã cũ, học trò khiếm thị rất hồn nhiên, hăm hở cùng với cô giáo mù Minh Thuý tiếp tục viết nên những câu chuyện huyền thoại mới về nghị lực phi thường của người khuyết tật…

(theo Tienphong)
Việt Báo (Theo_24h

 

 
 
 
Lượt xem : 52957 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo