Trang chủ --> Tin cộng đồng --> Ánh sáng từ lớp học người mù
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Ánh sáng từ lớp học người mù

Việc học đối với người sáng mắt đôi khi còn khó, đối với người mù lại càng khó khăn hơn... Ấy vậy mà lần đầu tiên, Hội Người mù tỉnh đã tổ chức được lớp học xóa mù chữ, nâng cao kỹ năng sống cho họ.

 

 

 

nguoi-mu120629.jpg

Người mù giao lưu văn nghệ tại lớp học ở Trường Niềm Vui - Ảnh: K.CHI

 

GIAN NAN HỌC CHỮ

 

Gần 1 tháng qua, 24 người mù trong tỉnh đã tụ hội về Trường Niềm vui (TP Tuy Hòa) để theo học lớp nâng cao kỹ năng sống do Hội Người mù tỉnh tổ chức. Lớp học khác lạ, con chữ là những ký hiệu, những dấu chấm nổi, cây bút được thay thế bằng chiếc dùi, từ đó giúp họ có thể nhận biết con chữ theo cách riêng của mình.

 

Trong giờ học, những bàn tay sờ sẫm trên mặt giấy lần mò đếm từng chấm để ráp chữ. Ông Nguyễn Văn Trung, 59 tuổi (xã An Chấn, Tuy An) lớn tuổi nhất lớp, bộc bạch: Lúc nhỏ, tôi cũng như bao người sáng mắt khác. Năm 17 tuổi tôi là du kích xã, rồi vào bộ đội đặc công, sau giải phóng, tôi về quê lấy vợ, làm ruộng. Những năm gần đây, đôi mắt bỗng nhiên mờ và mù hẳn. Sống trong một thế giới hoàn toàn tăm tối, tôi như lạc lối, may mà có gia đình và con cái ở bên động viên, nỗi đau khổ như được chia sẻ phần nào. Tham gia lớp học này, tôi thấy mình cũng còn có ích, có thể tiếp tục hòa nhập cộng đồng, được chữ viết và biết những kỹ năng sống. Lần đầu tiên học chữ nổi, tôi lúng túng và khó học, đếm chấm mà cứ quên hoài. Còn cháu Nguyễn Thị Ngọc Nhi, 12 tuổi, ở xã An Ninh Tây (Tuy An) nhỏ nhất lớp, bị mù bẩm sinh, chia sẻ: “Hồi nhỏ cháu cũng đi học ở xã nhưng không theo kịp các bạn. Được Hội Người mù huyện Tuy An giúp đỡ nên cháu được tiếp tục đi học và sống cùng các anh chị, cô chú bác ở trường này. Cháu cố gắng học thật giỏi để trở thành bác sĩ vừa chữa bệnh cho mình và cả những người khác”.

 

Tuy cả 2 mắt bị mù, chân lại bị tật nhưng ông Hoàng Quỳnh, xã Sơn Nguyên (Sơn Hòa) lại có tài đàn và hát. Tham gia lớp học, ông được giao lưu với mọi người và trổ tài văn nghệ nên ai cũng quý mến. “Được sống dưới mái nhà chung với mọi người cùng hoàn cảnh, nên ai cũng yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, vì vậy, cứ hết giờ học, chúng tôi lại giao lưu văn nghệ cho vui. Học xong lớp học này, tôi rất muốn được tiếp tục học đàn và có được làm việc liên quan đến đàn hát để có thể tự kiếm sống. Vất vả nhất lớp phải kể đến chị Phan Thị Xuân Vân, xã Xuân Sơn Nam (Đồng Xuân), bẩm sinh chị đã mù, nhà nghèo nên đến cái chữ cũng không biết. Giờ đây, tham gia lớp học chữ nổi, chị bảo: “Khó quá, rờ rờ các chấm như là sảy, mụn gì đó”, học không ra. Nhưng tôi sẽ cố gắng vì khi biết chữ rồi, tôi có thể cùng con học tập và dạy dỗ con nên người”.

 

TÌM MỘT LỐI ĐI

 

Ông bà ta vẫn nói: “Giàu hai con mắt, khó hai bàn tay”, những người mù là những người chịu nhiều thiệt thòi, thế nhưng, họ vẫn sống, vẫn vươn lên bằng nghị lực. Tuy mỗi người một hoàn cảnh khác nhau nhưng họ đều có mục đích chung là cố gắng hoàn thiện mình để vươn lên trong học tập, lao động, sống hòa nhập cộng đồng. Ông Hoàng Tự Điển, Chủ tịch Hội Người mù tỉnh, cho biết: Toàn tỉnh có hơn 1.500 người mù. Họ là đối tượng yếu thế trong xã hội, vì vậy đôi khi sống khép mình và luôn mặc cảm, tự ti. Ðể người mù hòa nhập với cộng đồng, có việc làm, xã hội cần chung tay giúp đỡ họ. Lớp học nâng cao kỹ năng sống cho người mù được tổ chức cũng với mong muốn đó. Thông qua lớp học, chúng tôi muốn trang bị những kỹ năng sống cho người mù, để họ có thể tự tin bước đi trên đôi chân của mình, “để tàn nhưng không phế”. “Với số học viên đến với lớp, cán bộ các hội đoàn thể trong tỉnh đã cất công đi vận động, thuyết phục gia đình, bản thân người mù chứ nhiều người nghĩ “đã mù còn học chữ xóa mù làm gì”. Vất vả vận động, rồi “mưa dầm thấm lâu” công sức mọi người bỏ ra cũng được đền đáp khi ngày khai giảng có 24 người mù tham gia lớp học” ông Điển cho biết thêm.

 

Đến lớp học, được nghe rất nhiều câu chuyện về những mảnh đời bất hạnh của những người mù. Mỗi mảnh đời là một câu chuyện của nghị lực, của ý chí vượt khó vươn lên; là nỗi khắc khoải và trái tim khát khao cuộc sống. Bà Võ Thị Thúy Hà, giáo viên của lớp chia sẻ: “Học chữ nổi rất khó, nhưng với lớp học này, mọi người đều chăm chỉ. Dù mang trong mình bệnh tật nhưng họ vẫn đều đặn ngày 2 buổi đến lớp và chăm chú nghe giảng, tiếp thu rồi thực hành. Mặc dù trời không cho họ đôi mắt sáng nhưng trên gương mặt của họ luôn toát lên sự kiên định và nghị lực đáng khâm phục”.

 

KIM CHI 

 

Hoàng Kim (theo Phú Yên Online)  

Lượt xem : 30394 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo