Trang chủ --> Tin cộng đồng --> HỘI NGƯỜI MÙ TỈNH BẾN TRE VỚI CÔNG TÁC DẠY NGHỀ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

HỘI NGƯỜI MÙ TỈNH BẾN TRE VỚI CÔNG TÁC DẠY NGHỀ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

1/ Khái quát đặc điểm

 

          Bến Tre là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên là 2.360 km2, được hợp thành bởi 3 cù lao: Cù lao An Hóa, cù lao Bảo, cù lao Minh và do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ thành (sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên). Hiện nay Bến Tre có trên 23.222 người khuyết tật đang sinh sống, có gần 1.200 người mù, trong đó người mù trong độ tuổi lao động khoảng 500 người, chiếm 44,2 %. 

 

Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, tạo điều kiện cho người khuyết tật tham gia đầy đủ vào các mặt hoạt động kinh tế, xã hội, lao động sản xuất, hòa nhập cộng đồng là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó có Hội Người mù tỉnh Bến Tre. Các vấn đề về người khuyết tật nói chung, người mù nói riêng luôn được Hội quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ, đặc biệt là công tác dạy chữ, dạy nghề và tạo việc làm.

 

          Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên, Hội Người mù tỉnh Bến Tre phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội xây dựng Đề án thành lập Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật. 

 

2/ Quá trình thành lập của Trung tâm Dạy nghề cho người khuyết tật

 

Sau khi Đề án được duyệt, Ngày 17 tháng 01 năm 2005, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã ký Quyết định số 150/QĐ-UBND về việc thành lập Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật trực thuộc Hội người mù tỉnh Bến Tre. Trụ sở đặt tại số 506C7, đường Nguyễn Huệ, khu phố 6, phường Phú Khương, TP. Bến Tre, tỉnh Bến Tre.

 

          Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật là đơn vị sự nghiệp hoạt động trực thuộc sự chỉ đạo, điều hành của Hội Người mù tỉnh Bến Tre, đồng thời chịu sự quản lý về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Lao động Thương binh và Xã hội. Trung tâm có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng theo quy định của pháp luật.

 

Trung tâm được thành lập, nhằm góp phần dạy chữ, dạy nghề phục hồi chức năng người khuyết tật và dạy nghề cho các đối tượng lao động nông thôn khác; đồng thời có địa điểm để thành lập các tổ sản xuất nghề góp phần tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, từng bước xóa bỏ mặc cảm tự ti vươn lên hòa nhập cộng đồng.

 

3/  Cơ cấu tổ chức bộ máy

 

a. Về cán bộ quản lý

 Nhằm để tổ chức quản lý bộ máy hoạt động của Trung tâm. Hội Người mù tỉnh Bến Tre đã trình Ủy ban nhân dân tỉnh xin biên chế cho cán bộ quản lý. Hiện tại biên chế cán bộ quản lý dạy nghề của Trung tâm là 04 người. Trong đó: 01Giám đốc (Chủ tịch Hội người mù tỉnh kiêm nhiệm), 01 Phó Giám đốc, 01 cán bộ quản lý đào tạo nghề, 01 kế toán và 01 thủ quỹ kiêm giáo viên

b. Về giáo viên dạy nghề

Để có thể dạy chữ, dạy nghề cho người khuyết tật, người khiếm thị,… Hàng năm Trung tâm hợp đồng thỉnh giảng với giáo viên là những nghệ nhân và người có tay nghề cao, có kinh nghiệm kỹ năng truyền đạt để tổ chức đào tạo.

 

4/ Kinh phí hoạt động và dạy nghề

Về kinh phí hoạt động thường xuyên: Ngay sau khi được thành lập, căn cứ theo quy định biên chế cán bộ quản lý và hoạt động Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật. Hàng năm Hội có ý kiến chỉ đạo Trung tâm xây dựng dự toán ngân sách gửi Sở Tài chính xem xét trình UBND tỉnh phê duyệt kinh phí hoạt động thường xuyên hàng năm.

 

5/ Về công tác đào tạo

 

          * Từ năm 2008 đến năm 2013

          Với mục tiêu đào tạo nghề nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho hội viên, góp phần thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Trong những năm qua, với sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Ban Thường vụ Tỉnh hội, Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật đã triển khai được 26 lớp  nghề cho 526học viên với các nghề như: làm đũa, se nhang, bó chổi, dệt thảm, may công nghiệp, đan giỏ xách nhựa. Kinh phí thực hiện từ Quỹ chương trình mục tiêu Quốc gia thông qua Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh hỗ trợ. Triển khai 01 lớp dạy nghề Xoa bóp cho 20 hội viên, kinh phí đào tạo gần 60.000.000 đồng do TW Hội người mù Việt Nam hỗ trợ. Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề đạt khoảng 44%, một số hội viên tham gia vào các cơ sở của Hội. Bên cạnh đó, một số tự mở cơ sở tư và đi làm ở các địa phương khác, đồng thời Hội Người mù tỉnh Bến Tre phối hợp với Trung tâm tổ chức mở 01 lớp dạy chữ Braille cho 20 học viên (2009).

Kết quả cụ thể từng năm Trung tâm đã thự hiện các ngành nghề như sau:

         - Năm 2008: Đào tạo 47 học viên

                  + 02 lớp bó chổi: 29 học viên

                  + 01 lớp làm đũa: 18 học viên

          Trong đó người khiếm thị là 29 người, người khuyết tật là 18 người. Sau đào tạo có việc làm khoảng 42,5 %.

         - Năm 2009: Đào tạo 76 học viên

                   + 03 lớp se nhang: 58 học viên

         + 01 lớp bó chổi: 18 học viên

           Trong đó người khiếm thị là 51 người, người khuyết tật là 25 người. Sau đào tạo có việc làm khoảng 43 %.

 

          Từ năm 2010 Nhà nước có chủ trương dạy nghề cho lao động nông thôn Thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trung tâm đã mở rộng các ngành nghề đào tạo cho từng đối tượng lao động nông thôn: từ đối tượng 1 bao gồm người mù, người khuyết tật, hộ nghèo gia đình chính sách và lao động nông thôn khác, kết quả sau đào tạo lao động có việc làm đạt được những hiệu quả rõ rệt qua 4 năm thực hiện dự án cụ thể như sau:

          - Năm 2010: Đào tạo 66 học viên

                   + 03 lớp se nhang: 66 học viên

           Trong đó người khiếm thị là 52 người, người khuyết tật là 14 người. Sau đào tạo có việc làm khoảng 43,5 %.

          - Năm 2011: Đào tạo 104 học viên

                   + 02 lớp se nhang: 40 học viên

         + 03 lớp bó chổi bông cỏ: 64 học viên

          Trong đó người khiếm thị là 84 người, người khuyết tật là 20 người. Sau đào tạo có việc làm khoảng 44 %.

          - Năm 2012: Đào tạo 82 học viên

                   + 02 lớp se chỉ xơ dừa: 42 học viên

         + 01 lớp đan giỏ xách nhựa: 20 học viên

         + 01 lớp bó chổi cọng dừa: 20 học viên

           Trong đó người khiếm thị là 54 người, người khuyết tật là 28 người. Sau đào tạo có việc làm khoảng 45 %.

          - Năm 2013: Đào tạo151 học viên

                   + 01 lớp dệt thảm: 20 học viên

         + 01 lớp đan giỏ xách nhựa: 20 học viên

         + 02 lớp bó chổi cọng dừa: 48 học viên

         + 02 lớp may giỏ xách: 43 học viên

         + 01 lớp bó chổi bông cỏ: 20 học viên

           Trong đó người khiếm thị là 77 người, người khuyết tật là 74 người. Sau đào tạo có việc làm khoảng 46 %.

                    

 * Riêng năm 2014: Trung tâm được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt mở 4 lớp dạy nghề may công nghiệp, đào tạo cho 80 học viên.

   Trong 6 tháng đầu năm Trung tâm đã thực hiện 4 lớp may công nghiệp cho 80 học viên và khai giảng một lớp đan giỏ xách nhựa cho 30 học viên.

   Ngoài ra khai giảng 01 lớp dạy chữ Braille cho 20 học viên là người khiếm thị, nguồn kinh phí do UBND tỉnh cấp.

 

         Công tác chiêu sinh: Được sự quan tâm của Đảng, chính quyền địa phương sự vào cuộc rất tích cực của cả hệ thống chính trị, trong đó phải kể đến có sự đóng góp của đội ngũ cán bộ Trung tâm được giao tham gia công tác dạy nghề, bằng những sự nhiệt tình và tâm huyết của tập thể trong những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng kể bằng những kế hoạch hành động Trung Tâm tập trung chú trọng vào công tác phối hợp với địa phương, các đoàn thể xã hội trong công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề: Như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội làm nghề các cơ sở, Hợp tác xã và các huyện Hội trong tỉnh tìm kiếm các mô hình nghề gắn liền với việc làm và phát triển vùng nguyên liệu sẵn có của địa phương, nguyên liệu truyền thống theo nhu cầu và chiêu sinh các dạng tật và các lao động nông thôn khác, phù hợp cho từng nghề học.

 

Công tác giải quyết việc làm:Bên cạnh việc dạy nghề Trung tâm luôn chú trọng đến tạo việc làm, khuyến khích thành lập các tổ nghề, các tổ sản xuất nhằm giải quyết việc làm cho học viên sau đào tạo. Tranh thủ vận động nguồn mua sắm trang thiết bị phục vụ cho sản xuất, thành lập các tổ nghề tại các huyện Hội, tại các cơ sở làng nghề, tạo điều kiện cho học viên có việc làm, nâng cao tay nghề, tăng năng xuất lao động, tăng chất lượng sản phẩm và tăng giá trị kinh tế.

 

Về mô hình tổ sản xuất sau đào tạo:Hiện tại có 07 tổ hoạt động tại các đơn vị: Ba Tri (03 Tổ: đan đát, làm nhang và bó chổi); Giồng Trôm (02 Tổ: đan giỏ xách và làm nhang), thu hút việc làm khoảng 50 hội viên, 02 cơ sở xông hơi xoa bóp do tỉnh Hội quản lý, tạo việc làm ổn định trên 10 hội viên với thu nhập bình quân 1.700.000đ/người/tháng.

 

Giải quyết đầu ra: Trung tâm đã tích cực trong việc giải quyết đầu ra cho các sản phẩm của người lao động làm ra,phối hợp chặt chẽ với các chủ doanh nghiệp hợp tác xã cam kết bao tiêu sản phẩm khi người  lao động tham gia học nghề,bên cạnh đó thông qua các doanh nghiệp để giới thiệu một số các mặt hàng thủ công mỹ nghệ đến với công chúng đặc biệt là những mặt hàng đũa,nhang,thảm vv….  mà người mù và khuyết tật làm ra.

 

5/ Nhận xét, đánh giá

a. Thuận lợi

-  Đạt được những kết quả nêu trên là được sự quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo, phân bổ kinh cho dạy chữ, dạy nghề của Hội Người mù Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Lao động – Thương Binh và Xã hội tỉnh Bến Tre.

- Được sự giúp đỡ của các Ban, ngành, đoàn thể, Hội người mù các huyện thành phố trong tỉnh; các xã phường, thị trấn trong công tác tuyển sinh và vận động người khuyết tật tham gia học nghề.

- Được sự quan tâm giúp đỡ của các mạnh thường quân, nhà từ thiện… hỗ trợ cho học viên trong thời gian tham gia lớp học.

- Được sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Hội Người mù tỉnh trong việc tổ chức tuyển sinh, đào tạo và giải quyết việc làm cho học viên sau  học nghề.

- Cán bộ, giáo viên Trung tâm có tâm huyết, nhiệt tình, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ

- Học viên có tinh thần đoàn kết, có tính tự giác, tích cực tham trong các khóa học, chấp hành tốt các qui định của Trung tâm.

 

b. Khó khăn

- Cơ sở vật chất của Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật đã xuống cấp.

- Trang thiết bị dạy nghề của Trung tâm còn thiếu.

- Thiếu giáo viên cơ hữu

- Cán bộ làm công tác quản lý tại Trung tâm chưa có chế độ phụ cấp hỗ trợ.

 

6/ Phương hướng giải pháp thực hiện dạy nghề

Trong những năm tiếp theo, để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được công tác tuyên truyền và tư vấn học nghề chúng tôi tập trung những vấn đề trọng tâm như sau:

- Củng cố đội ngũ làm công tác tuyền truyền tư vấn học nghề và việc làm cả về chất lượng và số lượng

- Cụ thể hóa sâu sắc hơn về nội dung tuyên truyền tư vấn về nội dung tuyên truyền không chỉ dừng ở cung cấp thông tin về chính sách, hoạt động của Đề án, hỗ trợ LĐNT trong việc lựa chọn nghề đào tạo mà cần mở rộng tư vấn cho lao động nông thôn biết cách tổ chức lao động sản xuất sau khi học nghề

- Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội trong công tác tuyên truyền tư vấn học nghề và tạo việc làm

- Nhân rộng những mô hình, điển hình cũng như định hướng cần đào tạo cho nông dân phù hợp phát triển kinh tế của địa phương

- Vận dụng khai thác triệt để  những sản phẩm làm ra tranh thủ sự sự giúp đỡ của chính quyền đoàn thể, phối hợp với các hợp tác xã, các doanh nghiệp, tích cực giải quyết đầu ra bao tiêu sản phẩm khi người lao động làm ra.

- Tổ chức tổ sản xuất và giới thiệu việc làm sau khi đào tạo

- Đánh giá kết quả sau khi thực hiện dự án và rút kinh nghiệm.

- Tiếp tục tranh thủ, vận động các mạnh thường quân trong và ngoài nước tham gia hỗ trợ thêm cho các chương trình Đề án dạy nghề.

- Với lộ trình theo Đề án dạy nghề lâu dài theo Quyết định 1956/QĐ -TTg  đến năm 2020 tập thể Trung tâm chúng tôi sẽ ra sức phấn đấu cao nhất, nhằm phát triển nguồn nhân lực của cả nước nói chung và của tỉnh Bến Tre nói riêng, đồng thời dựa trên cơ sở ổn định lâu dài, kế thừa những kết quả đạt được trong thời gian gian qua, đó là tiền đề quan trọng để dạy nghề phát triển bền vững trong thời gian tới.

 

 Kiến nghị, đề xuất

- Trung tâm đề xuất với Hội Người mù Việt Nam nhằm kiến nghị với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

 

- Đề nghị Trung ương Hội tạo điều kiện có những nguồn kinh phí từ phi Chính phủ phân bổ cho Trung tâm để thực hiện dạy nghề cho người mù.

 

- Kiến nghị Trung ương Hội đề xuất Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Tổng cục Dạy nghề, đưa nghề Xoa bóp - Massage, nghề đàn vào danh mục dạy nghề, làm cơ sở hàng năm Trung tâm dạy nghề trình Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, phân bổ kinh phí  để đào tạo, vì các nghề này hiện rất phù hợp với người mù. Tổng cục Dạy nghề xem xét nâng kinh phí hỗ trợ tiền ăn cho các đối tượng đặc thù, dạy nghề theo mục tiêu Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ (mức hỗ trợ tiền ăn hiện nay chỉ là 15.000/ngày thực học).

Lượt xem : 55928 Người đăng : Hoàng Xuân Hạnh

Bình luận

Trần Văn Tài

sđt mình 0988938439

Trần Văn Tài

Tôi có ý muốn tặng vài trăm kg chỉ cho hội làm nguyên liệu dệt thãm sơ dừa. nhờ tt cho sđt mình liên hệ nhé

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo