Trang chủ --> Gương sáng --> Viết về anh ( Người thương binh tàn nhưng không phế)
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Viết về anh ( Người thương binh tàn nhưng không phế)

Anh là Lương Mạnh Toàn sinh năm 1973, quê ở thị trấn Vĩnh Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Trong một gia đình nông dân nghèo có 4 chị em, anh là thứ 2 mồ côi cha khi lên 6 tuổi. Tự hào sinh ra và lớn lên trên quê hương truyền thống cách mạng. Tiếp bước thế hệ cha anh góp phần gìn giữ bảo vệ tổ quốc. Tháng 2/1992, anh tình nguyện xa người mẹ già thân thương hằng ngày vẫn một nắng hai sương, tần tảo vanuôi anh khôn lớn. Xếp bút nghiêng vào quân ngũ khi vừa tròn 18 tuổi. Sau khóa huấn luyện ở Trường Kỹ thuật tăng thiết giáp-Ninh Bình, anh được điều về Lữ đoàn 146-Trường Sa. Những ngày đầu đến với nơi đầu sóng ngọn gió, nỗi nhớ quê hương, nhớ nhà, nhớ những bạn bè xưa như cồn cào theo những con sóng đôi khi chồm lên như che lấp cả tầm nhìn. Nhưng sâu hơn nỗi nhớ, là tình yêu với Trường Sa đã giúp anh vượt qua khó khăn, gắn mình với công việc bảo dưỡng, sửa chữa vũ khí, trang thiết bị phục vụ chiến đấu ở trên đảo. Vẻ vang với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc. Người lính đảo không ngại khó khăn gian khổ hoàn thành suất sắc mọi nhiệm vụ được giao và đã trở thành một sỹ quan trẻ luôn được đồng đội quý mến.

Nhưng rồi, vào một buổi sáng tháng tám năm 1998, trong khi anh đang làm sữa chữa vũ khí anh bị một vật kim loại bắn vào mắt, sau khi cảm giác buốt nhói ban đầu mắt anh bị mờ đi rất nhanh. Bởi ở đảo không có phương tiện ý tế phù hợp và không có tàu vào bờ nên phải hai tháng sau anh mới được chuyển vào đất liền điều trị ở bệnh viện 175 của quân đội. Mặc dù được các bác sỹ tận tình cứu chữa, nhưng sau bốn tháng điều trị bác sỹ đã kết luận mắt anh đã bị thoái hoá võng mạc vì vết thương để quá lâu. Thế là mắt anh “vô phương cứu chữa”! với anh mọi ước mơ bỗng ra đi, bao hy vọng vụt tan biến. Trước mắt anh chỉ còn là bóng đêm và giấc mơ mang theo của một thời ánh sáng từng là điều có thật. Đã có lúc anh nghĩ mình chỉ là gánh nặng của gia đình và xã hội. Đã có khi anh không muốn cố gắng nữa. Và có nhiều đêm anh vùi mình trong nỗi tuyệt vọng vô bờ. Cứ như vậy, anh trở về quê hương mang theo hành trang là đôi mắt không còn nhìn thấy gì nữa, là mặc cảm khôn nguôi, là sự buồn thương cho số phận của mình. Ngày ngày anh ngồi lặng yên, lặng yên ôm nỗi đau trong ngôi nhà nhỏ…

Rồi một ngày, anh nghe thấy trong tim mình có tiếng sóng biển nơi tuyến đầu Tổ quốc. Tiếng sóng ấy như đã mang theo hơi ấm của tình đồng đội, tình yêu và danh dự của người lính biển. Như nhắc nhở anh không thể đầu hàng trước mọi khó khăn và không thể im lặng với những tình thương yêu của gia đình, bạn bè vẫn lặng lẽ dành cho anh. Và anh đã đứng lên bước vào một cuộc đời mới.

Năm 2006, anh được kết lạp vào Hội người mù của tỉnh Vĩnh Phúc, vào hội anh nhận thấy đây là ngôi nhà chung của những người không may bị mất đi nguồn ánh sáng như anh. Về với Hội, anh được hòa nhập với bạn bè cùng cảnh ngộ, với những sẻ chia vui buồn trong cuộc sống…và trong quá trình tham gia hoạt động phong trào anh cảm nhận được rằng còn có nhiều người bị mù bẩm sinh, họ còn thiệt thòi hơn anh rất nhiều mà họ vẫn lạc quan yêu cuộc sống. Vì vậy, anh đã vươn lên tìm lại chính mình và giúp đỡ những người đồng cảnh như anh.

Thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Tàn nhưng không phế”. Vào Hội anh được tham gia phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. Qua đó anh được tiếp cận với chữ Brai dành cho người mù, nhờ có chữ Brai đã giúp anh tham gia nhiều khóa học như: Học công nghệ thông tin do tỉnh hội người mù tỉnh vĩnh phúc tổ chức. Lớp học quản lý hội tại trung ương hội. Và để đáp ứng yêu cầu công việc anh tham gia lớp học quản lý hành chính do trường chính trị tỉnh tổ chức, hưởng ứng phong trào “chủ động vươn lên hoà nhập cộng đồng” do Chung ương Hội người mù Việt Nam phát động. Anh tham gia vào các phong trào của cộng đồng như hiến máu tình nguyện, tham gia đại hội thể dục thể thao người khuyết tật hàng năm, đã mang lại cho anh nhiều phần thưởng cao quý như 2 huy chương vàng, 2 huy chương bạc và 4 huy chương đồng nhưng phần thưởng quý giá nhất đối với anh là được giao lưu hòa nhập với cộng đồng¸ đồng thời cùng với cán bộ hội đưa các hoạt động của huyện hội Vĩnh Tường đi lên trên mặt trận mới.
Năm 2007, anh lại được tín nhiệm bầu làm Phó Chủ tịch Hội người mù Vĩnh Tường. Thời gian này, hoạt động của Hội mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng với phẩm chất của người lính anh cùng ban lãnh đạo Hội tổ chức sôi nổi nhiều hoạt động và trở thành điểm sáng trong các phong trào của tỉnh. Và phong trào gây quỹ chăm sóc đời sống Hội viên do anh phụ trách là một thí dụ sinh động cho ý trí vươn lên. Anh là một cán bộ rất năng nổ, tâm huyết, lăn lộn với các phong trào, góp phần giúp những người đồng tật xóa đi mặc cảm tự ti, vươn lên hòa nhập cộng đồng. Năm 2011, anh được bầu vào ban chấp hành hội bảo trợ người tàn tật huyện Vĩnh Tường. Thấu hiểu nỗi khát khao và nguyện vọng của anh chị em khuyết tật, anh tham mưu, đề xuất với các tổ chức đoàn thể thành lập Câu lạc bộ thanh thiếu niên khuyết tật huyện Vĩnh Tường do anh làm chủ nhiệm. Với những dự định của anh là mong muốn sau này nếu có điều kiện CLB tổ chức được một lớp dạy xóa mù chữ  cho hội viên và có máy vi tính để tạo cơ hội cho người khuyết tật có điều kiện tiếp cận công nghệ thông tin mở rộng tầm nhìn ra xã hội. Và một số nghề khác phù hợp với sức khỏe và khả năng của người khuyết tật. Câu lạc bộ ra đời đã tạo sân chơi cho những người khuyết tật có cơ hội giao lưu học hỏi, hòa nhập cộng đồng. Ở đây, những mảnh đời không may mắn ấy đã tìm được sự đồng cảm, sẻ chia buồn vui trong cuộc sồng. Cảm ơn anh đã khơi dậy nguồn ánh sáng, hướng nghiệp và đã xây dựng nên ngôi nhà chung dành cho người khuyết tật. Anh luôn là tấm gương sáng cho chúng tôi học tập và noi theo. Xin chúc anh mạnh khỏe để hiến dâng những bông hoa thơm cho đời. Người thương binh “Tàn nhưng không phế ”.
Qua bài viết này tôi cũng có đôi lời nhắn gửi đến tất cả những người khuyết tật hãy cố gắng vươn lên vượt qua mặc cảm tự ti chiến thắng tật nguyền để hòa nhập với cộng đồng. Dù có mất đi nguồn ánh sáng hay mất đi một phần cơ thể, ta vẫn còn có trái tim sáng ngời. Hãy khắc ghi lời Bác dạy « Tàn nhưng không phế »

Người viết: Nguyễn Thu Riêng 

Lượt xem : 36491 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo