Trang chủ --> Vi tính văn phòng nâng cao cho người mù --> Người mù Dọn dẹp ổ đĩa và quản lý các chương trình, dịch vụ chạy cùng Windows:
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Người mù Dọn dẹp ổ đĩa và quản lý các chương trình, dịch vụ chạy cùng Windows:

 

1. Dọ dẹp ổ đĩa:,

Sau một thời gian làm việc, máy tính của bạn sẽ tạo ra một số file tạm (Temporary Files), Điều này phần nào ảnh hưởng đến quá trình vận hành của Windows. Vì vậy, để hệ thống máy tính của bạn vận hành tốt hơn, bạn nên thực hiện việc dọn rác cho máy của bạn theo các bước sau.

  • Chọn ổ đĩa cần dọn rác.
  • Nhấn Application, kích hoạt tùy chọn “Properties”.
  • Tab đến “Disk Cleanup”, nhấn Enter. 
  • Chờ cho danh sách file tạm xuất hiện, nhấn mũi tên lên, xuống

Để duyệt và nhấn space để check/not check.

Tab đến OK, Enter.

Xuất hiện thông báo “Are you sure you want to permanently delete these files?” (Bạn có chắc chắn muốn xóa vĩnh viễn? các file này?), Nhấn Enter tại “Delete files” để xác nhận.

- Chờ cho máy tiến hành việc xóa file, sau đó tab đến Ok và nhấn Enter để thoát khỏi “properties.

2. Quản lý các chương trình khởi chạy cùng Windows (msconfig).

Nhiều chương trình khi cài đặt thường được thiết lập chạy cùng Windows, Điều này sẽ làm cho Windows của bạn khởi động chậm và nhiều lúc bạn phải mất thời gian để tắt bớt các chương trình không cần thiết.Msconfig sẽ giúp bạn quản lý việc khởi chạy các chương trình cùng Windows để tăng khả năng hoạt động của máy và thời gian làm việc của bạn., bạn có thể làm theo các bước sau:

  • Nhấn Windows+R để mở hộp thoại “run”.
  • Nhập “msconfig”, nhấn Enter.
  • Nhấn Ctrl_tab đến “Services”, Tab đến “Hide all Microsoft services”, nhấn Space để chọn.
  • Tab đến danh sách các dịch vụ, nhấn mũi tên lên, xuống để duyệt và nhấn space để check/not check các dịch vụ.
  • Bạn cũng có thể tab và Enter tại “Enable all” (Chọn tất cả) hoặc “Disable all” (bỏ chọn tất cả).
  • Nhấn Ctrl_tab đến “Startup”, danh sách các chương trình xuất hiện.
  • Nhấn mũi tên lên, xuống để duyệt và nhấn space để check/not check.
  • Bạn cũng có thể tab và Enter tại “Enable all” (Chọn tất cả) hoặc “Disable all” (bỏ chọn tất cả).
  • Tab đến OK, nhấn Enter.
  • Tab đến “Restart”, nhấn Enter để khởi động lại máy.

-   Chờ máy khởi động,  hộp thoại “Don't show this message or launch the System Configuration Utility when Windows start” (Không hiển thị thông báo này hoặc khởi động hệ thống cấu hình tiện ích khi Windowsbắt đầu(và nhấn space để chọn.

-   Tab đến OK, nhấn Enter để xác nhận.

3. Quản lý các dịch vụ (Services) của Windows:

Windows cung cấp cho người dùng rất nhiều dịch vụ khác nhau, tùy vào nhu cầu và khả năng sử dụng của từng người mà ta có thể lựa chọn sử dụng hay không sử dụng nó. Bởi vậy, người sử dụng có thể tắt bớt những dịch vụ không cần thiết đối với mình để giúp máy tính hoạt động được tốt hơn. Bạn có thể làm công việc này như sau:

  • Nhấn Windows+R để mở hộp thoại “run”, nhập dòng chữ “services.msc”, nhấn Enter.
  • Tab sang danh sách các dịch vụ của Windows, nhấn mũi tên xuống để duyệt các dịch vụ.
  • Nhấn Enter tại dịch vụ mà bạn muốn Thay đổi trạng thái hoạt động, tab 3 lần đến danh sách trạng thái của dịch vụ.
  • Nhấn mũi  tên xuống để chọn “Automatic” (tự động kích hoạt, luôn sẵn sàng) “manual” (Hoạt động khi được kích hoạt) “disabled” (vô hiệu hóa), nhấn Enter để xác nhận.
  • Lúc này, con trỏ sẽ quay lại danh sách các dịch vụ của windows và bạn có thể tiếp tục lựa chọn, thay đổi trạng thái các dịch vụ khác như trên, nếu không bạn nhấn Alt+F4 để thoát danh sách các dịch vụ.

Tuy nhiên, trước khi bạn quyết định tắt hay thay đổi trạng thái hoạt động của một dịch vụ nào đó, bạn cần phải biết dịch vụ đó là gì, chức năng của nó ra sao. Bạn có thể tham khảo điều này dưới đây.

  •   Alerter (Dịch vụ này giúp thông báo cho các máy tính và người dùng những sự cảnh báo mang tính chất hành chính).
  • Application Layer Gateway (Cần thiết nếu bạn muốn dùng Firewall trong Windows Internet Connection Firewall ) hoặc Chia sẻ thông tin mạng của Windows).
  • Windows Internet Connection Sharing (Sẽ rất vô dụng nếu như bạn không dùng 2 ứng dụng trên).

Application Management (Điều khiển, quản lý trình ứng dụng qua mạng chung).

  • Automatic Updates(tự động cập nhật Windows”.

- Background Intelligent Transfer )Hỗ trợ Windows Update, nếu bạn tắt Automatic Update ở trên thì vô hiệu hóa dịch vụ này nhằm giảm sức nặng hệ thống phần

Nào).

  • Clipbook (Cho phép bạn xem những gì lưu trữ trong bộ nhớ tạm, tắt nó đi sẽ giúp các lệnh Copy/Paste/Cut nhanh hơn).
  • COM+ (Cả hai Event System và System Application Services giúp quản lý và nắm quyền Microsoft's Compoment Object Model. Nếu như bạn cần tìm hiểu về vấn

đề này, chỉ Microsoft mới có câu trả lời tốt nhất tuy là bằng tiếng anh www.microsoft.com/com/tech/complus.asp. Nói chung, có thể một phần mềm nào đó sẽ

cần đến dịch vụ này để chạy, tốt nhất bạn thiết lập nó ở chế độ Manual).

  • Computer Browser (theo dõi những hệ thống khác kết nối vào máy bạn qua 1 mạng chia sẻ).
  • Cryptographic services (Dịch vụ chứng nhận - đánh giá trong WinXP. Bạn nên để nó chạy vì vài tính năng khác của nó khá hữu ích như kiểm tra chứng nhận trình điều khiển các thiết bị của winxp).
  • DHCP Client (tự động lấy một địa chỉ I P cho máy của bạn. Bạn có thể tắt nó nếu bạn dùng I P tĩnh).
  • Distributed Link Tracking Client (Quản lý các Shortcut đến tập tin trên Server nào đó . Nếu bạn đã vô hiệu hóa 2 dịch vụ trên thì cũng nên bỏ luôn cái

Này).

-  DNS Client (Dịch vụ này giải đáp và thiết lập một bộ đệm về tên miền để hỗ trợ cho máy tính bạn đang sử dụng. Nếu bạn không sử dụng Internet thì nên tắt

dịch vụ này đi).

  • Error Reporting (Tự động thông báo lỗi”.
  • Event Log (ghi lại những báo cáo. Không nên tắt dịch vụ này vì nếu tắt không những không làm cho máy khởi động nhanh hơn mà còn làm cho máy khởi động cực chậm).
  • Fast User Switching Compatibility(Khả năng tương thích, nếu bạn không dùng máy chung với nhiều người thì vô hiệu hóa cái này tăng năng lực cho máy rất nhiều).
  •   Help and Support(Thông tin giúp đỡ). Sự trợ giúp là 1 điều quý báu nhất là khi ta gặp khó khăn. Nhưng nếu bạn không rành Tiếng anh và không biết nó nói cái gì, vậy thì nên tắt nó đi thì hơn.
  •   HTTP SSL (Kết nối từ client đến server được thực hiện bằng giao thức HTTPS, HTTP + SSL. Chỉ sử dụng dịch vụ này khi bạn chạy Web Server).
  • Human Interface Device Access Service )Mở rộng và điều khiển những phím nóng trên các thiết bị nhập. Ví dụ những nút bấm trên bàn phím Play/Next/Internet/Search. Nếu bạn không thường dùng nó, tắt dịch vụ này đi và tận hưởng 0.85% hệ thống nhanh hơn).

-  IIS Admin (Cho phép bạn quản lý dịch vụ Web và FTP thông qua dịch vụ Internet Information Services. Nếu bạn không dùng đến những dịch vụ trên thì

hãy tắt nó).

  • IMAPI CD-Burning COM Service (ghi đĩa CD. Thật sự ra dùng Nero ghi đĩa trực quan hơn dịch vụ có sẵn trong WinXP này).
  • Indexing services (Tự động tra soát thông tin trên ổ cứng nhằm giúp các ứng dụng như Search của windows, Office XP chạy nhanh hơn. Tuy nhiên nó chiếm nhiều tài nguyên và thật sự không xứng đáng với tính năng nó hoạt động).
  • IPSEC services (Nếu như máy tính của bạn thuộc vào loại viễn thông và kết nối với máy khác bởi VPN thì Internet Protocol Security, IPSEC có thể cần thiết. Nếu không, Tạm thời tắt nó đi).
  • Logical Disk Manager ((Quản lý đĩa cứng, bạn không sài đến thường xuyên , thiết lập nó sang Manual sẽ là tốt nhất).
  • -  Messenger (dịch vụ tin nhắn. Vào những năm trước , những kẻ Spammer đã nhận ra 1 cách có thể gửi hàng triệu Spam đến người dùng WinXP thông qua Messenger này. Loại bỏ dịch vụ

này là lựa chọn sáng suốt).

  • MS Software Shadow Copy Provider/Volume Shadow Copy (Hỗ trợ Microsoft Backup hay các trình sao lưu ảnh đĩa khác).

-  Net Logon (Hỗ trợ việc chứng thực để đăng nhập vào một máy tính thuộc miền).

-  NetMeeting Remote Desktop Sharing  (chia sẻ với mọi người mọi thứ trên máy của bạn thông qua NetMeeting).

-  Network Connections )Quản lý những đối tượng trong kết nối mạng và kết nối mạng quay số, trong đó bạn có thể thấy được cả mạng cục bộ và những kết nối

từ xa).

-  Network DDE (Dynamic Data Exchange) (Cung cấp việc truyền tải và an toàn mạng cho sự trao đổi dữ liệu động. Cho những chương trình chạy trên cùng

một máy tính hoặc trên những máy tính khác nhau).

-  Network Location Awareness (NLA) (Tập hợp và lưu trữ thông tin về cấu hình và vị trí mạng. Đưa ra thông báo khi những thông tin này thay đổi).

-  Network Provisioning Service )Quản lý cấu hình của file XML trên một miền cơ sở cho mạng được cung cấp tự động. (XML được thiết kế để thực hiện lưu trữ dữ liệu và phát hành trên các Web site không chỉ dễ dàng quản lý hơn, mà còn có thể trình bày đẹp mắt hơn). XML cho phép những Người phát triển Web định nghĩa nội dung của các tài liệu bằng cách tạo đuôi mở rộng theo ý người sử dụng).

-  Plug and Play (Bạn cần dịch vụ này để nhận biết các thiết bị mới gắn vào Pc, bên trong hay bên ngoài, PCI hay USB, Fire wire đều sẽ cần đến nó, hay chỉ đơn giản là WinXP cần giao tiếp tìm kiếm lại phần cứng nào đó trong 1 số lý do).

-  Print Spooler (Nếu bạn không dùng máy in thì nên tắt nó đi).

-  Remote Desktop Help Session Manager (Điều khiển máy từ xa).

-  Remote Procedure Call (Trong winXP, các ứng dụng được phân chia trong công thức Cá thể tiến trình. Không 1 trình nào ảnh hưởng đến trình nào. Khi 1 phần mềm bị đứng, treo hay không trả lời, nó sẽ không ảnh hưởng đến toàn bộ máy như Win98. Để quản lý hết tất cả những phần mềm này 1 cách thuận tiện, RPC là

dịch vụ cần thiết sắp xếp phân vùng bộ nhớ phát cho từng ứng dụng. Nếu tắt nó sẽ gây ra lỗi hệ thống rất nghiêm trọng. Vì vậy bạn đừng làm điều đó).

  • Remote Registry Service (dịch vụ điều khiển các thiết lập của máy tính từ  xa).
  • Security Accounts Manager (Dịch vụ Lưu trữ những thông tin bảo mật cho tài khoản của người dùng tại chỗ).
  • Security Center (Theo dõi và quản lý những thiết lập và những cấu hình an toàn của hệ thống).
  • Server (Hỗ trợ file, máy in và tên dùng để chia sẻ thông tin qua mạng cho máy tính bạn đang sử dụng. Nếu bạn không dùng chung mạng với ai đó thì nên tắt nó đi).
  • Smart Card và Smart Card Helper (dịch vụ hỗ trợ thẻ nhớ).
  • Discovery (một thành phần của Universinal Plug and Play).
  • System Restore (Khôi phục hệ thống).
  • Task scheduler (lên lịch).
  • TCP/IP NetBIOS Helper (một dịch vụ hỗ trợ mạng nội bộ).
  • Telephony (dịch vụ hỗ trợ mạng quay số).
  • Telnet (Cho phép người dùng máy khác đăng nhập vào máy bạn và chạy các chương trình).
  • Uninterruptible Power Supply (hỗ trợ bộ lưu điện, bạn phải có UPS).
  • Universinal Plug and Play (Kiểm tra các thiết bị máy của người khác khi dùng chung mạng) nội bộ.
  • Webclient(dịch vụ này cho phép bạn duyệt qua "Network Places" , thực chất đó là mạng Internet. Nó cho phép các chương trình Windows tạo,

xâm nhập và thiết lập tập tin trên nền Internet).

  • Windows Audio (dịch vụ âm thanh của Windows).
  • Windows Image Acquisition (Dịch vụ hỗ trợ Webcam, máy Scan).
  • Windows Installer (Trợ giúp cho các trình cài đặt . Nhưng thực chất không phải lúc nào bạn cũng cài phần mềm vào máy mình liên tục. thiết lập nó ở chế độ Manual sẽ giảm tối thiểu dung lượng Ram bị chiếm).
  • Windows Management Instrumentation (Dịch vụ này cho phép sự giao tiếp các phần mềm có thể xâm nhập và dùng những tính năng trong Windows có thể diễn ra

trọn vẹn. Bản thân windows cũng dùng đến Windows Management Instrumentation, như những chương trình khác, bạn nên để nó hoạt động).

  • Windows Time (Dịch vụ đồng bộ hóa thời gian. Bạn phải kết nối Internet mới có hiệu lực).
    • Wireless Zero Configuration (dịch vụ mạng không dây).

 

Lượt xem : 1113 Người đăng : Hoàng Xuân Hạnh

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo