Trang chủ --> Tin cộng đồng --> Người khiếm thị 'thê thảm' vì tẩm quất thư giãn trá hình
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Người khiếm thị 'thê thảm' vì tẩm quất thư giãn trá hình

“Sợ chứ. Mình chẳng làm chuyện ấy được xấu hổ lắm. Nhưng nói với chú giờ trong một số quán cũng có người khiếm thị như chị cho khách khoác vai, sờ vào người để giữ khách đấy. Mình thì chịu, ngượng lắm!”

Cái thời tẩm quất, giác hơi!

Có ở “thế giới” của những người khiếm thị làm nghề tẩm quất để mưu sinh hàng ngày mới thấy được ranh giới mong manh giữa tẩm quất, giác hơi thư giãn lành mạnh và tẩm quất trá hình.

Nếu trước kia, chúng ta chỉ nhìn thấy và thích thú với các thao tác bài bản, chuyên nghiệp trong bài đánh tẩm quất giãn xương cốt của những người khiếm thị ở các quán nhỏ, hoặc ở những bến xe, nhà ga, nơi công cộng… (cùng một chiếc chiếu đơn và bộ đồ nghề giác hơi nữa - PV).

Thấy đây là công việc mưu sống khá tốt nên những người lành lặn, khỏe mạnh cũng học theo mang đi khắp nơi phục vụ nhu cầu sức khỏe của khách chỉ với vài nghìn hoặc vài chục nghìn đồng, và dưới tư cách của "những người mù". Rồi theo thời gian dịch vụ này dần biến tướng theo chiều hướng tiêu cực.

Hàng trăm, hàng nghìn quán dưới tấm biển tẩm quất thư giãn, rồi vài chục nghìn nhân viên, gái mại dâm “núp” thành công trong ánh đèn điện đỏ mờ ảo, sặc mùi sắc dục(!). Thậm chí, ngay tại chính các quán tẩm quất lành mạnh của “thế giới” người khiếm thị cũng bị không ít vị khách đến lầm tưởng...

Tẩm quất lành mạnh của người khiếm thị không thể thiếu "món" giác hơi.

Khóc - cười người khiếm thị hành nghề tẩm quất

Chị Nguyễn Thị L. (SN 1973, trú tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam), hiện đang làm nghề tẩm quất, giác hơi ở một quán trên đường Hồ Tùng Mậu (Cầu Giấy - Hà Nội) giọng mừng vui khi nói chuyện với chúng tôi: “Ôi, khách rồi, khách rồi. Từ tối đến giờ chú là vị khách đầu tiên đấy. Không thì đã đi ngủ rồi, vừa tắm giặt xong đây”.

Chị L. bảo, mình là người thiệt thòi khi sinh ra có đôi mắt đã không nhìn được. Đến khi trưởng thành, chị được giới thiệu đi học lớp đấm lưng - tẩm quất dành cho người khiếm thị ở địa phương. Rồi tay nghề thành thục, chị quyết định cập bến Hà Nội để mưu sinh.

“Tính đến bây giờ tôi đã có 7 năm làm nghề này rồi. Làm cái này trước kia cũng được nhưng giờ ế ẩm quá. Thi thoảng mới có khách đến thôi chú” - chị L. cho hay. “Bao nhiêu tiền một lần hả chị?” - tôi hỏi. “Sớm thì 70 nghìn (đồng), muộn 80 nghìn (đồng) trong vòng một tiếng” - chị L. đáp.

Chị Nguyễn Thị L

Khi chúng tôi hỏi: “Bây giờ nhiều quán tẩm quất thư giãn lắm, ít khách thế liệu có đủ sống không?”, thì giọng chị L. trùng xuống, chia sẻ: “Đừng có tin nha, những quán kiểu đó phức tạp lắm đấy. Họ lợi dụng làm chuyện bậy chú ơi!”.

“Chuyện bậy là thế nào chị?” - chúng tôi hỏi tiếp. “Chú nói thế nào tôi tin, chứ họ có các cô (nhân viên tẩm quất thư giãn trá hình - PV) để khách đến nhiều hơn đấy” - chị L. thì thầm vào tai tôi.

“Thế ở đây mình không có cái đó hở chị?” - tôi hỏi. “Ấy không đâu. Chủ nhà biết đuổi việc ngay” - chị nói.

“Làm ở đây chị có hay gặp mấy ông chân tay động chạm , sàm sỡ không?” - tôi hỏi. “Có chứ, cũng có mấy người, chủ yếu người trung tuổi thôi. À đúng rồi, mấy hôm trước cũng có cái ông trung tuổi đến cứ đòi hỏi, tưởng ở đây “có” đưa tay khoác vào vai. Sau đó mình nói họ hiểu ngay, nằm im chị đấm lưng, giác hơi cho ra về khen mãi còn cho thêm 50.000 đồng nữa” - chị L. tâm sự.

“Khi ấy chị có sợ không?” - tôi hỏi. “Sợ chứ. Mình chẳng làm chuyện ấy được nên xấu hổ lắm. Nhưng nói với chú giờ trong một số quán cũng có người khiếm thị như chị cho khách khoác vai, sờ vào người để giữ khách đấy. Mình thì chịu, ngượng lắm!” - chị L. cho hay.

Đôi tay chị lướt thoăn thoắt từng động tác đúng nghĩa tẩm quất khắp lưng tôi, rồi chững lại, than phiền: “Khổ thế đấy, giàu đôi con mắt khó đôi bàn tay mà lại. Cái nghề tẩm quất để chúng tôi kiếm sống giờ cũng bị người ta lợi dụng làm linh tinh quá. Chả biết đường nào mà lần”.

Có thể trong những quán tẩm quất của người khiếm thị, họ luôn cố gắng lao động một cách chân chính để kiếm kế sinh nhai, thế nhưng họ vẫn bị người đời đánh đồng với những hoạt động mại dâm trá hình đang ngày ngày nhởn nhở hoạt động ngoài kia.

Bao giờ cho đến ngày xưa, khi những tấm biển “tẩm quất lịch sự”, tẩm quất lành mạnh”, “tẩm quất người mù”… trở về với đúng nghĩa của nó(!?).


 

Hoàng Kim (theo Sohanews)
 

Lượt xem : 31934 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo