tin tức nổi bật
- Hoàng Xuân Hạnh - Hoàng Kim: Doanh nhân người khiếm thị được biểu dương năm 2018
- Tôi mách bạn 6 Giải pháp hàng đầu để trở thành chuyên gia trong trị liệu: chữa bệnh và làm đẹp
- Hoàng Kim Massage thông kinh lạc toàn thân thải độc tố cơ thể, phục hồi sức khỏe, thổi bay những cơn đau bằng Công nghệ điện sinh học DDS
- Tẩm quất người mù Hoàng Kim tổ chức lớp Tập huấn kỹ thuật massage làm đẹp da mặt, massage giảm mỡ bụng cạo gió, giác hơi ống trúc cho nhân viên
- Góp máy tính cho người khuyết tật
- Chương trình tài trợ 1000 máy xông hơi cho thành viên hội người mù việt nam
- Những ngón tay dệt nên thần thoại
- Quyển sách: Món ngon ngày tết
- Giám đốc Trung tâm Hoàng Kim được ghi nhận là thành viên tích cực của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (năm 2012)
- video người mù vượt qua bóng tối (P1) (năm 2012)
- Giới thiệu 2: Đĩa âm nhạc tẩm quất người mù Hoàng Kim
- Tuyển dụng nhân viên làm tẩm quất ở Hoàng Kim
- Người giàu không ở... hai con mắt
- Biển tẩm quất người mù bị trịch thu vì ảnh hưởng đến làng văn hóa
- Những ngón đàn xuyên suốt màn đêm
- Hoàng kim trước thềm xuân mới.
- Massage của người khiếm thị từ góc nhìn của một người “ngoại đạo”
- Xoa xát mắt để phòng cận thị và hoa mắt ở tuổi già
Chức năng lãnh đạo trong khu vực công
2/ Chức năng lãnh đạo trong khu vực công
a. Lãnh đạo và một số mô hình lãnh đạo
* Lãnh đạo
Lãnh đạo là khả năng của nhà quản lý hướng dẫn, tác động, thuyết phục, tạo ảnh hưởng đối với người khác, động viên họ cùng làm việc để đạt đến mục tiêu chung của tổ chức.
Có ba yếu tố cần chú ý khi nói về lãnh đạo:
- Lãnh đạo phải liên quan đến người khác được gọi là cấp dưới. Không có cấp dưới thì năng lực lãnh đạo của nhà quản lý không thể biểu hiện và nhận biết.
- Lãnh đạo gắn liền với sự phân bổ không bình đẳng quyền lực giữa nhà lãnh đạo và các thành viên trong tổ chức. Nhà lãnh đạo có quyền chỉ đạo một số hoạt động của cá nhân hoặc của nhóm; trong khi đó các thành viên không thể chỉ đạo nhà lãnh đạo. Tuy nhiên, thành viên cũng tìm cách để ảnh hưởng đên các hoạt động chung theo cách của mình. Đặc biệt trong xu thế dân chủ, công khai thì sự ảnh hưởng này đang ngày càng gia tăng.
- Các nhà lãnh đạo không chỉ dùng quyền lực mà phải dùng uy tín của mình để cấp dưới thực hiện sự chỉ đạo. Họ ra lệnh để cấp dưới chấp hành và sử dụng uy tín của mình để cấp dưới thực hiện nhiệm vụ một cách có hiệu quả.
Lãnh đạo được biểu hiện thông qua nhiều mô hình khác nhau và tiến triển theo sự vận động chung của sự phát triển xã hội. Mô hình lãnh đạo chỉ tập trung vào chính mình sẽ tương phản với mô hình lãnh đạo tập trung vào cấp dưới, tức là trao cho cấp dưới nhiều quyền hơn.
* Các mô hình lãnh đạo
Mô hình lãnh đạo là cách thức mà các nhà lãnh đạo giải quyết các mối quan hệ với cấp dưới.
- Mô hình các hệ thống của Rensis Likert:
Mô hình này tập trung vào sự tham gia nhiều hay ít của cấp dưới để xây dựng mô hình. Theo đó sự tham gia của cấp dưới có thể tiến triển từ thấp đến cao. Cùng với sự tham gia của cấp dưới nhiều hay ít mà hình thành các phong cách lãnh đạo khác nhau.
- Mô hình của Trường Đại học Tổng hợp Ohio:
Theo mô hình này, các nhà quản lý có thể tập trung sự khuyến khích, động việ của mình theo hai hướng: định hướng vào nhiệm vụ và định hướng vào người lao động. Định hướng vào nhiệm vụ tức là tạo ra một cơ câu tổ chức theo hướng chủ động, sáng tạo; định hướng vào người lao động tức là quan tâm đến người lao động, tạo điều kiện và động cơ để họ làm việc.
- Mô hình sản phẩm – con người:
Trong mô hình lãnh đạo này, hai yếu tố được quan tâm là con người và sản xuất. Theo mô hình này, các nhà nghiên cứu muốn xem xét các nhà quản lý đã quan tâm như thế nào đến vấn đề con người và vấn đề sản xuất chứ không phải chỉ quan tâm đến kết quả sản xuất, tức là những gì mà tổ chức đạt được.
Sự quan tâm đến sản xuất bao gồm các yếu tố liên quan đến chính sách, các thủ tục, các quá trình tổ chức sản xuất, tính sáng tạo, nghiên cứu, sự tham mưu, tư vấn trong sản xuất.
Quan tâm đến con người thể hiện ở mức độ mà các cá nhân đã cam kết, lòng tự trọng, niềm tin, sự thỏa mãn nhu cầu của họ.
Lựa chọn mô hình lãnh đạo để thực hiện chức năng khuyến khích, thúc đẩy nhân viên có ý nghĩa quyết định cho sự thành công của nhà quản lý và do đó, mỗi nhà quản lý căn cứ vào môi trường trong đó tổ chức tồn tại, vận động và phát triển mà lựa chọn mô hình quản lý hợp lý.
b. Nội dung lãnh đạo
Để lãnh đạo, người quản lý phải thực hiện các nội dung cơ bản sau:
- Hướng dẫn cán bộ, nhân viên trong tổ chức.
- Chỉ đạo, điều hành các công việc trong tổ chức.
- Khuyến khích, động viên cán bộ, nhân viên trong tổ chức.
Cụ thể, lãnh đạo trong tổ chức phải thực hiện các công việc sau:
Thứ nhất, hiểu rõ con người trong tổ chức.
Đây là điều rất quan trọng giúp người quản lý đưa ra các quyết định và lựa chọn đúng các phương pháp lãnh đạo. Hiểu con người đã khó nhưng đáp ứng hợp lý các đòi hỏi của họ còn khó khăn hơn nhiều. Điều này do tính đa dạng về nhu cầu của con người và khả năng có hạn của tổ chức.
Thứ hai, đưa ra các quyết định thích hợp.
Sản phẩm cuối cùng của người lãnh đạo là các quyết định. Quyết định là hành vi sáng tạo của con người, là cơ sở để đánh giá năng lực của người lãnh đạo nhằm đề ra chủ trương, biện pháp hướng các thành viên trong tổ chức hành động để thực hiện mục tiêu chung.
Thứ ba, xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy để thực hiện các chức năng.
Trong hoạt động của một tổ chức, việc tổ chức các nhóm làm việc, phân công, phân cấp quản lý là một tất yếu khách quan. Trong mỗi tổ chức thường được phân chia thành những phân hệ và các nhóm, mỗi phân hệ này nếu không được tổ chức tốt, không có sự phối hợp thì khó có thể hoạt động hiệu quả. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào vai trò của người lãnh đạo.
Thứ tư, dự kiến các tình huống có thể xảy ra và tìm cách ứng xử tốt nhất.
Lãnh đạo là quá trình hướng đến mục tiêu trước mắt và lâu dài. Tương lai luôn có sự biến động đòi hỏi người lãnh đạo phải tiên đoán. Điều có thể làm là người lãnh đạo dự kiến các tình huống có thể xảy ra, căn cứ vào khả năng của tổ chức để giải quyết tình huống phát sinh.
Thứ năm, giao tiếp và đàm phán.
Quá trình lãnh đạo là quá trình làm việc và tiếp xúc với con người thông qua hoạt động giao tiếp và đàm phán. Kỹ năng giao tiếp, đàm phán tốt giúp người lãnh đạo nâng cao uy tín và hiệu quả lãnh đạo của mình.
c. Đặc điểm, căn cứ để lựa chọn phong cách lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo là kiểu hoạt động đặc thù của người lãnh đạo được hình thành trên cơ sở kết hợp chặt chẽ và tác động qua lại biện chứng giữa yếu tố tâm lý chủ quan của người lãnh đạo và yếu tố môi trường xã hội trong hệ thống quản lý.
Có ba phong cách lãnh đạo chính: phong cách lãnh đạo độc đoán, phong cách lãnh đạo dân chủ và phong cách lãnh đạo tự do (ủy quyền).
Mỗi phong cách lãnh đạo có điểm tích cực và hạn chế nhất định và chúng khác nhau ở một số điểm cơ bản sau: cách thức truyền đạt mệnh lệnh; cách thức thiết lập các mục tiêu của tổ chức; cách thức ta quyết định; quá trình kiểm soát và đánh giá kết quả.
Phong cách lãnh đạo có vai trò quan trọng trong quản lý. Quản lý là quá trình thực hiện các chức năng theo những nguyên tắc quản lý. Các nguyên tắc quản lý chỉ được thể hiện thông qua các phong cách lãnh đạo nhất định. Vì vậy, vận dụng các phong cách lãnh đạo là một nội dung cơ bản của hoạt động quản lý. Vai trò quan trọng nhất của chức năng lãnh đạo trong quản lý là nhằm khơi dậy những động lực, khuyến khích, động viên sự năng động, sáng tạo của cán bộ, công chức và các tiềm năng trong tổ chức.
Sử dụng các phong cách lãnh đạo vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật. Quản lý có hiệu quả khi người quản lý biết lựa chọn đúng đắn và kết hợp linh hoạt các phong cách lãnh đạo. Đó là nghệ thuật của người lãnh đạo, quản lý.
* Đặc điểm:
Phong cách lãnh đạo có các đặc điểm sau:
- Các phong cách lãnh đạo luôn biến động. Sự biến động này ở mỗi thời điểm, mỗi đối tượng khác nhau là không giống nhau. Đối với những đối tượng quản lý có văn hóa thấp, ý thức tôn trọng pháp luật kém thì không thể áp dụng phong cách lãnh đạo dân chủ; ngược lại, đối với những đối tượng quản lý có văn hóa cao, những người nghiên cứu khoa học, văn nghệ sĩ thì không thể áp dụng phong cách lãnh đạo độc đoán, quân phiệt mà phải dùng phong cách lãnh đạo dân chủ hoặc tự do…
- Các phong cách lãnh đạo luôn luôn đan kết vào nhau, hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Chỉ có kết hợp nhuần nhuyễn các phong cách lãnh đạo mới phát huy được tác dụng và hạn chế được nhược điểm của từng phong cách lãnh đạo.
- Các phong cách lãnh đạo chịu sự tác động của nhu cầu và động cơ làm việc của người bị tác động.
* Căn cứ để lựa chọn phong cách lãnh đạo:
Phong cách lãnh đạo là do người quản lý lựa chọn nhưng điều đó không có nghĩa là sự lựa chọn tùy tiện mà phải căn cứ vào các yếu tố cụ thể sau:
- Các phong cách lãnh đạo phải bám sát mục tiêu và mục đích của quản lý. Phong cách lãnh đạo luôn bị mục tiêu, mục đích của quản lý chi phối.
- Các phong cách lãnh đạo phải xuất phát từ thực trạng của tổ chức. Tổ chức mới được thành lập, tổ chức chưa ổn định thường phải áp dụng phong cách lãnh đạo độc đoán; ngược lại, khi tổ chức đã ổn định, hoạt động có nền nếp thì có thể áp dụng phong cách lãnh đạo dân chủ.
- Các phong cách lãnh đạo phải căn cứ vào truyền thống văn hóa, mức độ dân chủ của quốc gia và tổ chức ấy. Đối với các quốc gia đã có nền dân chủ lâu đời mà những người quản lý vẫn áp đặt phong cách lãnh đạo quân phiệt, độc đoán, mất dân chủ thì chắc chắn họ sẽ bị thất bại.
- Phong cách lãnh đạo phải căn cứ vào đối tượng bị lãnh đạo: độ tuổi, trình độ, khí chất, nghề nghiệp… Phong cách lãnh đạo đối với người cao tuổi khác với phong cách lãnh đạo đối với người trẻ tuổi; phong cách lãnh đạo đối với những người lao động trí óc khác với phong cách lãnh đạo đối với những người lao động chân tay; phong cách lãnh đạo đối với văn nghệ sĩ khác với phong cách lãnh đạo đối với những người vận hành máy móc…
- Phong cách lãnh đạo còn phụ thuộc vào tính chất của công việc. Trong những trường hợp khẩn thiết (tai nạn, hỏa hoạn…) người quản lý không thể sử dụng phong cách lãnh đạo dân chủ. Trong chiến tranh chúng ta không thể áp dụng phong cách lãnh đạo tự do.
d. Lãnh đạo trong khu vực công bằng các biện pháp khuyến khích, động viên
Chức năng lãnh đạo, quản lý đồng nghĩa với việc hướng dẫn, chỉ huy, điều khiển, tác động, ảnh hưởng đến người khác cùng mình làm một công việc cụ thể nào đó nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức.
Nhà quản lý trong khu vực công cần áp dụng khôn khéo các biện pháp khuyến khích, động viên sau:
a) Khuyến khích bằng vật chất
Đây là một trong những hình thức được các nhà quản lý công đặc biệt chú ý. Đó là sự khai thác khía cạnh vật chất của quan điểm “cái gậy và củ cà rốt” trong tư tưởng quản lý của Patton. Vật chất luôn có những giá trị nhất định trong khuyến khích, động viên nhân viên. Tuy nhiên, nhà quản lý công không nên quá lạm dụng biện pháp này. Vật chất không phải lúc nào cũng có tác dụng như nhau. Các nhà kinh tế nhấn mạnh đến giá trị khuyến khích vật chất, trong khi đó các nhà tâm lý lại xếp vật chất ở vị trí thấp hơn. Cách tư duy nào cũng chỉ có ý nghĩa tương đối. Giá trị khuyến khích của vật chất phụ thuộc nhiều vào trạng thái của người được nhận vật chất đó. Nếu người đi làm để nuôi bản thân và gia đình trong điều kiện khó khăn, vật chất có thể có tác dụng khuyến khích nhiều hơn; trong khi đó khi người ta đã trở nên khá giả, sự hấp dẫn của hình thức khuyến khích bằng vật chất sẽ ít hơn.
Áp dụng biện pháp này trong các tổ chức công đòi hỏi sự công khai, công bằng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng. Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên”.
b) Khuyến khích sự tăng cường những nhân tố tích cực
Theo quan niệm của B.F. Skinner, một công cụ khác để động viên mọi người làm việc tích cực hơn là khuyến khích sự tăng cường những nhân tố tích cực. B.F. Skinner gọi đó là biện pháp tăng cường tích cực. Ông cho rằng, các hành vi của các thành viên trong tổ chức được lặp lại nếu họ nhận được sự khích lệ, động viên thỏa đáng. Sáng kiến được chấp nhận và khen thưởng sẽ làm cho họ phấn khởi và nghĩ đến các sáng kiến tiếp theo, do đó có nhiều cơ hội để các thành viên hoàn thành nhiệm vụ. Nếu những sáng kiến không được chấp nhận hoặc bị phê phán sẽ làm cho các thành viên tự “co lại”. Các động lực của sự khuyến khích tính tích cực là sự khen thưởng đúng và kịp thời. Ngay cả khi thành tích có thể chưa tương xứng với yêu cầu mà nhà quản lý mong muốn, nhà quản lý cũng cần tìm biện pháp để giúp đỡ nhân viên, tuyên dương, khen thưởng họ kịp thời.
c) Tạo điều kiện cho nhân viên tham gia nhiều hơn vào công việc
Một công cụ khác để lôi kéo nhân viên chú ý nhiều hơn đến công việc của tổ chức là tạo điều kiện cho họ tham gia nhiều hơn vào công việc.
Sự tham gia của các nhân viên vào công việc làm cho họ cảm nhận được vai trò của mình; họ hiểu hơn nhiệm vụ của tổ chức và vì vậy khuyến khích họ tìm ra các giải pháp, sáng kiến để giải quyết công việc tốt hơn.
d) Làm cho công việc phong phú hơn, có nhiều thách thức hơn
Một công cụ khác cần được các nhà quản lý chú ý là làm cho công việc phong phú hơn, có nhiều thách thức hơn và do đó có ý nghĩa cao hơn khi hoàn thành được công việc đó. Tự bản thân các thành viên cảm nhận công việc là quan trọng hơn, phong phú hơn thì họ sẽ tham gia tích cực hơn. Hoàn toàn có cơ sở khi nói rằng, nhà quản lý giỏi là người biết làm cho cấp dưới của họ hiểu hơn vị trí của mình và trao cho cấp dưới nhiều quyền hơn.
Khuyến khích, động viên nhân viên trong tổ chức tham gia vào các công việc chung để đạt được mục tiêu thông qua các biện pháp trên đòi hỏi sự tiếp cận mang tính hệ thống, toàn diện. Mọi biện pháp chỉ có hiệu quả khi nhà quản lý tạo được bầu không khí thân thiện trong tổ chức.
Không khí, môi trường của tổchức có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện các biện pháp khuyến khích, động viên. Sựkhuyến khích, động viên nhiều khi được nâng lên bởi chính không khí của tổchức; ngược lại, nhiều biện pháp khuyến khích, động viên có thểbịngay chính môi trường của tổchức làm mất tác dụng.
Ý kiến độc giả
Các tin liên quan
- LỜI NÓI ĐẦU
- KHU VỰC CÔNG
- NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG QUẢN LÝ KHU VỰC CÔNG HIỆN NAY
- QUẢN LÝ CÔNG VÀ QUẢN LÝ TƯ
- MÔI TRƯỜNG CỦA QUẢN LÝ CÔNG
- ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ KHU VỰC CÔNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
- KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ QUẢN LÝ CÔNG
- NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI NHÀ QUẢN LÝ CÔNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
- CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA CÁC NHÀ QUẢN LÝ CÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
- QUAN NIỆM VỀ CHỨC NĂNG QUẢN LÝ
Ảnh & vi deo sự kiện
-
Dự án tài trợ máy xông hơi cho Hội ng...
-
Hoàng Kim ra mắt Công ty cổ phần tư v...
-
Sinh nhật Website Hoàng Kim tròn 1 tu...
-
Tẩm quất người mù Hoàng Kim với công...
-
Kỷ niệm ngày người khuyết tật Việt na...
-
Tổng kết năm 2010 của Trung tâm Hoàng...
-
Tin nhanh
-
Sản phẩm - Dịch vụ
-
Khách hàng thân thiện
-
Nhân viên Hoàng Kim
tin tức mới
- Hoàng Xuân Hạnh - Hoàng Kim: Doanh nhân người khiếm thị được biểu dương năm 2018
- Doanh nhân khiếm thị tâm huyết / Chàng trai khiếm thị thành lập doanh nghiệp hỗ trợ nghề
- Tôi mách bạn 6 Giải pháp hàng đầu để trở thành chuyên gia trong trị liệu: chữa bệnh và làm đẹp
- Giáo trình dạy học DDS – Điện sinh học
- Ưu thế nổi bật của công nghệ DDS – Điện sinh học trong chữa bệnh và làm đẹp
tin tức xem nhiều
- Hoàng Kim Massage thông kinh lạc toàn thân thải độc tố cơ thể, phục hồi sức khỏe, thổi bay những cơn đau bằng Công nghệ điện sinh học DDS
- Xoa xát mắt để phòng cận thị và hoa mắt ở tuổi già
- Dịch vụ đăng quảng cáo đặt Banner giá rẻ - Hiệu quả bất ngờ
- Massage của người khiếm thị từ góc nhìn của một người “ngoại đạo”
Bình luận