Trang chủ --> Tin cộng đồng --> "Sống với khuyết tật và cái giá của sự kỳ thị"
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

"Sống với khuyết tật và cái giá của sự kỳ thị"

Ngày 20/8, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Dư luận Xã hội và Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội tổ chức Hội thảo "Sống với khuyết tật và cái giá của sự kỳ thị".

Hội thảo "Sống với khuyết tật và cái giá của sự kỳ thị" (Ảnh: HN)
Tại Hội thảo lần này, Viện Nghiên cứu Dư luận Xã hội và Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội đã báo cáo về kết quả điều tra trên. Theo đó, cuộc điều tra cung
cấp nhiều dữ liệu cho thấy các khó khăn mà người khuyết tật đang phải đối mặt so với người không khuyết tật. Người khuyết tật nhìn chung có sức khỏe kém
hơn người không khuyết tật, có tới 42% người khuyết tật tự đánh giá thấp tình trạng sức khỏe của bản thân. Tỷ lệ này ở người không khuyết tật chỉ là 8,5%.
Thế nhưng có tới 40% người khuyết tật hiện không có bảo hiểm y tế với lý do chính là họ không có đủ tiền để mua bảo hiểm. Do đó người khuyết tật và gia
đình họ phải chịu các chi phí y tế cao hơn rất đáng kể so với người không khuyết tật.

Người khuyết tật cũng chịu nhiều thiệt thòi về giáo dục. Có tới 10% người khuyết tật chưa bao giờ đến trường, 80% người khuyết tật nặng không được đi học.
Tỷ lệ hoàn thành bậc học ở tất cả các cấp của người khuyết tật thấp hơn khoảng 20% so với người không khuyết tật. Khoảng 20% người khuyết tật trong độ
tuổi lao động không đi làm. Đối với người khuyết tật hiện đang làm việc, thu nhập bao gồm cả lương và phụ cấp thấp hơn đáng kể so với người không khuyết
tật làm cùng một loại công việc.

Bên cạnh đó, kỳ thị liên quan đến người khuyết tật là rất phổ biến và có những tác động tiêu cực nghiêm trọng đến cuộc sống của người khuyết tật. Tỷ lệ
người khuyết tật bị kỳ thị cao nhất là trong nhóm có khuyết tật giao tiếp (95,5%), khuyết tật ghi nhớ (81,4%) và khuyết tật trong tự chăm sóc bản thân
(80,1%). Trong đó, người khuyết tật trong nhóm có độ tuổi trẻ thường hay bị kỳ thị nhiều hơn người khuyết tật trong nhóm độ tuổi cao; người khuyết tật
có trình độ học vấn càng cao thì càng ít bị kỳ thị; người khuyết tật trong nhóm nghèo nhất phải chịu nhiều kỳ thị nhất; phụ nữ khuyết tật bị kỳ thị nhiều
hơn so với nam khuyết tật.

Hội thảo cũng báo cáo kết quả điều tra cho thấy chi phí kinh tế có liên quan đến khuyết tật là rất đáng kể, bằng từ 8,8% tới 9,8% thu nhập hàng năm của
hộ gia đình có người khuyết tật. Chi phí kinh tế có liên quan đến khuyết tật thay đổi tùy theo loại khuyết tật. Khuyết tật giao tiếp có chi phí kinh tế
cao nhất, tiếp theo là khuyết tật về vận động, khuyết tật về ghi nhớ, khuyết tật về nghe, khuyết tật trong tự chăm sóc bản thân. Chi phí kinh tế của khuyết
tật tăng tỷ lệ thuận với mức độ nặng của khuyết tật. Chi phí kinh tế có liên quan đến khuyết tật của hộ gia đình có người khuyết tật nữ cao hơn so với
hộ chỉ có nam khuyết tật. Chi phí kinh tế có liên quan đến khuyết tật của hộ gia đình có người khuyết tật tại khu vực đô thị cao hơn chi phí kinh tế có
liên quan đến khuyết tật của hộ gia định có người khuyết tật ở khu vực nông thôn.

Báo cáo cũng nêu rõ, kỳ thị làm tăng rất đáng kể chi phí kinh tế có liên quan đến khuyết tật. Nếu kỳ thị được loại bỏ thì sẽ giảm được 19,5% đến 31,6% sự
khác biệt về thu nhập giữa hộ gia đình có người khuyết tật và hộ gia đình không có người khuyết tật.

Tại Hội thảo, các nhà khoa học đã đưa ra những khuyến nghị chính sách và hướng dẫn trong công tác thông tin, giáo dục và truyền thông nhằm giảm thiểu và
tiến tới xóa bỏ kỳ thị liên quan đến khuyết tật. Theo đó, bên cạnh việc thi hành nghiêm túc và hiệu quả Luật Người khuyết tật, thông tin, giáo dục, truyền
thông luôn đóng vai trò quan trọng nhất trong việc xóa bỏ các rào cản đối với người khuyết tật, nâng cao nhận thức đối với người khuyết tật, giúp người
khuyết tật chủ động hòa nhập, có cơ hội tham gia một cách bình đẳng vào các hoạt động kinh tế - xã hội.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cũng cho rằng Chính phủ nên hành động để hỗ trợ người khuyết tật: Thực hiện các can thiệp khác nhau như cung cấp các dịch vụ miễn
phí hoặc được trợ cấp, mang lại lợi ích an sinh xã hội và thúc đẩy bình đẳng trong việc làm và tiếp cận dịch vụ cho người khuyết tật. Các can thiệp nhằm
nâng cao phúc lợi và hòa nhập xã hội cho người khuyết tật phải tính đến chính sách đảm bảo thu nhập hợp lý cho người khuyết tật và những người chăm sóc
cho người khuyết tật.../.
Lượt xem : 13905 Người đăng : Hoàng Xuân Hạnh

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo